Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo điện dịp Lễ Quốc khánh 2/9 Bộ Công Thương ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điều tiết điện lực

Yêu cầu cấp thiết

Theo Bộ Công Thương, ngày 29 tháng 11 năm 2023, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 109/2023/QH15 về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, trong đó đối với lĩnh vực Công Thương có nội dung "Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam; ngăn chặn hiệu quả tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng".

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam
Bộ Công Thương dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam (Ảnh minh hoạ; Nguồn: Moit)

Triển khai nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”).

Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ có diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ gây thiệt hại cho lợi ích quốc gia mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã có những giải pháp hữu hiệu nhằm đấu tranh, phòng chống nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Cho tới nay, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự 3 do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.

Với hàng hóa sản xuất trong nước, bao gồm cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam".

Việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Thiếu quy định, doanh nghiệp vướng mắc ra sao?

Theo Bộ Công Thương, một số trường hợp điển hình doanh nghiệp gặp vướng mắc trong việc xác định xuất xứ hàng hóa lưu thông trong nước:

- Trường hợp 1: Công ty thực hiện lắp ráp một số mặt hàng điện tử với linh kiện nhập khẩu từ ngước ngoài và/ hoặc mua trong nước với tỷ lệ là 90%. Trong đó, đối với sản phẩm tivi, công ty thực hiện thiết kế sản phẩm, thiết kế bo mạch điện tử, hiệu chỉnh phần mềm, xây dựng ứng dụng cho sản phẩm, sau đó mua linh kiện từ nhà cung cấp hoặc nhập khẩu để lắp ráp tại Việt Nam. Với quy trình sản xuất như vậy, khi các sản phẩm được bán, tiêu thụ và bảo hành tại thị trường Việt Nam thì công ty cần ghi xuất xứ trên sản phẩm như thế nào?

- Trường hợp 2: Công ty thực hiện nhập khẩu màng lọc RO, là linh kiện trong sản phẩm máy lọc nước RO của công ty, từ Mỹ và tiến hành đóng gói, tạo sản phẩm hoàn chỉnh tại nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam có cấu thành như sau: Màng lọc RO nhập khẩu (86,3%), vỏ màng bọc nhập khẩu (12,2%), còn lại là chi phí sản xuất tại Việt Nam (nhân công, máy móc, đóng gói...). Với tỷ lệ cấu thành như trên của màng lọc RO thì công ty sẽ thông tin xuất xứ Mỹ hay Việt Nam trên bao bì và tem nhãn sản phẩm khi sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam?

- Trường hợp 3: Công ty sản xuất đồ chơi trẻ em để bán tại thị trường Việt Nam. Công đoạn cắt, may đầu tiên được thực hiện tại Trung Quốc, sau đó nhập khẩu về Việt Nam và nhà máy sản xuất tại Việt Nam thực hiện tiếp các công đoạn may, khâu, đính nhãn, nhồi bông, lộn bề mặt sản phẩm, khâu phần móc....

“Với những công đoạn thực hiện ở Việt Nam như vậy thì sản phẩm đồ chơi của công ty có thể được xác định và gắn nhãn “Made in Viet Nam” không? Nếu không đáp ứng để được gắn nhãn “Made in Viet Nam” thì công đoạn nào trong quy trình sản xuất bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam? Tỷ lệ giá trị nội địa của sản phẩm đạt trên 30% thì có được ghi nhãn “Made in Viet Nam” không?” – dự thảo Tờ trình nêu.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Trường hợp điển hình như vụ việc xảy ra vào cuối năm 2017, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện trong cửa hàng của hệ thống Khai Silk có việc giả mạo xuất xứ, cụ thể là hàng khăn lụa Trung Quốc thay thành mác “Made in Viet Nam”. Hay như Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo nhập khẩu các linh kiện điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp, sau đó đưa ra thị trường Việt Nam với nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình trạng hàng hóa nước ngoài chỉ trải qua công đoạn gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam nhưng cũng dán nhãn “Made in Viet Nam” rồi xuất khẩu đi nước thứ ba tiềm ẩn nguy cơ về gian lận xuất xứ. Mặc dù nhãn “Made in Viet Nam” không có giá trị thay thế cho chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhưng việc ghi nhãn như vậy có thể gây hiểu nhầm hoặc nhận biết sai về hàng hóa của Việt Nam, dẫn đến việc nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế hàng hóa của Việt Nam.

Xuất phát từ đây, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có.

“Việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là “Hàng hoá của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam” đối với hàng hóa lưu thông trong nước có thể dẫn đến xung đột giữa sản xuất và tiêu dùng khi cơ quan chức năng không có căn cứ phân xử. Việc ban hành văn bản “Sản xuất tại Việt Nam” giúp giải quyết vấn đề này, khiến môi trường kinh doanh minh bạch hơn, được quản lý tốt hơn và quyền lợi của người tiêu dùng cũng được đảm bảo hơn” – Dự thảo tờ trình nêu rõ.

Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có.

Hàng hoá như thế nào được coi là sản xuất tại Việt Nam?

Theo đó, Nghị định nhằm quy định hàng hóa được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khi đáp ứng một trong các tiêu chí như hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam, hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ toàn bộ nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam; hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa....

Nghị định quy định công đoạn gia công, chế biến đơn giản sẽ không được coi là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Việc xây dựng Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” hướng đến các mục đích: Hoàn thiện hệ thống pháp lý về ghi nhãn hàng hóa, giúp xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam một cách minh bạch, có căn cứ, phù hợp pháp luật hiện hành; xây dựng bộ tiêu chí để giúp các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước xác định được hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, làm cơ sở thực hiện cho một số hoạt động khác như thể hiện xuất xứ, nguồn gốc trên nhãn, bao bì hàng hóa, quảng cáo hàng hóa, xây dựng thương hiệu; thiết lập cơ chế ngăn ngừa, phòng chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng; Bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Xem dự thảo tờ trình tại đây.

Xem Báo cáo đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định, xem tại đây

Xem Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về xác định và ghi nhãn nước sản xuất hàng hóa, xem tại đây.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Ngày 13/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3293/QĐ-BCT về việc thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.
Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Tại buổi họp kế hoạch cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao xác định rõ các yêu cầu cho từng đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Các cơ sở giáo dục Bộ Công Thương cần đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế hướng tới đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Chiều 27/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về cơ chế giá điện hai thành phần với lãnh đạo các Cục, vụ liên quan cùng EVN, NSMO.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Trưa ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn vận hành công trình thuỷ điện.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và NSMO.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Sáng 6/9 tại trụ sở EVN, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 (bão YAGI) của EVN và NSMO.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 4/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì buổi làm việc với các đơn vị chức năng liên quan để tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nhiệt điện BOT Phú Mỹ.
Ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương

Ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ IV.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Thứ trưởng Phan Thị Thắng đồng chủ trì Hội nghị xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ

Bộ Công Thương chủ trì tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đông Nam Bộ với sự tham gia của 6 tỉnh thành.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: VLA cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh để phát triển ngành logistics Việt Nam bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: VLA cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh để phát triển ngành logistics Việt Nam bền vững

VLA cần đẩy mạnh chuyển đổi xanh, kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics quốc tế thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam bền vững.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động