Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Các cơ sở đào tạo phải tập trung xây dựng chiến lược phù hợp với xu thế của thời đại

Chất lượng đào tạo phải được thể hiện ở việc sinh viên ra trường có việc làm, làm việc đúng với chuyên môn đào tạo; nguồn nhân lực đào tạo phải hấp dẫn được thị trường lao động, nhà tuyển dụng cũng như đáp ứng được nhu cầu nhân lực của ngành Công Thương và xã hội chứ không phải chỉ dừng lại ở công suất tuyển sinh. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi làm việc trực tuyến của Bộ trưởng với các trường đại học thuộc Bộ, chiều ngày 18/5/2021.
Cung ứng nhân lực ngành công nghiệp: Cần sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Đào tạo và phát triển: Chìa khóa giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Các cơ sở đào tạo phải tập trung xây dựng chiến lược phù hợp với xu thế của thời đại
Buổi làm việc trực tuyến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với các trường đại học thuộc Bộ

Khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thế Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Công Thương – cho biết, khối các trường đại học của Bộ Công Thương có 9 cơ sở đào tạo, tại 6 tỉnh, thành phố. Hiện quy mô đào tạo của các trường chiếm khoảng 65% tổng quy mô đào tạo của tất cả các trường thuộc Bộ. Đồng thời, các trường đang thúc đẩy đa dạng hóa ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng vẫn giữ gìn, phát triển thương hiệu trên thị trường đào tạo đối với một số ngành kỹ thuật, như cơ khí, điện, điện tử. 5 trường đã hoàn thành việc thành lập Hội đồng trường, trình độ đội ngũ các cán bộ quản lý, giảng viên có sự cải thiện; các trường chủ động tiếp cận công nghệ 4.0 phục vụ quản lý, nâng cao nâng suất chất lượng lao động.

"Các cơ sở đào tạo đại học của Bộ xuất thân từ các trường dạy nghề công nhân ngành công nghiệp, trải qua bề dày xây dựng và phát triển, đến nay đã trở thành các trường đại học theo định hướng ứng dụng, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Công Thương và xã hội trong các lĩnh vực như cơ khí, hóa chất, điện, điện tử, tự động hóa, kinh doanh"- ông Hiếu cho hay.

Tuy nhiên, theo đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ, hiện một số trường quy mô đào tạo chưa ổn định, mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo. Việc tuyển sinh phụ thuộc vào thương hiệu, uy tín, chất lượng đào tạo, vị trí địa lý của cơ sở đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tuyển sinh. Việc thành lập hội đồng trường còn vướng mắc do chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về công tác này. Vẫn tồn tại tình trạng thừa giáo viên đối với những trường hoặc những ngành, nghề tuyển sinh thấp. Ngoài ra, hệ thống thiết bị dạy học của nhiều trường không theo kịp công nghệ thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà trường và doanh nghiệp chưa có sự gắn kết bền vững, có chiều sâu, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như hiệu quả đầu ra của sinh viên.

Bên cạnh đó, hiện các nguồn thu của các trường còn hạn hẹp, chưa đa dạng hóa, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và thu học phí. Các nguồn thu từ dịch vụ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ còn hạn chế. Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế chỉ sôi động ở các trường đại học lớn, thưa thớt ở các trường tỉnh xa do hạn chế về nhân lực, vật lực. Quy định về cho vay lại vốn vay ODA đối với trường còn chặt chẽ dẫn tới các trường ít nguồn thu và khó có khả năng trả nợ nên không thể tham gia dự án.

Các cơ sở đào tạo phải tập trung xây dựng chiến lược phù hợp với xu thế của thời đại
9 trường đại học tham gia buổi làm việc trực tuyến

Trong báo cáo với lãnh đạo Bộ về thực trạng hoạt động, đại diện các trường tập trung nêu cụ thể những vấn đề vướng mắc, khó khăn mà đơn vị đang gặp phải, như hạn về nguồn lực tài chính, nhất là đối với một số trường chưa thực hiện cơ chế tự chủ, nguồn thu có hạn nên gặp khó khăn trong cân đối thu chi, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy.

Đáng chú ý, các trường đã đề cập đến những vướng mắc tồn tại trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ. Theo đó, Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, sau năm 2017 Bộ có 5/9 trường đã thực hiện tự chủ toàn diện, 4 trường còn lại đang chủ động rà soát, củng cố các điều kiện đảm bảo thực hiện tự chủ theo quy định về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sau thời gian triển khai thực hiện thí điểm, hiệu quả mang lại đối với các đơn vị đào tạo là rất tích cực. Như Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã có sự phát triển mạnh mẽ trong giáo dục, đào tạo. Trong đó, theo Hiệu trưởng nhà trường Trần Đức Quý, tỷ lệ tuyển sinh của trường có những đột phá rất ấn tượng, đó là 5 năm trở lại đây là trường thu nhận 110-130 nghìn nguyện vọng, riêng năm 2020 có 137.000 nguyện vọng trong khi chỉ tiêu là 720 sinh viên. “Điều này cho thấy kết quả, chất lượng đầu ra, khả năng có việc làm, thăng tiến của sinh viên nhà trường. Hiện 98% sinh viên của trường có việc làm sau 6-8 tháng tốt nghiệp; 60-70% đúng chuyên môn; lương 9-15 triệu”- ông Quý nói.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế tự chủ khiến các đơn vị phải đối diện nhiều áp lực, cũng như các vướng mắc về triển khai cơ chế đã làm hạn chế hoạt động của trường. Theo Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trần Đức Quý, có những vấn đề từ chủ trương và thực tiễn rất khác biệt, gây khó khăn trong hoạt động, đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực – Trương Huy Hoàng cũng cho rằng, đang còn thiếu sự phân định rạch ròi giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm, có những quy định chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các văn bản pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị đào tạo.

Hiện các trường khá yên tâm thực hiện cơ chế tự chủ, đây chính là bước đà phát triển vững chắc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế, theo Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.Hồ Chí Minh – Nguyễn Xuân Hoàn, có những khó khăn chung và khó khăn riêng do đặc thù từng đơn vị. Vì vậy, các trường mong muốn được hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc giữa các luật; có hành lang pháp lý chi tiết để hướng dẫn cho các trường triển khai hoạt động. Đồng thời mở đường tự chủ toàn phần.

Trước các khó khăn, các trường đã đưa ra nhiều kiến nghị đến Bộ Công Thương cũng như các Bộ ngành khác nhằm tạo thuận lợi hơn cho công tác đào tạo. Trong đó, đề nghị Bộ Công Thương ban hành quy chế chính thức về việc thành lập hội đồng trường; đầu tư kinh phí, con người cho việc nâng cao năng lực hoạch định chính sách; thiết kế các chương trình phát triển nguồn nhân lực; dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu viêc làm và đào tạo; định hướng, tổ chức triển khai các mô hình mới cho các trường nâng cao chất lượng đào tạo, tuyển sinh,... từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đầu tư xây dựng hệ thống công cụ kết nối đơn vị sử dụng lao động với đơn vị đào tạo, kết nối tuyển dụng - tuyển sinh; đấy mạnh truyền thông trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tạo điều kiện thúc đẩy hiện đại hóa quản trị đại học tại các trường. xây dựng đơn giá đào tạo; áp dụng cách thức đấu thầu, đặt hàng.

Các cơ sở đào tạo phải tập trung xây dựng chiến lược phù hợp với xu thế của thời đại
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường

Nắm bắt những vướng mắc của các cơ sở đào tạo, đại diện các đơn vị chuyên môn của Bộ như Vụ Tài chính và đổi mới doanh nghiệp, Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học và Công nghệ cũng đã thông tin về những đề xuất tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính; cũng như các giải pháp, định hướng nâng cao chất lượng về nghiên cứu khoa học công nghệ của các trường, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Công Thương.

Cụ thể, Vụ Kế hoạch đã thông tin về một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết trong vấn đề đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Ông Nguyễn Hoàng Giang – Phó Vụ trưởng - cho hay, thực hiện Luật Đầu tư công, Vụ Kế hoạch đã rà soát, xây dựng phương án giao kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và đã đề xuất phương án giải quyết những tồn tại, khó khăn vướng mắc về trong kế hoạch đầu tư công, về điều kiện quyết định chủ trương đầu tư trong bối cạnh đã quá thời kỳ Chiến lược phát triển trường.

Đề cập về vấn đề tuyển sinh theo quy định các trường đại học không được tuyển sinh hệ cao đẳng từ năm 2020, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Anh Sơn - cho rằng, đến nay cơ sở pháp lý yêu cầu các trường đại học chưa rõ ràng, việc không được tiếp tục đào tạo hệ cao đẳng sẽ gây lãng phí lớn do không tận dụng được cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. "Vụ đã kiến nghị các cơ quan liên quan thống nhất ý kiến và có văn bản chỉ đạo trường thiện theo quy định pháp luật. Ngoài ra, Vụ cũng kiến nghị xây dựng quy định về cơ chế phân cấp cho các trường được thực hiện cho thuê, liên doanh, liên kết đối với trường hợp tài sản công có giá trị lớn"- ông Sơn thông tin.

Các cơ sở đào tạo phải tập trung xây dựng chiến lược phù hợp với xu thế của thời đại
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Anh Sơn

Đẩy mạnh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là chủ trương, định hướng của Bộ Công Thương đối với các đơn vị đào tạo.

Để thực hiện mục tiêu này, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - nêu rõ, nhiệm vụ đặt ra đối với Bộ đó là cần phải tăng cường xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo mở về đối tượng, mở về tài nguyên giáo dục, mở về phương pháp, mở về ý tưởng, mở về địa điểm, mở về công nghệ học tập; tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi; tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới quản trị đại học theo hướng tăng cường tự chủ và ứng dụng công nghệ số.

Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo; cũng như yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực ngày một lớn trong bối cảnh hội nhập và xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ trưởng yêu cầu, các đơn vị đào tạo, các trường phải tập trung xây dựng chiến lược phát triển của trường, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, khả năng đào tạo; khẩn trương kiện toàn cơ cấu hệ thống, từ thiết chế, ban giám hiệu; bảo đảm phát huy dân chủ, thực hiện quy định hiện hành; chủ động rà soát vụ việc nổi lên; đánh giá đúng tình hình; tập trung chỉ đạo dứt điểm các vấn đề nội bộ; thực hiện cho được các nguyên tắc của Đảng.

Đồng thời, Bộ trưởng - chỉ rõ, các đơn vị phải chú trọng đào tạo kiến thức nhưng cũng phải chú trọng đào tạo về phẩm chất, nhân cách cho người học; đổi mới công tác quản trị nhà trường trên cơ sở phát huy dân chủ của đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, cần phải phát huy dân chủ của các thiết chế trong nhà trường; tăng cường áp dụng công nghệ số, đầu tư cơ sở vât chất phục vụ giảng dạy, đào tạo trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư ngân sách nhà nước; phải lấy ngân sách nhà nước để dẫn dắt thu hút đầu tư từ các nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng, trang thiết bị giảng dạy của nhà trường. “Các trường phải tích cực mở rộng hợp tác trong và ngoài ngành, nhằm phát huy lợi thế trong đạo tào; tăng cường liên kết các cơ sở sử dụng lao động, cũng như đẩy mạnh liên kết giữa các đơn vị trong hệ thống đào tạo nhằm chia sẻ khó khăn, thuận lợi trong hoạt động"- Bộ trưởng yêu cầu.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng đề nghị và giao các đơn vị chuyên môn của Bộ căn cứ các kiến nghị của các trường để tập trung tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường theo đúng thẩm quyền; có hướng dẫn, tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ để sớm có hướng giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập, vướng mắc của các cơ sở đào tạo.

Hoa Quỳnh - Cấn Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Ngày 13/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3293/QĐ-BCT về việc thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Tại buổi họp kế hoạch cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao xác định rõ các yêu cầu cho từng đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Các cơ sở giáo dục Bộ Công Thương cần đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế hướng tới đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Chiều 27/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về cơ chế giá điện hai thành phần với lãnh đạo các Cục, vụ liên quan cùng EVN, NSMO.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Trưa ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn vận hành công trình thuỷ điện.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và NSMO.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Sáng 6/9 tại trụ sở EVN, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 (bão YAGI) của EVN và NSMO.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 4/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì buổi làm việc với các đơn vị chức năng liên quan để tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nhiệt điện BOT Phú Mỹ.
Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương

Ban hành Kế hoạch tổ chức đại hội thi đua yêu nước ngành Công Thương

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước ngành Công Thương lần thứ IV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động