Longform
19/11/2024 21:30
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

19/11/2024 21:30

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhậtPGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Đào tạo ra biết bao thế hệ y bác sĩ của nước nhà; cứu chữa và điều trị cho nhiều bệnh nhân vượt qua cơn bạo bệnh; hỗ trợ và giúp đỡ được biết bao mảnh đời éo le, khó khăn trong cộng đồng xã hội; đóng góp và chia sẻ rất nhiều ý kiến tham vấn qua các kỳ họp Quốc hội... Đó là những câu chuyện nhỏ khi nhắc tới một nhân tài lớn, điều mà chúng tôi muốn kể về người thầy đặc biệt nhân dịp 20/11 năm nay - PGS. BS Nguyễn Lân Hiếu.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu được biết là bác sĩ tim mạch nổi tiếng cùng với nhiều cống hiến rất to lớn cho nền Y học Việt Nam. Ông hiện nay giữ vị trí là Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, đồng thời đại biểu Quốc hội khóa XIV và khóa XV.

Trang Facebook của ông vốn có lượng người theo dõi “cực khủng” trên mạng xã hội, vậy nên thi thoảng bạn bè, đồng nghiệp, độc giả, bệnh nhân... lại có cơ hội đón đọc những bài viết ý nghĩa với nhiều nội dung khác nhau trên trang Facebook của ông. Những bài viết của ông có ngôn từ đều rất sắc sảo, xúc tích, những câu chuyện được ông kể lại hay cách vào đầu câu chuyện đều khiến người khác bị thu hút bởi cách kể chuyện dung dị nhưng được lập luận sắc bén khi kể về câu chuyện đời, chuyện nghề của mình.

Nhưng ấn tượng nhất với nhiều người có lẽ là những bức hình kèm theo những câu chuyện ngắn khi ông kể về những bệnh nhân của mình, những người ông đã từng gặp trong cuộc đời và từ chính sự gặp gỡ ấy đã đem lại cho họ một bước ngoặt lớn trong cuộc đời - được cứu sống.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Trên đây là số ít trong số những dòng chia sẻ ngắn gọn nhất đã được ông tranh thủ viết vội trong ngày để bộc bạch về những cảm xúc của mình sau khi nhận được “niềm vui như vậy”. Niềm vui ấy chính là mỗi khi một bệnh nhân nào đó bệnh tật có sự chuyển biến tích cực, họ được cứu thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

Đó còn là những chuyến từ thiện đến tận những thôn bản xa xôi của vùng núi, trao tận tay đồng bào nghèo những phần quà có ý nghĩa để hỗ trợ phần nào những khó khăn của họ. Hay những xuất ăn thiện nguyện được trao tặng cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; những chuyến thăm hỏi của đội ngũ y bác sĩ tới thăm khám cho người dân và bội đội tại quần đảo Trường Sa; hoặc một ngày đẹp trời được gặp lại bệnh nhân cũ của mình trong trạng thái khỏe mạnh, vui vẻ... với ông, đó chính là niềm hạnh phúc.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu không chỉ được biết đến là một thầy thuốc có đôi “bàn tay vàng” của ngành y học Việt Nam, ông còn được nhiều thế hệ sinh viên y khoa, nhiều thế hệ học trò ngành Y nhận xét là một con người tài năng, toàn tài, nhiệt tâm trong công việc và nhiệt huyết trong việc đào tạo thế hệ y bác sĩ cho đất nước. Nhiều thế hệ học trò do ông dạy dỗ, chỉ bảo đã có những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp y học đầy nhân văn, cao cả. Nhiều học trò của ông đã có những chỗ đứng quan trọng trong nhiều bệnh viện lớn nhỏ của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, thậm chí nhiều nước trên thế giới.

“Y học là môn khoa học bằng chứng, cập nhật kiến thức là nhiệm vụ cũng là niềm hạnh phúc của tất cả các nhân viên y tế còn hành nghề chăm sóc sức khoẻ người dân” - đây là một những những bài học và nội dung quan trọng mà người thầy Nguyễn Lân Hiếu luôn dạy bảo cho học trò của mình, thế hệ y bác sỹ, những người sẽ có trọng trách và nhiệm vụ cao cả là cứu chữa người bệnh.

Tuy nhiên với sự phát triển, nâng cao trong đời sống xã hội như hiện nay, việc giảng dạy và đào tạo cần có những thay đổi, cập nhật nội dung hay phương thức để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là ngành Y cũng khiến ông có nhiều trăn trở.

Ông chia sẻ: “Trước đây chúng ta có một việc là giảng dạy một cách truyền thống, cầm tay chỉ việc lên giảng đường. Tuy nhiên hiện nay với hệ thống công nghệ thông tin thì việc giảng dạy sẽ có một bước hoàn toàn khác. Các tài liệu hiện nay người ta không thiếu. Tất cả trước đây chúng tôi học còn phải đi tìm sách để mua sách, bây giờ thì trên mạng chúng ta có thể có mọi thông tin”.

Tuy nhiên, ông cho rằng, người thầy giáo phải hướng dẫn để cho các học viên học theo cách thế nào để thuận lợi nhất, hiệu quả nhất, và đặc biệt là đừng cho những thông tin không chính thống, hay cách học chộp giật, lợi dụng chỉ định điều trị để ảnh hưởng tới người bác sĩ trẻ sau này.

“Hiện nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chúng tôi đã triển khai hệ thống đào tạo Online gồm có như telehell - khám các bệnh về da với những buổi giảng bài thường xuyên vào thứ 6 hàng tuần và các buổi giảng trực tuyến với số lượng người tham dự như khóa hồi sức cấp cứu vừa rồi đến gần 2000 người tham dự để lấy CME (đào tạo y khoa liên tục). Như vậy, tôi nghĩ là trong thế hệ mới bây giờ việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.

Không chỉ trăn trở với vấn đề giảng dạy và đào tạo, là một giảng viên, cũng là người quản lý và điều hành các bác sĩ nội trú, ông từng có nhiều kiến nghị về thay đổi cho công tác đào tạo trong ngành y nói chung và bác sĩ nội trú nói riêng. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến chính sách dành cho những người làm trong ngành Y, đặc biệt là đãi ngộ và quyền hạn dành cho các bác sĩ nội trú.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, hiện nay bác sĩ nội trú hầu như các bệnh viện tự chi trả cho những tiền trực, tiền cho thêm cũng không đủ chi trả sinh hoạt và yên tâm học tập.

“Chúng tôi rất mong muốn có một khung pháp lý rõ ràng. Ví dụ như bác sĩ nội trú được quyền có lương, được quyền phẫu thuật, được quyền can thiệp, được quyền khám chữa bệnh như các bác sĩ ra trường khác, đỡ tránh cho các em bị thiệt thòi”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu trăn trở nói.

Đối với ông, việc dạy các thế hệ học trò vừa là “dạy làm người và dạy làm nghề”. Và khi đó, những người học trò ấy dù có đi đâu, ở đâu thì họ cũng sẽ nhớ, quay lại như những người bạn và những “món quà” họ đem lại sẽ theo chúng ta suốt cả cuộc đời.

“Theo tôi, nên hạn chế tối đa việc thăm viếng của các học trò còn chưa tốt nghiệp hoặc vẫn đang dưới sự hướng dẫn, chỉ huy của mình. Có chăng là cuộc liên hoan mà mọi người cùng đóng góp mà người góp nhiều nhất là “ông Thầy đáng kính".

Các thầy cô sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như dồn tâm huyết để học trò ấn tượng với mình và khi ấy chúng ta đã thực sự dạy người. Họ sẽ quay lại bên ta như những người bạn và món quà họ đem lại sẽ theo chúng ta suốt cả cuộc đời”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Nhắc đến PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, học trò, bạn bè và đồng nghiệp trong ngành không chỉ yêu quý và ngưỡng mộ bởi trí tuệ, tài năng và những đóng góp không nhỏ cho nền y học nước nhà, mà còn ở một tấm lòng đầy nhân văn, nhân ái của một thày thuốc luôn hết lòng hỗ trợ những hoàn cảnh bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nơi ông đang quản lý và đào tạo cũng là một trong những bệnh viên luôn quan tâm, trú trọng đến những quỹ nhân ái, nhằm hỗ trợ kịp thời nhiều hoàn cảnh bệnh nhân yếu thế trong cuộc sống khi điều trị tại đây, cần đến sự hỗ trợ khẩn cấp.

“Huyện, tỉnh nào quan tâm đến Y tế, Giáo dục chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của người dân và tất nhiên không có lý gì mà những bệnh viện trung ương như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội không nhiệt tình hỗ trợ”, ông chia sẻ.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Đúng là như vậy, nhiều người yêu mến và biết đến ông qua những hoạt động thiện nguyện cộng đồng với nhóm từ thiện mang tên “Chia sẻ yêu thương” mà ông làm chủ nhiệm trong gần 20 năm qua. Trong gần 20 năm từ khi nhóm ra mắt, không thể đếm kể được hết bao nhiêu chương trình, hoạt động thiện nguyện đã được nhóm “Chia sẻ yêu thương” do PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu cùng đồng nghiệp, bạn bè, học trò của mình tổ chức và hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn.

Hàng trăm nghìn hoàn cảnh kém may mắn đã được chia sẻ trong những chuyến thiện nguyện của nhóm đến nơi vùng xa, vùng khó khăn trên khắp các tỉnh, thành cả nước. Câu chuyện ấy đã, đang và vẫn như những liều thuốc tích cực trong cuộc sống, có sức lan tỏa mạnh mẽ đầy yêu thương, nhân ái và nhận được nhiều sự tin tưởng, chia sẻ của nhiều người.

Nhưng điều quan trọng nhất, qua mỗi chuyến đi ấy, bài học lớn nhất, ý nghĩa nhất mà người thầy Nguyễn Lân Hiếu vẫn mong muốn được trao gửi đến cho những đồng nghiệp, học trò của mình khi cùng song hành trực tiếp qua mỗi chuyến thiện nguyện đến với đồng bào khó khăn đó là: “Nghề y không đơn thuần chỉ với sứ mệnh cứu người, mà phải mang tấm lòng giúp người khi chúng ta có thể” hay “có ai đó đã từng nói rằng, làm từ thiện như muối bỏ bể. Nhưng thử hỏi rằng nếu thiếu đi những hạt muối bé nhỏ, mặn mòi, thì bể đời này sẽ nhạt nhẽo biết bao nhiêu…”.

Trong một bài báo ngắn ngủi, thật khó có thể để kể hết những câu chuyện về một con người, về một người thầy tài năng và đức độ, đã và luôn nhận được vô vàn sự yêu quý, kính trọng từ học trò, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và xã hội. Chắc chắn sẽ còn nhiều bài báo sẽ tiếp tục được viết để kể về những câu chuyện, cống hiến và đóng góp của PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu vì sự cống hiến của ông. Và có lẽ đối với ông, đó là cách ông được trả ơn cho thế gian này, bởi cuộc đời một con người ông đã may mắn đã sinh ra với những điều tốt đẹp mà ông vẫn đang gom góp và trải nghiệm ấy đã “nhào nặn”, hiện hữu hình ảnh một người thầy đáng kính trong trái tim của biết bao người - PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu.

Và chúng tôi tin rằng, “người thầy” - đó có lẽ là danh xưng mà ông trân trọng và tự hào nhất khi được nhắc về mình.

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Thanh Thảo

Ảnh: Quốc Chuyển

Đồ họa: Hồng Thịnh

Thanh Thảo - Hồng Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nâng cao kỹ năng kiểm soát viên

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nâng cao kỹ năng kiểm soát viên

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa tổ chức chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng của đội ngũ kiểm soát viên tại các công ty thành viên.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân, là đại học thứ 9 của Việt Nam.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập Công ty Đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập Công ty Đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện VinDT

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Cổ phần VinDT, cung cấp dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

Xem thêm

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Bài 2: Hiệu quả từ những mô hình, sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa ở Quảng Ninh

Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa “trên bờ và trên biển” đã mang lại cho Quảng Ninh một diện mạo mới: Xanh, sạch, đẹp.
Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, không rác thải nhựa bằng cách nào?

Để phát triển xanh, môi trường không rác thải nhựa, Quảng Ninh đã chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động.
|< < 1 2 3 4 > >|