Thứ bảy, 07/01/2023 - 17:46(GMT+7)

Xã hội hoá y tế và hợp tác quốc tế về y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam, những nǎm gần đây, cùng với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường...

Ở Việt Nam, những nǎm gần đây, cùng với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các cụm từ "xã hội hoá", "đa dạng hoá", "quốc tế hoá" được dùng khá phổ biến trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, trong đó có ngành y tế.

Hoạt động của ngành y tế, ở bất kỳ một quốc gia nào đều có mục tiêu chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người, từ lúc cất tiếng chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Từ xu thế của thế giới, từ tính chất hoạt động của ngành y tế, hiện nay vấn đề xã hội hoá, đa dạng hoá các hoạt động y tế và mở rộng hợp tác quốc tế về y tế trở nên tất yếu. Đương nhiên, xã hội hoá, đa dạng hoá và hợp tác quốc tế về y tế có liên quan với nhau.

Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta đã 30 nǎm nhưng di huấn về y tế như xã hội hoá, hợp tác quốc tế, v.v. đã được nhà chiến lược thiên tài Hồ Chí Minh, danh nhân vǎn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh luận giải một cách cơ bản. Những quan điểm đó của Hồ Chí Minh vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động đối với mỗi cán bộ, công nhân viên và toàn ngành y tế Việt Nam.

I. Về xã hội hoá các hoạt động y tế

1. Có thể hiểu xã hội hoá là việc xác định một cách đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người đối với sự phát triển của xã hội, là việc vận động mọi người, mọi lực lượng xã hội tích cực góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong ngành y tế, từ các đồng chí lãnh đạo Bộ đến các bác sĩ, nhân viên ở bệnh viện đều đã sử dụng cụm từ xã hội hoá y tế. Tuy vậy, xã hội hoá y tế là gì thì chưa phải mọi người đã thống nhất được với nhau. Một số người muốn đi thẳng vào vấn đề nên đã đặt ra câu hỏi: xã hội hoá y tế là thế nào? Câu trả lời của các tác giả là: "Xã hội hoá y tế hiểu theo nghĩa rộng, gồm phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất và phân phối thuốc, dịch vụ y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, nước sạch... Các vấn đề này gắn rất chặt với những vấn đề to lớn là trình độ dân trí và cách thức sản xuất, xoá đói giảm nghèo, mù chữ, nâng cao dân trí...".

Trong tờ trình Chính phủ về Đề án xã hội hoá các hoạt động ngành y tế, ngày 19-9-1998, Bộ Y tế đã nêu bốn quan điểm của xã hội hoá y tế là:

1. Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển, chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ và sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của nhân dân.

2. Đa dạng hoá các hình thức chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đa dạng hoá chính là mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động y tế, trong khuôn khổ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3. Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm nǎng về nhân lực, vật lực và trí lực trong xã hội cho công tác chǎm sóc sức khoẻ nhân dân.

4. Góp phần quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có lẽ chúng ta sẽ không tìm thấy trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh các cụm từ "xã hội hoá các hoạt động y tế" hoặc "xã hội hoá y tế". Điều đó không có nghĩa là Hồ Chí Minh không bàn gì về vấn đề này. Ngược lại, quan điểm xã hội hoá các hoạt động y tế của Hồ Chí Minh với những mục tiêu, nội dung nêu trên là nhất quán và rõ ràng. Cơ sở của nhận định này được xem xét ở các mặt sau:

Thứ nhất, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, cách mạng Việt Nam là của toàn thể quốc dân Việt Nam, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong nhận thức lý luận cũng như khi tiến hành cách mạng, Hồ Chí Minh luôn sử dụng phương pháp tổng hợp, bằng sức mạnh tổng hợp, với một lực lượng nòng cốt. Những nǎm kháng chiến chống xâm lược thì toàn dân kháng chiến, nhưng lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Xây dựng và phát triển nền vǎn hoá Việt Nam, theo Hồ Chí Minh "với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc" là sự nghiệp của toàn thể nhân dân, trong đó những người hoạt động trong ngành vǎn hoá, vǎn nghệ sĩ, trí thức giữ vai trò quan trọng nhất.

Sự nhất quán ấy cũng thể hiện rõ nét trong quan điểm của Hồ Chí Minh đối với việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Nǎm 1947, khi phát động nhân dân thực hiện đời sống mới, Hồ Chí Minh cho rằng nếu trong các khâu ǎn, mặc, ở, đi lại, làm việc, mỗi người và tất cả mọi người đều vệ sinh, sạch sẽ tức là đã làm được "một phần đời sống mới". Hồ Chí Minh đòi hỏi nhân dân, bộ đội, cơ quan, trường học, người giàu, người nghèo đều cần thực hiện đời sống mới. Người nhấn mạnh: "Càng giàu có càng cần làm đời sống mới". Hồ Chí Minh cǎn dặn cần: "Tǎng cường vệ sinh phòng bệnh,... chǎm nom sức khoẻ mình, sức khoẻ gia đình mình, sức khoẻ cơ quan mình". Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là công việc của toàn xã hội, trong đó ngành y tế, từ các giáo sư, bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý "là những chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi". Có thể khẳng định những điều trình bày trên đây thể hiện rất rõ quan điểm xã hội hoá các hoạt động y tế của Hồ Chí Minh, trong đó cũng theo Hồ Chí Minh, ngành y tế là lực lượng nòng cốt, lực lượng tiên phong.

Thứ hai, thống nhất giữa tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, giữa lời nói với việc làm là nét đặc sắc ở Hồ Chí Minh. Đối với Hồ Chí Minh, vấn đề xã hội hoá y tế không chỉ dừng lại ở quan điểm, tư tưởng mà thực tế cho thấy, Người đã bước đầu theo dõi, chỉ đạo những hoạt động theo hướng đó.

Nǎm 1947, khi đưa ra sáng kiến, chọn một ngày trong nǎm làm ngày Thương binh liệt sĩ, Hồ Chí Minh đã nghĩ cần "xã hội hoá" (theo cách gọi của chúng ta ngày nay) việc chǎm sóc, nuôi dưỡng thương binh. Trong kháng chiến, ngân sách nhà nước hết sức eo hẹp, Hồ Chí Minh đề nghị trừ các cụ già thượng thọ, các cháu bé sơ sinh, bộ đội ngoài mặt trận, đồng bào đau yếu, còn mỗi người vài ba tháng nhịn ǎn một bữa để giúp đỡ chiến sĩ bị thương. Về phần mình, Hồ Chí Minh đã "xung phong gửi chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ǎn của tôi". Trong cuộc vận động giúp đỡ thương binh, Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hành khẩu hiệu:

"Có tiền giúp tiền, có sức giúp sức

Đồng tâm hiệp lực, kháng chiến thành công".

Sáng kiến, lời kêu gọi và việc làm của Hồ Chí Minh được nhân dân cả nước nhiệt tình hưởng ứng. Phong trào toàn dân chǎm sóc, nuôi dưỡng thương binh được hình thành. Từ phong trào đó, nhân dân đã sáng tạo ra những hình thức mới. Một số nơi ở Thanh Hoá, Phú Thọ, nhân dân đón thương binh về làng, về xã giúp đỡ, gây dựng cơ sở để anh em yên tâm chữa bệnh, ổn định cuộc sống lâu dài. Hồ Chí Minh cho rằng: "Đó là việc rất tốt. Nó có thể phổ biến đến tỉnh khác, xã khác". Hồ Chí Minh nhắc nhở đối với nhân dân không nên cho đây là việc làm phúc mà coi đó như là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những người có công. Về phần anh em thương binh không nên "công thần", ỷ lại, phiền hà nhân dân, cần phải cố gắng vươn lên tự lực cánh sinh. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: đồng bào sẵn sàng giúp. Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm, thì anh em nhất định dần dần tự túc được. ở đây thể hiện rất rõ quan điểm Nhà nước, nhân dân và bản thân người bệnh cũng góp công, góp sức, lo toan việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Dù chưa thể trình bày tất cả, nhưng những phác thảo bước đầu nêu trên đủ cho thấy Hồ Chí Minh là người đặt cơ sở cho việc xã hội hoá các hoạt động y tế, chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ ở Việt Nam.

2. Hồ Chí Minh đã bàn và bước đầu chỉ đạo các hoạt động mang tính xã hội rộng rãi trong y tế. Tuy vậy, do những điều kiện chủ quan và khách quan, một thời gian dài, mọi chi phí y tế đều do Nhà nước đảm nhận. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế mới thì việc xã hội hoá các hoạt động y tế trở nên tất yếu. Tính tất yếu của xã hội hoá y tế còn bắt nguồn từ những chi phí cho khám chữa bệnh hiện nay cao hơn so với trước, do việc sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong khám chữa bệnh, trong sản xuất, bảo quản thuốc. Giá vật dụng hằng ngày, giá điện nước trong bệnh viện cũng đã tǎng. Trong điều kiện đó, Nhà nước không thể thanh toán tất cả những chi phí về y tế cho toàn xã hội. Điều cần nói thêm là trong xã hội hiện nay đã xuất hiện một bộ phận người có khả nǎng khám chữa bệnh và chǎm sóc sức khoẻ theo những yêu cầu riêng. Để đáp ứng đòi hỏi đó, việc xã hội hoá, đa dạng hoá các hoạt động y tế là một chủ trương đúng đắn. Xã hội hoá y tế, không loại trừ trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng trong việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ những người thuộc diện chính sách, người có công, người nghèo.

3. Để vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với khả nǎng của đất nước hiện nay, việc xã hội hoá y tế có thể và cần tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu nhất.

Trước hết, cần nâng cao chất lượng mạng lưới y tế cơ sở. Trong tổng số 10.327 xã, phường, thị trấn của cả nước hiện còn 345 xã chưa có trạm y tế, chiếm 6,75%. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, trạm y tế là một trong những hạng mục công trình được ưu tiên: điện, đường, trường, trạm. Hiện nay, còn trên 1.000 xã thiếu cán bộ y tế. Ngành y tế đặt mục tiêu đến nǎm 2.000, 40% số xã có bác sĩ. Trong số cán bộ y tế đang công tác tại xã, số chưa vào biên chế chiếm 58,6% và số chưa được hưởng bảo hiểm xã hội là 54,42%. Thực tế này cho thấy, việc xã hội hoá y tế còn gặp nhiều khó khǎn ngay từ cơ sở.

Y tế thôn bản, chân rết của y tế cơ sở cũng còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Trong khoảng 100.000 thôn bản, có 43.542 thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động chiếm 43% và mới có khoảng 43% nhân viên y tế thôn, bản được trả phụ cấp. Theo thông báo ngày 14-10-1998 của Vǎn phòng Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trả phụ cấp 40.000đ/người/tháng cho nhân viên y tế thôn, bản. Quyết định của Chính phủ khi đi vào cuộc sống sẽ tạo đà cho y tế cơ sở phát triển, thúc đẩy xã hội hoá y tế. Còn nhiều việc phải làm đối với y tế cơ sở, nhưng trước mắt cần tập trung vào cơ sở vật chất (trạm y tế), sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ và chính sách đãi ngộ cần thiết đối với đội ngũ này.

Công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ người nghèo thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành y tế và toàn xã hội. Số người thuộc diện đói nghèo ở nước ta hiện nay chiếm trên 15% dân số, được phân bố ở khắp các địa phương trong cả nước, chủ yếu tập trung ở nông thôn và miền núi. Người nghèo chủ yếu khám chữa bệnh tại cơ sở, do không đủ kinh phí đi các tuyến trên. Vì vậy, việc chǎm sóc sức khoẻ người nghèo cũng đòi hỏi phải củng cố, tǎng cường mạng lưới y tế cơ sở. Nếu như cả nước ta, hiện nay 80% dân số sống ở nông thôn, thì 80% số này không tham gia bảo hiểm y tế. Đây thực sự là một khó khǎn đối với công tác xã hội hoá y tế. Trên thực tế, đối với những bệnh nhân thực sự khó khǎn, không có khả nǎng chi trả viện phí ở mức thấp nhất, giám đốc các bệnh viện đã xem xét và miễn phí. Tuy vậy, cơ chế này không thể duy trì lâu dài, vì chính các bệnh viện cũng đang gặp nhiều khó khǎn về tài chính. Bảo đảm công bằng xã hội về chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người đòi hỏi phải quan tâm hơn đến người nghèo, tránh bao cấp tràn lan, huy động đúng mức sự đóng góp của cộng đồng, hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động khám chữa bệnh. Thực hiện đúng đắn, sáng tạo quyết định của Chính phủ khi sử dụng 120 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho khoảng 4.000.000 người nghèo nhất, chắc chắn sẽ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong khám, chữa bệnh ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi vì những người nghèo ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu tại các địa bàn trên.

Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, không chỉ ngành y tế mà các địa phương đều suy nghĩ, tìm kiếm giải pháp. Có địa phương như Hải Phòng đã trích một phần kinh phí từ quỹ xoá đói giảm nghèo mua bảo hiểm y tế cho người nghèo. Cách làm này phù hợp với quan điểm của Hội nghị về sáng kiến 20/20. Những người tham dự Hội nghị sáng kiến 20/20 nhất trí cho rằng tất cả mọi người, nhất là những người thuộc diện đói nghèo đều được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: giáo dục cơ sở, chǎm sóc sức khoẻ ban đầu, các chương trình dinh dưỡng, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Những người tham dự Hội nghị sáng kiến 20/20 có chung quan điểm: đầu tư cho các dịch vụ xã hội cơ bản là rất cần thiết đối với công tác xoá đói giảm nghèo, chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ những người thuộc diện đói nghèo1 . Điều cần lưu ý là trong bốn nội dung thuộc dịch vụ xã hội cơ bản thì ba nội dung liên quan trực tiếp đến ngành y tế.

Muốn xã hội hoá y tế, đòi hỏi phải tạo mọi điều kiện để quần chúng nhân dân tham gia rộng rãi các hoạt động y học dự phòng. Cần tìm ra các hình thức phối kết hợp, lồng ghép giữa chǎm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường với các hoạt động khác như xây dựng gia đình vǎn hoá mới ở khu dân cư. Trong điều kiện hiện nay, gắn xây dựng phát triển nền vǎn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với rèn luyện sức khoẻ, bài trừ hủ tục có hại cho sức khoẻ, việc ngành y tế lồng ghép phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường với tuyên truyền về dinh dưỡng, nuôi con bằng sữa mẹ... được coi là những việc làm thiết thực vì mục tiêu xã hội hoá các hoạt động y tế.

Một nội dung quan trọng của xã hội hoá y tế là đa dạng hoá các dịch vụ khám chữa bệnh.

Trên đất nước ta những nǎm gần đây, bên cạnh hệ thống y tế nhà nước, đã xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ y tế khác khá phong phú: chǎm sóc sức khoẻ tại nhà, phòng khám tư nhân, bệnh viện liên doanh, các nhà thuốc tư nhân phát triển từ thành thị đến tận các xã. Việc Nhà nước ban hành Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy đa dạng hoá các hoạt động y tế. Thực tế cho thấy việc đa dạng hoá các hoạt động chǎm sóc sức khoẻ có những mặt tích cực: công dân có nhiều cơ hội lựa chọn các hình thức khám, chữa bệnh; giảm sự quá tải tại các cơ sở y tế công lập, thông qua lao động chuyên môn, nghề nghiệp, các cán bộ ngành y có thêm nguồn thu nhập chính đáng, hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều tiêu cực đã xuất hiện từ quá trình đa dạng hoá các hoạt động y tế, đòi hỏi ngành y tế và xã hội phải lưu tâm giải quyết. Đa dạng hoá các hoạt động y tế có nghĩa là chúng ta không chỉ dừng lại ở lĩnh vực khám, chữa bệnh mà cần mở rộng sang các lĩnh vực khác như y học dự phòng, đào tạo cán bộ, trang thiết bị y tế, liên doanh liên kết không chỉ với trong nước mà cả với nước ngoài. Như vậy, xã hội hoá, đa dạng hoá liên quan chặt chẽ với hợp tác quốc tế.

II. Hợp tác quốc tế về y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm về cách mạng Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đối ngoại. Vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được Đảng ta khẳng định: "Ngay từ khi ra đời và trong nhiều nǎm sau, ngành ngoại giao có vinh dự lớn được Bác Hồ trực tiếp chỉ đạo và dày công xây dựng. Người là lãnh tụ tối cao của Đảng và của dân tộc, đồng thời cũng là nhà ngoại giao kiệt xuất, để lại cho chúng ta tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh với những mẫu mực sáng ngời, mãi mãi soi sáng hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta".

Là danh nhân vǎn hoá kiệt xuất, Hồ Chí Minh nhận rõ ý nghĩa của việc mở rộng quan hệ quốc tế đối với tiến bộ và vǎn minh nhân loại, ngay từ khi tìm đường cứu nước, ngay từ khi chưa trở thành người cộng sản, cách đây 80 nǎm, nǎm 1919, Hồ Chí Minh đã viết: "Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế; và vǎn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tǎng cường".

Với tư tưởng nhất quán, xuyên suốt đó, với sự gắn bó chặt chẽ giữa lời nói và việc làm, tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh là người mở cửa Việt Nam ra thế giới, người thiết lập mối quan hệ quốc tế của Việt Nam trên những cơ sở mới. Chính các mối quan hệ quốc tế do Hồ Chí Minh thiết lập, vun đắp đã trở thành một nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nǎm 1965, Hồ Chí Minh vạch rõ: nhân dân ta giành được thắng lợi vĩ đại là vì Đảng có đường lối đúng đắn, sáng tạo, toàn dân tin theo Đảng, đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất; sự nghiệp của dân tộc Việt Nam luôn luôn được nhân dân thế giới đồng tình, ủng hộ. Hồ Chí Minh kết luận: "Đó là ba bài học lớn mà mỗi cán bộ và đảng viên ta cần ghi sâu vào lòng và phát huy thêm mãi".

1. Ngày nay, tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc nói chung, trong từng ngành kinh tế, vǎn hoá - xã hội, ở mỗi nước nói riêng, gắn bó chặt chẽ với những nhân tố quốc tế, nhân tố thời đại. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế trở thành một bài học lớn của cách mạng Việt Nam. Đại hội VIII (1996) Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết 10 nǎm đổi mới (1986-1996) đã rút ra một số bài học chủ yếu, trong đó bài học thứ 5 là: "Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại". Vǎn kiện Đại hội VIII viết: "Công cuộc đổi mới của nhân dân ta ngày nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước. Đi đôi với phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường, động viên mọi nguồn lực bên trong, cần khai thác tốt những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước vì hoà bình, độc lập và phát triển, tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước".

Từ những vấn đề mang tính nguyên tắc nêu trên, trong quá trình đổi mới, các ngành, các địa phương, trong đó có ngành y tế, cần nghiên cứu, quán triệt, vận dụng "tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh", quan điểm, đường lối của Đảng cho phù hợp với hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của ngành mình, địa phương mình.

Khi sự giao lưu, liên kết của con người và các quốc gia ngày càng mở rộng, tǎng cường trên tất cả các lĩnh vực thì việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ con người cũng ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự phối, kết hợp trên phạm vi quốc tế, mang tính quốc tế.

Đối với Việt Nam, hiện nay, việc hợp tác quốc tế về y tế trở nên tất yếu và cấp thiết do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, dưới sự tác động của rất nhiều nguyên nhân, cộng đồng quốc tế hiện đang đứng trước một số vấn đề có tính toàn cầu, đe doạ sự sống còn của nhân loại. Đó là sự ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, nạn buôn bán, nghiện hút ma tuý... Đó là việc phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là HIV/AIDS. Những vấn đề nêu trên đã và đang trở thành sự quan tâm, lo lắng của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, trước hết là ngành y tế Việt Nam.

Trước những vấn đề toàn cầu, không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được. Sự sống còn của cả cộng đồng đang đòi hỏi sự hợp tác quốc tế rộng lớn, trong đó ngành y tế có vai trò rất quan trọng. Trong những nǎm qua, sự hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên "đại dịch thế kỷ" và một số bệnh hiểm nghèo khác vẫn chưa được ngǎn chặn, thậm chí còn có chiều hướng gia tǎng ở Việt Nam. Thực tế này càng đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh mở rộng hợp tác quốc tế về y tế. Vǎn kiện Đại hội VIII của Đảng đòi hỏi Việt Nam "cần tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu". Quan điểm này phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh thời, Người luôn yêu cầu chúng ta, không chỉ biết nhận sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế mà còn phải chủ động đóng góp sức mình vào cuộc đấu tranh chung vì một thế giới vǎn minh, tiến bộ.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho thấy, nước ta luôn là đối tượng và mục tiêu tiến công của các thế lực xâm lược. Cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù và chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam để lại cho đất nước nói chung, ngành y tế nói riêng những hậu quả rất nặng nề. Trong các tác phẩm, bài viết, bài nói của mình và trong hoạt động thực tế, Hồ Chí Minh đều rất chú trọng vấn đề này. Bản Di chúc viết tháng 5-1968 của Hồ Chí Minh có đoạn: một công việc mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải ra sức làm là hàn gắn những vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây nên trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man ở Việt Nam. Người chỉ ra một cách cụ thể: Đảng, Chính phủ và nhân dân cần quan tâm giúp đỡ những cán bộ, chiến sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong đã hy sinh một phần xương máu cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giúp đỡ thiết thực cha mẹ, vợ con của thương binh, liệt sĩ. Việc hàn gắn các vết thương chiến tranh, việc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh đều đòi hỏi, phải "phát triển công tác vệ sinh, y tế".

Cho đến nay, tuy đất nước ta đã có hoà bình, thống nhất hơn hai mươi nǎm, nhưng ngành y tế và cả xã hội vẫn đang phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề do chiến tranh để lại. Đáng chú ý là việc Mỹ sử dụng chất độc hoá học trong chiến tranh xâm lược với Việt Nam, đã làm cho môi trường và con người ở nước ta bị tổn thất to lớn, lâu dài. Có thể nói, hiện nay, chúng ta vẫn chưa có được những số liệu chính xác, đầy đủ về vấn đề này. Những người bị nhiễm chất độc hoá học màu da cam và các thế hệ con cháu họ sẽ tồn tại trên đất nước Việt Nam nhiều chục nǎm nữa. Vì vậy Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VII), tháng 1-1993, Nghị quyết Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đều chỉ rõ, trên đất nước ta "những di chứng chiến tranh còn lớn" và nhấn mạnh nhiệm vụ của ngành y tế là "khắc phục hậu quả chiến tranh trên lĩnh vực sức khoẻ".

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới, ngay tại nước Mỹ cũng phê phán việc Mỹ sử dụng chất độc màu da cam ở Việt Nam và đang tìm cách khắc phục. Tại Mỹ, có ý kiến cho rằng, những cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam và cả con cháu của họ đã và đang chết vì nhiễm chất độc hoá học. Ngày 19-6-1997, trong cuộc điều trần công khai tại Viện Y học quốc gia Hoa Kỳ, đại diện Hội cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam cho rằng, để có câu trả lời đúng đắn, cần hợp tác nghiên cứu với Việt Nam. Theo đại diện của hội thì vấn đề POW-MIA chỉ là vấn đề nhân đạo cho khoảng 2.000 gia đình Mỹ, còn vấn đề chất độc da cam lại là vấn đề nhân đạo cho ba triệu gia đình. Vì vậy, Chính phủ Mỹ phải quan tâm giải quyết.

Những cựu chiến binh Hàn Quốc tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam đã thành lập "Hội nạn nhân chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh Việt Nam ở Hàn Quốc". Hội này và những người ủng hộ họ đã đấu tranh buộc Chính phủ Hàn Quốc thông qua "Luật về chất da cam" từ tháng 2-1993. Các cựu chiến binh Hàn Quốc, Mỹ kiên trì cuộc đấu tranh đòi Chính phủ Mỹ và các Công ty hoá chất đã cung cấp chất độc để Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những hậu quả do họ gây ra. Hội cũng kêu gọi có sự hợp tác rộng rãi để trao đổi thông tin, xúc tiến các công trình nghiên cứu và phối hợp đấu tranh. Các luật gia Mỹ đang vận động có sự hợp tác giữa Hội cựu chiến binh Mỹ, Hàn Quốc... các nước có quân tham chiến tại Việt Nam và nhất là Việt Nam tham gia vào cuộc đấu tranh này.

Đáng chú ý là tháng 2-1999, 42 nghị sĩ Anh đã ký tên vào một bản kiến nghị lên án việc Mỹ sử dụng 72 triệu lít chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam, làm cho hơn hai triệu người mắc những bệnh trầm trọng. Các nghị sĩ kêu gọi Chính phủ Anh phải gây sức ép với Chính phủ Mỹ để buộc họ bồi thường cho những nạn nhân.

Những sự kiện trên và thực tế cho thấy đây là một lĩnh vực mà ngành y tế có thể tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế rộng rãi. Làm tốt việc này, không chỉ có tác dụng khắc phục hậu quả chiến tranh trên lĩnh vực sức khoẻ, mà còn tạo nên sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Xét về mặt thu nhập quốc dân tính theo đầu người, đến nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Điều này có nghĩa là đầu tư của Nhà nước cho ngành y tế còn nhiều hạn chế. Trong những nǎm qua, ngành y tế đã được Nhà nước chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn rất thấp. Nhà nước đầu tư cho y tế bình quân từ ba đến bốn USD/nǎm/người. Ngân sách chi cho y tế chiếm 3 - 4% ngân sách nhà nước. Nếu tính tỷ lệ đầu tư cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước nǎm 1995 chỉ chiếm 3,09%, nǎm 1997 chiếm 3,8%. Ngành y tế mong muốn tỷ lệ trên đạt 5% vào nǎm 2.000 và 8% vào nǎm 2.020. Có một thực tế là so với các nước trong khu vực, Việt Nam là nước có mức chi ngân sách cho y tế vào loại thấp nhất, thấp hơn Trung Quốc 3,5 lần, Inđônêxia 5,4 lần, Thái Lan 16,5 lần.

Tình trạng nghèo đói là một nguyên nhân phát sinh bệnh tật, suy dinh dưỡng. Nhưng chính vì nghèo đói mà khi ốm đau, việc chữa bệnh gặp rất nhiều khó khǎn. Mong muốn của Hồ Chí Minh: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân...ốm đau có thuốc", đang đòi hỏi ngành y tế cần có những chủ trương, giải pháp kết hợp nhuần nhuyễn nội lực với ngoại lực, dân tộc và quốc tế.

Điều cần khẳng định là trong khi đầu tư của Nhà nước cho y tế còn rất thấp, nhưng ngành đã biết kết hợp đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, nâng cấp các trang thiết bị hiện đại, chủ yếu ở tuyến trung ương và tỉnh. Trong khi đó, y tế cơ sở vẫn là khâu yếu kém hiện nay, vẫn còn "xã trắng" về y tế. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm cho y tế cơ sở xuống cấp nhanh chóng. ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, y tế cơ sở càng khó khǎn hơn. Nghị quyết Trung ương lần thứ tư (khoá VII) nhấn mạnh: "Củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ cấp bách hiện nay". Vì nước ta, 80% dân số vẫn sống ở nông thôn, số người nghèo đói cũng tập trung chủ yếu ở nông thôn.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ở Việt Nam nói đến nhân dân trước hết là nói đến nông dân. Hồ Chí Minh thường xuyên thể hiện sự quan tâm đến nông dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trước lúc đi xa, Người còn dặn lại "đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân, đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của, góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khǎn, gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một nǎm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất". Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, những nǎm gần đây, ngành y tế đã chú ý nhiều hơn tới việc khám chữa bệnh của người nghèo, đến y tế cơ sở. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi những khoản kinh phí lớn. Vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của những người nông dân vốn đã nghèo khó không đủ để giải quyết được vấn đề. Ngoài việc đẩy mạnh những hoạt động nhân đạo, từ thiện hướng về người nghèo, về cơ sở, Bộ Y tế lập dự án vay vốn của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng châu á phục vụ hai chương trình chữa bệnh cho người nghèo và xây dựng y tế ở nông thôn. Đây là những chương trình, việc làm thiết thực rất có ý nghĩa về chính trị - xã hội, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cần nói thêm rằng những nǎm gần đây, bên cạnh việc khắc phục hậu quả chiến tranh trên lĩnh vực sức khoẻ, thiên tai nặng nề, liên tiếp diễn ra trên diện rộng, đang đặt ra cho ngành y tế nước ta nhiều vấn đề phải quan tâm, giải quyết. Khó khǎn của đồng bào vùng lũ lụt được khắc phục một phần bởi sau những trận thiên tai lớn, chúng ta đều được cộng đồng quốc tế giúp đỡ về y tế thuốc men và những vật dụng khác. Cơ quan y tế cần phối hợp chặt chẽ với Hội chữ thập đỏ tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với đồng bào vùng bị nạn. Hướng hoạt động này là thường xuyên, lâu dài.

2. Hiện nay, quan hệ quốc tế về y tế có hai lĩnh vực cần được chú trọng và có nhiều khả nǎng mở rộng hợp tác, đó là công nghiệp dược và trang thiết bị y tế. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư (khoá VII) viết: tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dược và trang thiết bị y tế.

Trong cuộc đời mỗi con người, không thể tránh khỏi việc dùng thuốc để chữa trị một bệnh nào đó. Việc dùng thuốc chữa bệnh liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng con người. Vì vậy, tất cả mọi người, đều quan tâm tới thuốc chữa bệnh và việc sản xuất, kinh doanh của ngành dược.

Nhiệm vụ của ngành dược trong thời gian tới, được xác định tại Nghị quyết 37/CP của Chính phủ là: phải cung cấp đủ thuốc có chất lượng, đặc biệt loại thuốc thiết yếu, thuốc chuyên khoa, thuốc cho trẻ em; phát triển công nghiệp dược, bảo đảm cung cấp 70% nhu cầu thuốc, phát huy, thừa kế có chọn lọc thuốc y học cổ truyền, phát triển hoàn thiện, hiện đại hoá ngành công nghiệp dược Việt Nam và mạng lưới cung ứng thuốc. Để hoàn thành nhiệm vụ trên, ngành dược cần phát huy cao độ ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.

Về mặt lịch sử, từ thập kỷ 80 trở về trước, nguồn thuốc bên ngoài cung cấp cho Việt Nam chủ yếu nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa theo nghị định thư. Từ nǎm 1990, khi các nguồn nhập nói trên không còn cũng là lúc Nhà nước Việt Nam cho phép các công ty dược nước ngoài được kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam. Tính đến tháng 4-1998, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, thuộc ngành dược, có 20 dự án liên doanh, tám dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đầu tư 181,9 triệu USD.

Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế cũng được thể hiện ở ngành dược. Tính đến đầu nǎm 1998, ở nước ta có 35 công ty, xí nghiệp dược được phép xuất nhập khẩu trực tiếp, trong đó có những xí nghiệp chỉ được nhập khẩu nguyên liệu, phục vụ sản xuất của chính đơn vị mình.

Thông qua hợp tác, đầu tư, một số xí nghiệp dược đã cải tạo, xây dựng lại, đầu tư thiết bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực. Tính đến giữa nǎm 1998, cả nước có ba xí nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của khối ASEAN, trong đó có một xí nghiệp, thuộc Công ty dược tỉnh Đồng Tháp với 100% vốn trong nước.

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính mở đầu từ Thái Lan, tháng 11-1997 gây cho ngành y tế và việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam những khó khǎn mới. Ngân sách chi cho y tế ở những nước này vốn đã ít nay lại bị cắt giảm. Hậu quả là người nghèo, người ốm, trẻ suy dinh dưỡng tǎng lên. Việc phá giá đồng tiền so với đôla Mỹ, khiến cho các nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế, đặc biệt là công nghiệp dược nhiều nước ASEAN lao đao. Các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN nhận thức được điều đó và đã hợp tác với nhau để khắc phục. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ sáu, ngày 16-12-1998 đã ra tuyên bố Hà Nội 1998. Phần y tế - xã hội tuyên bố viết: "Chúng tôi công nhận rằng khủng hoảng kinh tế còn có khía cạnh xã hội, tầng lớp dân nghèo và dễ bị tổn thương của xã hội bị tác động lớn nhất. Chúng tôi sẽ cố bảo đảm rằng những nỗ lực nhằm bảo vệ lợi ích của tầng lớp dân nghèo sẽ là một bộ phận không thể thiếu được của những nội lực, của những cải cách của chúng tôi. Chúng tôi bảo đảm rằng nhân dân chúng tôi sẽ được chữa bệnh và có được thuốc men thiết yếu. Chúng tôi sẽ tǎng cường hợp tác trong việc kiểm soát và phòng chống các bệnh truyền nhiễm, kể cả HIV/AIDS.

Sự có mặt các loại công ty, xí nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh cùng sản xuất, xuất, nhập khẩu dược phẩm, cho thấy tính đa dạng, phong phú của dược phẩm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, từ quá trình đầu tư hợp tác quốc tế của ngành dược, chúng ta thấy để phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, còn có những vấn đề cần phải làm tốt hơn. Theo Hồ Chí Minh, những hoạt động quốc tế chỉ đưa lại kết quả mong muốn khi chúng ta có một thực lực, tổ chức tốt lực lượng của mình. Hồ Chí Minh cho rằng cần coi sự hợp tác, giúp đỡ quốc tế như là "có thêm điều kiện để tự lực cánh sinh". Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Các nước lo phần các nước ấy, chúng ta phải lo phần chúng ta; chúng ta lo tìm bạn bè, nhưng trước hết chúng ta phải tổ chức lực lượng của chính mình". Điều Hồ Chí Minh cǎn dặn chúng ta cách đây hơn 50 nǎm, nǎm 1945, đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự, soi sáng các hoạt động quốc tế, trong đó có ngành y tế.

Trong hoạt động xuất, nhập khẩu dược phẩm hiện nay, thị phần xuất khẩu của Việt Nam quá hẹp, kim ngạch xuất khẩu chỉ chiếm 4% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu. Trên đất nước ta có 253 công ty của gần 30 nước, có vǎn phòng đại diện và lưu hành nǎm nghìn loại thuốc, trong đó hơn 3.700 loại có giấy phép. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 20%, nhập từ nước ngoài 80% với trị giá gần 350 triệu USD. Trong các mặt hàng dược nhập vào Việt Nam có cả những mặt hàng trong nước đã sản xuất được, một số bị nhái nhãn hiệu, một số loại kém chất lượng đã bị Bộ Y tế cấm lưu hành. Từ những số liệu trên đây, có người nhận xét rằng: "Nước ta đang là thị trường tiêu thụ tân dược vào loại lớn nhất thế giới". Tình trạng đó làm cho các xí nghiệp dược phẩm trong nước lao đao. Vấn đề đặt ra là cần quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu dược phẩm, chỉ nhập những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được.

Trước kia, cha ông ta rất coi trọng việc phát triển các loại thuốc nam có nguồn gốc từ thiên nhiên nhiệt đới phong phú, đa dạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, bài nói về sự cần thiết phải kết hợp Đông - Tây y trong phòng bệnh và chữa bệnh. Trong cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã nhiều lần sử dụng những dược liệu có sẵn trong thiên nhiên và các bài thuốc được nhân dân tổng kết để chữa bệnh cho mình và cho người khác. Hồ Chí Minh thấm nhuần và coi trọng áp dụng trong thực tế phương châm Nam y trị Nam nhân. Hồ Chí Minh yêu cầu xây dựng một nền y học của ta mà một tính chất của nền y học đó là tính dân tộc. Thực tế thị trường dược cho thấy thuốc ngoại tràn ngập, trong khi các loại dược liệu trong nước, thuốc dân tộc phát triển rất khó khǎn. Ngành dược cần chú trọng phát huy nội lực hơn nữa. Hiện nay, hơn lúc nào hết, ngành dược cần quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh: "Cũng như trong thời kỳ kháng chiến, phương châm của ta hiện nay là tự lực cánh sinh là chính...Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả nǎng của ta".

Là một trong số những nước nghèo nhất thế giới, tuy chúng ta có bề dày lịch sử, có những kinh nghiệm quý trong phòng bệnh và chữa bệnh, nhưng về mặt trang thiết bị kỹ thuật của ngành y, nhìn chung Việt Nam còn rất lạc hậu. So với các nước phát triển về trang thiết bị y tế, trên một số lĩnh vực, ở một số bệnh viện Việt Nam tụt hậu tới nửa thế kỷ.

Theo Hồ Chí Minh, nền y học Việt Nam là sự gắn bó chặt chẽ giữa ba yếu tố khoa học, dân tộc, đại chúng. Bên cạnh tính dân tộc, tính đại chúng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng tính khoa học của y học. Bản thân y học là khoa học. Việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ con người đòi hỏi y học nước nhà cần có những trang thiết bị hiện đại nhất.

Cần nhận thức một cách đầy đủ vai trò của các trang thiết bị hiện đại đối với việc chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Trang thiết bị hiện đại giúp cho các chuyên gia y tế phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác, tǎng hiệu quả trong công tác điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân, hạn chế việc sử dụng thuốc... Trong nhiều trường hợp việc phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác đồng nghĩa với việc cứu sống người bệnh.

Trong điều kiện xuất phát điểm về kinh tế kỹ thuật thấp, chúng ta không thể có được các trang thiết bị y tế hiện đại, nếu không thông qua đầu tư và hợp tác quốc tế. Theo hướng này, những nǎm gần đây, ngành y tế đã có kế hoạch từng bước thay thế những trang thiết bị từ thập kỷ 50, 60 bằng những thiết bị hiện đại. Đó là máy cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp mạch hai bình diện, máy gia tốc tuyến tính, máy phá sỏi ngoài cơ thể, máy X quang cao tần... Những thiết bị trên trị giá từ hàng trǎm nghìn đến hàng triệu USD. Đối với chúng ta, việc mua sắm những thiết bị ấy phải tính toán, sao cho sát nhu cầu, sử dụng hết công suất, mua những máy thật cần thiết. Sau khi đã tính toán chặt chẽ, sát thực, thì vì sự sống còn của nhân dân, chúng ta không thể lấy lý do đất nước còn nghèo phải tiết kiệm để không làm. Hồ Chí Minh cho rằng trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, cứu sống tính mạng nhân dân là điều quan trọng nhất, Hồ Chí Minh viết: "tiết kiệm không phải là bủn xỉn.

Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.

Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm".

Những trang thiết bị y tế hiện đại, có trong một số bệnh viện tuyến trung ương và tỉnh hiện nay không chỉ tạo nên bộ mặt mới ở các bệnh viện đó mà còn góp phần quan trọng vào những tiến bộ, phát triển của y học nước nhà. Giáo sư Phạm Gia Khải, Viện trưởng Viện tim mạch nêu nhận xét: "Việc có máy chụp mạch hai bình diện là bước ngoặt về sự phát triển của ngành tim mạch nước ta" .

Hiện nay chúng ta chưa đủ sức trang bị cho tất cả các bệnh viện, ở tất cả các tuyến những thiết bị y tế cần thiết. Do đó, trước mắt cần tập trung cho tuyến trung ương và tỉnh, đặc biệt tập trung "xây dựng hai trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh" như Nghị quyết Đại hội VIII đã chỉ rõ. Điều này không có nghĩa là chúng ta xem nhẹ tuyến xã và huyện. Nghị quyết Đại hội VIII viết: "Tǎng chi ngân sách và huy động nhiều nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở y tế. Đến nǎm 2.000, tất cả các xã trong nước đều có trạm y tế, 40% trạm có bác sĩ, tất cả các trạm có y sĩ sản, nhi hoặc nữ hộ sinh, các thôn có y tá. Tất cả các huyện đều có trung tâm y tế, đủ sức làm nhiệm vụ của tuyến hỗ trợ thứ nhất". Nâng cao chất lượng hoạt động y tế tuyến xã và huyện có tác dụng nhiều mặt: giải quyết kịp thời việc chǎm sóc sức khoẻ ban đầu, đỡ tốn kém tiền của, công sức của nhân dân, giảm tình trạng vượt cấp, "quá tải" ở tuyến trên, nhất là tuyến trung ương. Việc làm này rất phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh thời, Người thường nhắc nhở cán bộ Đảng, Nhà nước, cán bộ y tế cần quan tâm tới sức khoẻ nhân dân ở nông thôn, vùng núi, những người nghèo.

Hiện nay, việc liên doanh, liên kết với nước ngoài, không chỉ diễn ra đối với các xí nghiệp dược, xí nghiệp trang thiết bị y tế mà còn mở rộng đến các bệnh viện. Từ tháng 10-1997 Bệnh viện quốc tế Hà Nội - Bệnh viện được xây dựng bằng vốn liên doanh giữa công ty IMC của Ôxtrâylia và bệnh viện Bạch Mai, đã chính thức đi vào hoạt động. Với nguồn vốn gần tám triệu USD, trong đó gần ba triệu USD cho trang thiết bị, bệnh viện có nhiều máy hiện đại đủ điều kiện phục vụ khám, chữa bệnh cho mọi đối tượng người Việt Nam và người nước ngoài ở Việt Nam. Theo hướng này, hiện nay ngành y tế đang nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Bạch Mai với sự hợp tác, giúp đỡ của Nhật Bản.

Cũng như các ngành khác, ngành y tế hiện đang thực hiện một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước: cổ phần hoá các doanh nghiệp. Đối với ngành y tế, việc cổ phần hoá có thể áp dụng trước hết trong các xí nghiệp dược, các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị. Cũng có thể cổ phần hoá một bệnh viện hoặc một khoa trong bệnh viện cần đầu tư lớn với trang thiết bị hiện đại. Vốn cổ phần có thể của Nhà nước, cán bộ, công nhân viên và cả vốn nước ngoài. Việc đa dạng hoá các hoạt động của ngành y tế, kể cả việc cổ phần hoá một số doanh nghiệp, có vốn của nước ngoài là cần thiết, phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Cách đây 46 nǎm, nǎm 1953, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trong chế độ dân chủ mới có nǎm loại kinh tế khác nhau: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá nhân, nông dân và thợ thủ công, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: trong nǎm loại ấy, để cho kinh tế ta phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội, không đi chệch theo hướng tư bản chủ nghĩa thì kinh tế quốc doanh phải giữ vai trò lãnh đạo và phát triển nhanh hơn cả. Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trên đất nước ta, việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, việc liên doanh, liên kết quốc tế, việc cổ phần hoá doanh nghiệp... phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp và kinh tế nhà nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm trên đây của Đảng luôn được Giáo sư, Phó tiến sĩ, Bộ trưởng Đỗ Nguyên Phương quán triệt và chỉ đạo ngành y tế trong hoạt động hợp tác đầu tư, liên doanh quốc tế. Bộ trưởng viết: "Việc tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cũng hướng tới khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước, các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư sản xuất thuốc, đặc biệt là sản xuất nguyên liệu dược, đáp ứng yêu cầu về thuốc ngày càng tǎng của nhân dân, hình thành một nền công nghiệp dược nhiều thành phần, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo".

Vấn đề hợp tác quốc tế về y tế trong công cuộc đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tập trung nghiên cứu thêm. Tình hình thế giới và sự hợp tác quốc tế ngày nay đã có những thay đổi sâu sắc so với thời Hồ Chí Minh. Mặc dù vậy, chúng tôi cố gắng nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế rất cần thiết đối với ngành y tế và ngành y tế rất coi trọng việc vận dụng tư tưởng đó vào lĩnh vực đầu tư, liên doanh hợp tác quốc tế của mình.

Penixillin y học hiện đại thì sáu yếu tố "Ta"

GS. Đỗ Nguyên Phương, PTS. Nguyễn Khánh Bật, BS. Nguyễn Cao Thâm
Theo Dangcongsan.vn
Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu đã để lại những bài học sâu sắc về công tác quản lý cán bộ.
Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng Amazon Global Selling dự kiến tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới vào 2 ngày 7 và 9/6.
Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu, ngày truyền thống Hợp tác xã Việt Nam.
Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa 10/4, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế của khẩu Móng Cái, Ban hành sắc lệnh "Đảm phụ quốc phòng".
Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng việc các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố.
Mobile VerionPhiên bản di động