Chủ nhật, 08/01/2023 - 21:29(GMT+7)

Vǎn hóa và vǎn hóa Hồ Chí Minh

Vǎn hóa do con người và loài người sáng tạo ra trong mọi thời đại lịch sử. Vǎn hóa vừa phản ánh đời sống hiện thực của con người và xã hội lại vừa thúc đẩy...

Pgs,Ts Hoàng Chí Bảo

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vǎn hóa do con người và loài người sáng tạo ra trong mọi thời đại lịch sử. Vǎn hóa vừa phản ánh đời sống hiện thực của con người và xã hội lại vừa thúc đẩy sự phát triển, sự hoàn thiện nhân tính làm phong phú và sâu sắc thêm các giá trị nhân bản, nhân đạo và nhân vǎn của con người và đời sống xã hội.

Vǎn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội. Vǎn hóa là trạng thái của con n đời ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ nhũng đặc tính của động vật, đế khẳng định những đặc tính của con người.

Từ thời cổ đại Hy Lạp, các nhà hiền triết đã từng nói: con người là châu báu của vũ trụ, là kích tấc của muôn loài. Đây là tư tưởng lớn nhất và cao quý nhất của một trong những nền triết học đầu tiên của loài người. Nếu triết học là cốt lõi trí tuệ, là lý trí sáng suốt của vǎn hóa thì tư tưởng triết học về con người nêu trên đã vượt qua thử thách của thế gian lịch sứ để trở thành một giá trị vǎn hóa bền vững nhất.

Sản xuất ra vǎn hóa - hành vi sáng tạo ấy chỉ con người mới có. Đó là cách thức độc đáo, riêng có của con người để nó tự tách mình ra khỏi loài vật và thế giới loài vật, để trở thành con người và thế giới loài người. Bằng vǎn hóa, con người đã biến đổi tự nhiên, in dấu ấn sáng tạo của mình vào giới tự nhiên - cái môi trường tồn tại, cái thân thể vô cớ của chính mình. Giới tự nhiên, thông qua lao động của con người đã được nhân loại hóa. Con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của cái đẹp, sáng tạo ra một tự nhiên thứ hai như là tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Thế giới loài vật bị tự nhiên thống trị tuyệt đối, do đó, con vật chỉ tồn tại một cách bản nǎng, tuyệt nhiên không có một mối quan hệ nào với tư cách là quan hệ, bởi con vật chỉ di chuyển chứ không phải hoạt động, chỉ lệ thuộc và thích nghi sinh tồn chứ không biến đổi, không làm thêm được một cái gì cho tự nhiên. Con vật lấy cái có sẵn trong tự nhiên một cách bản nǎng theo tập tính loài trong khi con người lao dộng trong môi trường tự nhiên để biến đổi tự nhiên đồng thời tạo nên một tự nhiên - xã hội, ấy là đời sống xã hội, là lịch sử của nó.

Với con vật và thế giới loài vật, tồn tại là tất cả. Nó như một cứu cánh sinh tồn nhục thể, vô thức và bản nǎng.

Với con người và thế giới loài người, tồn tại chỉ là tiền đề cho hoạt động sống và phát triền. Nhờ lao động mà tồn tại của con người là một tồn tại người, con người là một sinh vật nhưng là một sinh vật xã hội. Và, bản chất người là một bản chất xã hội, được hình thành bởi hoạt động và các quan hệ xã hội trong hoạt động. ý thức chi phối bản nǎng và bản nǎng được ý thức hóa. "Những lực lượng bản chất người hay "sức mạnh bản chất người" như C.Mác nói, đó là nhân tính, là trình độ phát triển của con người hay trình độ người trong phát triển.

Chỉ có con người hiện thực trong hoạt động thực tiễn mới tạo ra và đạt tới sự phát triển ấy như sự khẳng định của triết học duy vật biện chứng về lịch sử chứ không phải con người ý niệm, ý thức của chủ nghĩa duy tâm - tôn giáo hay con người sinh vật của chủ nghĩa duy vật nhân bản.

Sự phát triển ấy chính là vǎn hóa do con người sản xuất, sáng tạo ra. Sáng tạo là nǎng lực đặc biệt, riêng có của con người nhờ đó mà con người từ tồn tại người tiến đến hoạt động sống, phát triển. Cũng nhờ có sáng tạo mà con người mới thường xuyên đổi mới đời sống xã hội của mình, biến đổi chính bản thân mình và không ngừng phát triển dể hoàn thiện.

Do vậy, vǎn hóa là đổi mới, vǎn hóa là sáng tạo.

Vǎn hóa thúc đẩy sự phát triển đồng thời là kết quả của phát triển, là thước đo sự phát triển con người và xã hội. Hoàn thiện nhân tính, nhân cách con người, phát triển một xã hội công bằng, vǎn minh vì tự do và hạnh phúc của con người - đó là giá trị vǎn hóa cao nhất. Đó cũng là mục tiêu sâu xa của vǎn hóa. Lịch sử của vǎn minh và vǎn hóa nhân loại là lịch sử lao động sáng tạo không ngừng của con người ở mọi thời đại. Do đó, vǎn hóa lao động, từ lao dộng sản xuất vật chất đến lao động sản xuất ra các giá trị tinh thần là hình thái biểu hiện cơ bản, phổ biến và vĩnh viễn của vǎn hóa cần phải vun trồng cho trình độ người của sự phát triển, cần phải trau dồi mãi mãi cho mọi thế hệ con người để nhân tính luôn ở trong quá trình phát triển và hoàn thiện.

Lao động và học tập theo đuổi con người trong suốt cuộc đời. Đó là phương thức tất yếu để con người trở thành nhân cách, một nhân cách trung thực và sáng tạo.

Nó là tính hiện thực làm nên nội dung của giáo dục và tự giáo dục, đào tạo và tự đào tạo để con người chẳng những đạt được nhân cách mà còn vươn tới một nhân cách vǎn hóa. ở đó, cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ không chỉ là định hướng của sự phát triển mà còn trở thành những giá trị được thực hành trong cuộc sống, đã trở thành một nhu cầu vǎn hóa trong đời sống, trong lối sống của cá nhân và cộng đồng.

Một xã hội vǎn hóa cao được đặc trưng bởi xã hội lao động và học tập. Cần phải tổ chức đời sống xã hội sao cho lao động đem lại sự phồn vinh, giàu có về vật chất, sự phong phú về tinh thần, làm cho con người được ấm no, tự do, hạnh phúc, đó vẫn là sự nỗ lực phấn đấu, tìm kiếm không ngừng của các quốc gia - dân tộc, các nhà nước và các chính phủ ngày nay. Mặc khác, cần phải tổ chức đời sống xã hội sao cho, học tập trở thành điều kiện và cơ hội phát triển với tất cả mọi người, nó thúc đẩy xã hội tới vǎn minh và con người tìm thấy tính triển vọng của cuộc sống.

Xã hội chủ trương một nền giáo dục liên tục thì con người phải tự ý thức được yêu cầu học tập suốt đời.

Chủ nghĩa xã hội phải là một xã hội như thế bởi lý tưởng và mục tiêu của nó hướng tới giải phóng con người, phát triển con người, làm cho con người có tự do và hạnh phúc trong một xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh và vǎn hóa.

Trong quan niệm đầy tính nhân bản của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội phải là một xã hội đánh thắng đế quốc và phong kiến để giành lấy độc lập tự do, lại phải đánh thắng bần cùng, nghèo nàn và lạc hậu để nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là được sống một đời sống vật chất ngày càng tǎng, đời sống tinh thần ngày càng tốt, xã hội ngày càng vǎn minh, tiến bộ.

Người định nghĩa chủ nghĩa xã hội một cách dung dị nhất nhưng bản chất nhất. ấy là đứng trên quan điểm thực tiễn và phát triển mà định nghĩa về chủ nghĩa xã hội. ấy là thấm nhuần cái triết lý nhân vǎn về con người và cuộc sống mà định nghĩa về chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chủ nghĩa nhân vǎn và vǎn hóa lấy con người làm điểm xuất phát và mục tiêu nên nó cũng tìm thấy động lực nội tại của sự phát triển của nó ở con người. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải là sự nghiệp sáng tạo của bản thân quần chúng và muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa.

Đó phải là những con người làm chủ, có ý thức và nghĩa vụ của người làm chủ lại phải có nǎng lực để làm chủ, do đó phải có đạo đức cách mạng, chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân, có tri thức khoa học, kỹ thuật, có vǎn hóa.

Một dân tộc dốt sẽ là một dân tộc yếu. Phải làm cho dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái. Muốn vậy phải trau dồi học vấn, học thức, phát triển thành vǎn hóa và đem vǎn hóa soi đường cho quốc dân đi. Vǎn hóa phải trở thành sức khỏe tinh thần của cả xã hội, thành sức đẩy cho kinh tế, cho chính trị. Nói một cách khác, vǎn hóa ở trong kinh tế và chính trị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vǎn hóa và con người là biểu hiện tập trung và đậm nét nhất của chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh một mặt thấm nhuần sâu sắc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, mặt khác là sự kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo những tinh hoa vǎn hóa phương Đông và phương Tây mà Người đã thâu thái được trong suốt quá trình hoạt động cách mạng bằng con đường lao động, học tập và tranh đấu. Những tư tưởng nhân vǎn của Người còn hình thành và phát triển trên nền tảng của truyền thống và bản sắc vǎn hóa dân tộc trong đó có truyền thống của quê hương, xứ sở và gia đình. Truyền thống và bản sắc ấy nổi bật ở tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương người, ý chí bất khuất kiên cường và lòng dũng cảm hy sinh trong cuộc đấu tranh chống mọi kẻ thù xâm lược "thà hy sinh tất cả chứ quyết không chịu làm nô lệ", giành lấy độc lập, tự do, bảo vệ và nâng cao phẩm giá con người. Chủ nghĩa nhân vǎn Hồ Chí Minh đã kết hợp hài hòa những giá trị đó của dân tộc và nhân loại, đã nâng cao những giá trị truyền thống đó lên trình độ hiện đại nhờ có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ của thời đại mới, của Cách mạng Tháng Mười Nga và của chủ nghĩa xã hội. Tất cả được chung đúc lại và phát triển với một sắc thái riêng, độc đáo, với bản lĩnh sáng tạo độc lập của Hồ Chí Minh, với dấu ấn của trí tuệ, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh.

Tư tưởng về vǎn hóa và con người của Hồ Chí Minh là tư tưởng của một người cộng sản tiêu biểu, một nhà mác-xít sáng tạo lớn của Việt Nam ở thế kỷ XX, con người với một tâm hồn lộng gió thời đại, với cốt cách hiền triết á Đông và một bản sắc dân tộc Việt Nam.

Một Việt Nam truyền thống với nền tảng vǎn hóa và đạo lý của dân tộc đã là ngọn nguồn sinh thành và nuôi dưỡng Hồ Chí Minh.

Một Việt Nam hiện đại như một sự kết tinh và thǎng hoa của truyền thống đã ra đời với thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam, thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã phát hiện ra, đã đặt nền móng xây dựng và phát triển, đã đem lại cho dân tộc và các thế hệ người Việt Nam những giá trị cǎn bản nhất của cuộc sống, để sống ở đời và làm người: Độc lập - Tự do -Hạnh phúc.

Đó là những giá trị vǎn hóa đích thực làm nên sự sống, sức mạnh, triển vọng của dân tộc. Đó cũng là những giá trị vǎn hóa đích thực của nhân cách con ngươi. Nhà tư tưởng, nhà nhân vǎn chủ nghĩa vĩ đại Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta triết lý sống ở đời và làm người. Cả cuộc đời Người là một tấm gương sáng mẫu mực về sự thực hành triết lý ấy. Ham muốn, ham muốn tột bậc của Người chỉ ở một điều duy nhất: làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta có tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ǎn, áo mặc, đủ học hành, tiến bộ và con cháu chúng ta sống một đời hạnh phúc.

Người suốt đời tâm niệm và đã hành dộng không mệt mỏi theo điều tâm niệm ấy, đã dâng hiến một cách cao thượng toàn bộ nỗ lực và tinh thần của đời mình dể thực hiện điều tâm niệm ấy. Đó là hết lòng hết dạ phục vụ nhân dân, tận tụy trung thành với dân, với nước.

Làm cách mạng không chỉ vì giải phóng dân tộc mình mà còn giải phóng tất cả các dân tộc trên thế giới. Khát vọng của Hồ Chí Minh là cứu dân tộc và nhân loại ra khỏi cảnh bị đọa đày đau khổ, bị áp bức bóc lột, bị giam hãm trong xiềng xích nô lệ của những bất công, tàn bạo, tǎm tối và ngu dốt để tiến tới cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, thực sự xứng đáng với con người trong chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trong lao tù của chế dộ Tưởng Giới Thạch những nǎm trước Cách mạng Tháng Tám, Người đã viết: Ngục trung nhật ký. ở đó không chỉ có "những vần thơ thép" với trái tim và tâm hồn thi sĩ "mênh mông bát ngát tình" mà còn với một trí tuệ mẫn tiệp của nhà chính trị ở tầm chiến lược, với một nhãn quan vǎn hóa xa rộng. Người còn trù tính cả kế hoạch xây dựng và phát triển vǎn hóa của chế độ mới trong tương lai. Người đã phác thảo những điểm cốt yếu nhất của một chiến lược vǎn hóa bao gồm cải tạo tâm lý ý thức dân chúng mở mang học vấn, dân trí; xây dựng đạo đức, phong tục, tập quán và lối sống mới; phát triển nền chính trị dân chủ, dân quyền và chấn hưng kinh tế.

Một cách nhìn toàn diện và tổng hợp như thế về vǎn hóa của Hồ Chí Minh là những chỉ dẫn quý báu cho công cuộc xây dựng và phát triển nền vǎn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà ngày nay chúng ta đang thực hiện để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những nǎm kháng lãnh đạo toàn dân kháng chiến kiến quốc và đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người còn vạch ra cả một chiến lược trồng ngươi.

"Vì lợi ích mười nǎm trồng cây

Vì lợi ích trǎm nǎm trong người".

Người nêu ra một luận điểm quan trọng: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Đây là một trong những luận điểm sáng tạo đầy tính phát hiện mới mẻ và hiện đại của Người đối với lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Thời gian càng lùi xa, giá trị của luận điểm đó càng sáng tỏ. Người đã sớm nhận thấy, không có lực lượng con người không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, là tài sản quý báu của quốc gia. Người cách mạng phải có tài và có đức mà đức là gốc, đó là đạo đức cách mạng. Cho đến cuối thế kỷ XX, những nghiên cứu lý luận hiện đại về con người mới đặt vấn đề về nguồn nhân lực, về tư bản người (vốn người) và tài nguyên con người. Đủ thấy, Hồ Chí Minh mẫn cảm biết bao trong những tư tưởng mà Người nêu ra về con người và vǎn hóa mà ngày nay chúng ta phải ra sức học tập, nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn.

Vǎn hóa Hồ Chí Minh không chỉ biểu đạt những quan niệm của Người về vǎn hóa mà còn là thực hành vǎn hóa trong đời sống và lối sống của tìm cá nhân, trong tổ chức và quản lý xã hội thấm nhuần các chuẩn mực và các giá trị vǎn hóa. Vǎn hóa Hồ Chí Minh còn nổi bật ở tinh thần và phương pháp giáo dục vǎn hóa, dùng sức mạnh của vǎn hóa mà cảm hóa, thuyết phục con người, làm cho con người thấu hiểu đạo lý, giác ngộ chân lý, sống và hành động theo lẽ phải ở đời, khoan dung, nhân ái với người, hướng tới sự toàn thiện, toàn mỹ. ấy là vẻ đẹp của giá trị làm người, của những nhân cách cao thượng. Vǎn hóa đạo đức, bởi thể là sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh, là sự tỏa sáng nổi bật nhất trong vǎn hóa Hồ Chí Minh.

Sức thuyết phục và cảm hóa của Hồ Chí Minh đối với mọi người là ở đó, ở sự mẫu mực nêu gương của Người, ở sự nhất quán giữa nói và làm, giữa tư tưởng và hành động. Cũng từ đó, sức hấp dẫn kỳ lạ của vǎn hóa Hồ Chí Minh dược thể hiện chân thực và cảm động qua vǎn hóa ứng xử của Người với mọi người thuộc mọi tầng lớp, vị thế, trình độ, lứa tuổi, giới tính, dân tộc và sắc tộc khác nhau.

Sự chân thành làm cho Người luôn luôn có sức mạnh lôi cuốn, thu hút mọi người. Sự giản dị làm cho Người luôn gần gũi với mọi người, với đời sống trong nhất của họ, mọi mặc cảm được xóa bỏ, mọi khoảng cách được rút ngắn. Người ở trong dân chúng và dân chúng là cuộc sống của Người. Điều vĩ đại, cao cả và thiêng liêng ấy mà lại rất tự nhiên, ai ai cũng cảm nhận được, không cần phải chứng minh. Đó là chân giá trị của Người. Vǎn hóa Hồ Chí Minh là sự hài hòa chân - thiện - mỹ, là sự kết hợp nhuần nhụy giữa tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách của Người, thể hiện trong cuộc đời và sự nghiệp của Người, dược Người tự biểu hiện thành lối sống và nhân cách của chính mình, có sức lan tỏa và ảnh hưởng vào lối sống và nhân cách của mọi người thông qua sự giáo đục bằng nêu gương, thuyết phục và cảm hóa.

Vǎn hóa Hồ Chí Minh trở thành một triết lý vǎn hóa thân dân và chính tâm hướng dẫn những ứng xử ở đời và làm người. Đó là một triết lý nhân sinh, triết lý hành động cũng đồng thời là một triết lý phát triển.

ở tầm triết lý vǎn hóa, nét đặc sắc của vǎn hóa Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người suy nghĩ một cách thực tiễn để tìm thấy lý luận ở trong cuộc sống chứ không phải suy diễn chủ quan từ khái niệm, câu chữ trong sách vở. Người xa lạ với mọi biểu hiện tư biện, giáo điều. Người cũng vượt ra khỏi những hạn chế của kinh nghiệm và chủ nghĩa kinh nghiệm. Người chủ trương nói ít, làm nhiều, chỉ nói và viết khi cần thiết, mà đã nói và viết thì phải ngắn gọn, thiết thực, giản dị, hướng trực tiếp vào hành động. Thực tiễn hoá lý luận và lý luận hóa thực tiễn là một chỉnh thể hữu cơ trong tư duy và hành động của Hồ Chí Minh, là phương pháp mà cũng là phong cách sáng tạo của Người. Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến lên lý luận và lý luận lãnh đạo thực hành, không thể lý luận suông mà cũng không được rơi vào thực tiễn mù quáng. Hồ Chí Minh đã nhận thức và hành động như thế. Tính sâu sắc, triệt để này của nhận thức khoa học cùng với sức mạnh thúc đẩy của đạo đức yêu nước, thương dân và sự bền bỉ trong hành động đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà suy đến cùng cũng vì hạnh phúc của dân mà Hồ Chí Minh đạt tới sự nhất quán giữa nói với làm, giữa tư tưởng và hành động như một thước đo đạo đức, như một thước đo vǎn hóa. Điểm xuất phát của tư duy và hành động Hồ Chí Minh là dân và hiện trạng cuộc sống của dân. Mục tiêu, chỗ đến mà cả cuộc đời Người theo đuổi cũng không có gì khác, chính là phấn đấu cho lợi quyền và hạnh phúc của dân chúng số nhiều. Sự nhất quán ấy ở Hồ Chí Minh phản ánh cả chiều sâu trí tuệ khoa học, sự mẫn cảm chính trị, sự cao quý về đạo đức và nét đẹp sáng tạo vǎn hóa của Người. Không một chút hàn lâm, bác học, Người nói điều sâu xa nhất bằng những lời lẽ trực tiếp giản dị nhất. Trong những vǎn phẩm của mình, bao giờ Người cũng viết với chữ thì ít nhất mà nghĩa thì nhiều nhất.

Tính cô đọng, hàm xúc ấy gợi mở ra nhiều diều cho sự liên tưởng, tìm tòi và phát hiện đối với những ai nghiên cứu và cảm thụ tư tưởng của Người, vǎn hóa của Người.

Lúc sinh thời, Người đã từng nhấn mạnh: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân", "Dân chủ là của quý báu nhất trên đời của nhân dân", "Phải gần gũi, thương yêu và kính trọng nhân dân", "Có gần gũi dân mới hiểu biết dân và học hỏi được dân" ... Người thấu hiểu "Thực hành dân chủ như chiếc chìa khóa vạn nǎng giải quyết được mọi khó khǎn", vì không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.

Người nhấn mạnh rằng, việc gì có lợi cho dân phải quyết làm bằng được, việc gì có hại tới dân phải quyết tránh cho bằng được. Cần phải dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta...

Những luận điểm như thế đang có sức soi sáng nhận thức cho chúng ta hiện nay khi đi vào xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, làm cho cơ sở, đặc biệt là cơ sở nông thôn nơi chính quyền ở trong lòng dân - thực sự vững mạnh. Đây chính là thứ vǎn hóa mà chúng ta đang cần phải gây dựng bền chặt nhất, vǎn hóa của lòng dân, cơ sở xã hội sâu xa, quan trọng nhất để giữ cho thể chế bình yên và phát triển. Làm được như vậy, như những lời dạy sâu sắc mà thiết thực của Hồ Chí Minh nêu trên dây là một trong những cách tất nhất dể đưa tư tưởng Hồ Chí Minh, vǎn hóa Hồ Chí Minh vào cuộc sống, làm cho nó trở nên sống động trong thực tiễn đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh. Đó là cách thiết thực nhất để thực hiện điều mong muốn của Người: "phải làm cho vǎn hóa thấm sâu vào cuộc sống của dân gian".

Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 1/2002

.
Theo Dangcongsan.vn
Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu: Nỗi đau mất cán bộ và lời Bác Hồ năm xưa về “đạn bọc đường”

Vụ án chuyến bay giải cứu đã để lại những bài học sâu sắc về công tác quản lý cán bộ.
Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Sắp diễn ra hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới

Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số phối hợp cùng Amazon Global Selling dự kiến tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới vào 2 ngày 7 và 9/6.
Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu

Ngày này năm xưa 11/4: Ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bạc Liêu, ngày truyền thống Hợp tác xã Việt Nam.
Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa ngày 10/4: Quyết định về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày này năm xưa 10/4, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế của khẩu Móng Cái, Ban hành sắc lệnh "Đảm phụ quốc phòng".
Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

Lại những luận điệu sai trái về cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng việc các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố.
Mobile VerionPhiên bản di động