Ngày này năm xưa 6/4: Ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu Ngày này năm xưa 9/4: Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba; Bộ Công Thương ban hành nhiều quyết định quan trọng |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 10/4.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 10/4/1996, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 989/1996/QĐ-BCN tiêu chuẩn ngành về giấy viết, giấy in và giấy in báo.
Ngày 10/4/1998, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 23/1998/QĐ-BCN, về việc bổ sung và điều chỉnh Điều 4, Quyết định số 757/QĐ-TCCB ngày 13/3/1996 về thành lập Báo Công nghiệp Việt Nam.
Ngày 10/4/2003, Nghị định số 37/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
Ngày 10/4/2023, Bộ Công nghiệp Quyết định số 49/2003/QĐ-BCN sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định số 33/2002/QĐ-BCN ngày 26/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chuyển Xí nghiệp vận tải thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên thành Công ty Cổ phần Vận tải gang thép Thái Nguyên.
Ngày 10/4/2006, Thông tư số 32/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngày 10/4/2006, Quyết định của Bộ Công nghiệp số 06/2006/QĐ-BCN về việc công bố Danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006.
Ngày 10/4/2006, Bộ thủy sản Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS về việc ban hành Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn.
Ngày 10/4/2007, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 48/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Mozambique về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau.
Ngày 10/4/2009, Quyết định Bộ Công Thương số 1783/QĐ-BCT về việc thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành thực hiện Chỉ thị 08/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày 10/4/2012 thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh |
Ngày 10/4/2012, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 19/2012/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh… Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như: Khu cửa khẩu quốc tế, các khu công nghiệp, trung tâm tài chính, khu đô thị, khu trung tâm hành chính, khu dân cư và các khu chức năng khác. Quy mô, vị trí từng khu vực được xác định trong quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.
Ngày 10/4/2013, Quyết định của Bộ Công Thương số 2285/QĐ-BCT về việc ban hành Chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015.
Ngày 10/4/2014, Nghị định của Chính phủ số 28/2014/NĐ-CP về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Ngày 10/4/2019, Quyết định của Bộ Công Thương số 879/QĐ-BCT, phê duyệt Dự toán mua sắm và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức mua sắm tập trung cấp Bộ năm 2019 áp dụng kết quả đấu thầu tập trung năm 2018.
Ngày 10/4/1887, Nguyễn Phạm Tuân từ trần. Ông sinh nǎm 1842, quê ở Bắc Cử, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông đậu cử nhân thời vua Tự Đức, làm tri phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nǎm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông chiêu mộ binh chống thực dân Pháp, được phong chức Tán vương quân vụ quan thứ Quảng Bình. Nghĩa quân của ông chiến đấu giỏi, lập nhiều chiến công oanh liệt. Ở Hà Nội có một phố mang tên Nguyễn Phạm Tuân.
Ngày 10/4/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành sắc lệnh "Đảm phụ quốc phòng" nhằm huy động của cải của nhân dân đóng góp cho nhu cầu kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước.
Ngày 10/4/1973, Lữ đoàn 215 đóng tại xã Quỳnh Châu (huyện Quỳnh Lưu), tiền thân là Trung đoàn xe tăng 215, được thành lập. Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 215 phản ánh bước phát triển mới của bộ đội xe tăng, thể hiện sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và quân đội về lực lượng tăng thiết giáp trong tác chiến binh chủng hợp thành.
Ngày 10/4/1957, tại Hà Nội đã tiến hành Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội. Đại hội đã bầu bác sĩ Nguyễn Ngọc San, giảng viên Trường Đại học Y khoa Hà Nội làm Chủ tịch hội. Đến nay Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội hoạt động theo 4 loại hình: Theo đối tượng, theo sở thích, theo nghề nghiệp và theo địa bàn dân cư.
Sự kiện Quốc tế:
Ngày 10/4/1912, tàu Titanic khởi hành chuyến đi đầu tiên và cũng là chuyến đi cuối cùng từ Southampton, Anh.
Ngày 10/4/1970, ban nhạc huyền thoại The Beatles chính thức tuyên bố tan rã.
Ngày 10/4/1972, Mỹ, Nga và 70 nước khác thỏa thuận cấm vũ khí sinh học.
Ngày 10/4/1998, các phe phái chính trị ở Bắc Ailen ký kết hiệp định hòa bình, kết thúc 30 nǎm xung đột.
Ngày 10/4/1998: Các phe phái chính trị ở Bắc Ailen ký kết hiệp định hòa bình, kết thúc 30 nǎm xung đột.
Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Ngày 10/4/1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Quốc tế Cộng sản báo cáo tình hình về những ngày đầu đến Xiêm (Thái Lan) nơi có một cộng đồng đông đảo Việt kiều yêu nước và chống thực dân, về việc lập Hội Thân ái; về những vấn đề liên quan đến Đảng mới được thành lập.
Ngày 10/4/1946, trên Báo Cứu Quốc, Bác Hồ tặng các cháu nhi đồng toàn quốc những vần thơ đậm tình yêu thương và giá trị giáo dục: “Bác mong các cháu “cho ngoan” / Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng / Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng/Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”.
Ngày 10/4/1950, nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại một ngày của Bác: “Đảng đoàn tiếp tục cả buổi mai. Hồ Chủ tịch đến nói rõ thêm về vấn đề ngoại giao và viện trợ. Sau mấy tháng vắng mặt, Cụ vẫn khỏe mạnh, tuy người có gầy hơn. Từ 2 giờ chiều, Hội đồng Chính phủ bắt đầu dưới sự chủ tọa của Hồ Chủ tịch. Rất nhiều vấn đề, những việc lớn: 1. Ngoại giao: Đặt đại sứ và lãnh sự; 2. Viện trợ: Chuẩn bị phương tiện chuyên chở; 3. Thuế khóa; 4. Chế độ công chức và công nhân; 5. Lương bổng và phí cấp, phụ cấp (tăng cho kịp thời giá); 6. Cải tiến chương trình giáo dục.
Ngày 10/4/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 60 thành lập Tổng cục Quân huấn, trong đó có Cục Nghiên cứu điều lệnh và Khoa học quân sự (tổ chức tiền thân của Cục Khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng ngày nay).
Ngày 10/4/1953, đến với Lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: “Thiện là gì? Là làm đúng chính sách của Đảng, phục vụ quyền lợi đại đa số nhân dân (công nông), thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, để lợi ích cách mạng, nhân dân lên trên hết, trước hết; trái lại là cái ác. Hai cái đó luôn tranh đấu nhau... Khổng tử nói: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được. Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới. Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được...”.
Ngày 10/4/1953, Bác ký các sắc lệnh thành lập Cục Quân huấn trực thuộc Bộ Quốc phòng, bổ nhiệm Thiếu tướng Tổng Tham mưu phó Hoàng Văn Thái làm chủ nhiệm và nguyên Tổng Tham mưu phó Trần Văn Trà giữ chức phó chủ nhiệm.
Ngày 10/4/1965, tại phiên bế mạc Kỳ họp Quốc hội, trong phát biểu tổng kết 10 năm đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc (1955-1965) Bác khẳng định: “Dù Mỹ đưa thêm mấy chục vạn binh sĩ Mỹ và cố lôi kéo thêm quân đội các nước chư hầu vào cuộc chiến tranh tội ác này, thì quân và dân ta cũng quyết đánh thắng chúng”. Đồng thời, Bác cũng nhắc lại lập trường: “Lúc này, chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”.