Suy nghĩ thêm đôi nét về Tiếng Việt và nhà vǎn hoá lớn Hồ Chí Minh
Bản thân cách mạng vốn dĩ đã là một khoa học vừa thực tiễn nhất vừa bao trùm nhất-nó mở đường cho nhiều nhà khoa học khác bắt đầu từ con người, trước hết nó kích thích và điều chỉnh nhận thức của con người trên nhiều phương diện. Phải chǎng do vậy một phần mà bản thân sự hoạt động thực tiễn cách mạng luôn luôn tạo tiền đề cho những người cách mạng chân chính và giàu nhiệt tình trở nên sáng suốt hơn trong định hướng tiếp cận nhiều chân lý khoa học cụ thể khác, đặc biệt là về phương diện khoa học xã hội. Theo tôi, phải chǎng đây cũng là trường hợp cụ thể về Bác Hồ kính yêu của chúng ta đối với ngôn ngữ tiếng Việt.
Từ hơn nửa thế kỷ nay, tư tưởng cách mạng của Bác Hồ đã tạo ra một yêu cầu mới, một định hướng mới, và cũng có thể nói được là một chất lượng mới cho nhiều ngành khoa học xã hội ở Việt Nam.
Với một số ngành khoa học xã hội theo hướng nhân vǎn, tác động của Bác còn thâm nhập sâu hơn. Chẳng hạn như vǎn học và ngôn ngữ học; đặc biệt là ngôn ngữ học-một phạm vi khoa học về lời ǎn tiếng nói gắn với giao tiếp và nhận thức hàng ngày của con người. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Bởi ngôn ngữ là công cụ trực tiếp và thiết yếu cho bản thân con người chẳng những trong lao động, sinh hoạt mà đồng thời cả trong nhận thức và hành động đấu tranh để đổi mới xã hội.
Cùng với quá trình này, ngôn ngữ trở thành một thực thể nǎng động. Nó chứa đựng mọi tri thức của con người có được ngay trong bản thân bằng sự điều chỉnh và phát triển của chính nó.
Tiếng Việt trong hơn nửa thế kỷ qua, với Bác Hồ, về rất nhiều phương diện, quả không phải là một chữ tiếng Việt sẵn có từ trước. Về điều này, giới ngôn ngữ học Việt Nam từ lâu đã sớm có những ghi nhận thống nhất. "Tiếng Việt cung cấp những phương tiện phong phú để Hồ Chủ tịch diễn đạt tư tưởng, còn Người thì đã có công lớn là đã góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú (...) Nhất là thông qua những sáng tạo của mình về từ ngữ, về cách diễn đạt v.v. Người đóng góp cho sự phát triển ngôn ngữ, thậm chí ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của ngôn ngữ. Như vậy, rõ ràng điều bao quát chung có thể được lưu ý trước tiên ở đây là: Bác Hồ chẳng những tạo điều kiện và tạo tiền đề về mặt xã hội cho ngôn ngữ với tư cách là đối tượng khoa học phát triển; mà hơn thế Bác lại là người trực tiếp tạo ra những mẫu mực thực hành cụ thể, góp phần làm cho tiếng Việt nǎng động hơn và phong phú thêm cùng với quá trình phát triển cách mạng và giao tiếp ngôn ngữ"(1).
Với Bác Hồ, ngôn ngữ dù trong chức nǎng giao tiếp hay nhận thức và dù ở vị trí tiền đề hay kết quả-như vậy-cuối cùng nó phải kích thích cho được quần chúng đấu tranh để đổi mới xã hội. Theo tôi, động lực này đặt Bác Hồ luôn luôn ở vào thế tìm cách làm cho ngôn ngữ phát huy hiệu lực đến mức tối đa. Chính từ xuất phát điểm này mà Bác Hồ có cách nhìn rất mới đối với sự chuyển hóa giữa xã hội và ngôn ngữ (tức là tiền đề bên trong và bên ngoài của ngôn ngữ).
Mỗi một xử lý, mỗi một sáng tạo hoặc chỉ dẫn của Bác-dù về phương diện nào-do vậy, thường ẩn chứa những giá trị khoa học tinh tế và xác đáng về mặt nguyên Trước tiên, dễ thấy nhất là phạm vi tạo nghĩa-một phạm vi hoạt động ngôn ngữ có trực tiếp liên quan đến biến động xã hội mà giới ngữ học thường đề cập. ở đây, điều thường xuyên đập mạnh vào chúng ta là: từ tầm cao của quá trình sớm nhận thức về quy luật vận động cách mạng gắn với yêu cầu xã hội. Bác đã chủ động vạch chỉ cho chúng ta nhiều sắc thái ý nghĩa thuộc về những quan hệ mới của cuộc sống đang biến động.
Đơn giản nhất mà ai cũng dễ cảm thấy, chẳng hạn như những từ xưng hô. Cũng là những từ xưng hô hàng ngày như anh em, bầu bạn v.v... nhưng qua cách dùng của Bác Hồ (các dân tộc anh em, các đảng bạn, các nước bầu bạn v. v...), quả ở đây, Bác có sự phát hiện rất tự nhiên tinh thần thể mới ngay trong cá thể từ nơi Bác. Và cũng như vậy, chính ngay trong phẩm chất ngữ nghĩa mới được định hình này, ta còn thấy rõ sự hòa hợp giữa độ rộng mở của tình cảm và tính sắc bén của lý trí đang gắn với sắc thái nhân vǎn mới của con người thời đại nơi Bác. Với hướng nhìn này, chúng ta còn tìm thấy đều đặn ở Bác xu thế mở rộng đơn vị nhỏ thành tập hợp mới để phát hiện mối liên hệ nội tại mới giữa thuộc tính và sự vật nói chung. Chẳng hạn: trong các tổ hợp như quần chúng cách mạng hoặc quân đội nhân dân. ở đây, rõ ràng Bác đã phát hiện thuộc tính mới trong thế vừa khẳng định vừa đòi hỏi, cách mạng phải là thuộc tính bản chất của quần chúng; nhân dân phải là thuộc tính bản chất của quân đội ta. Trong định hướng phục vụ tạo nghĩa trên, qua cách tổ chức ngôn từ tự nhiên của Bác, những tập hợp có phẩm chất tương tự vừa xuất hiện với tần số khá cao, đồng thời vừa mang nhiều biến dạng rất phóng khoáng (như: miền Nam thành đồng Tổ quốc; con người mình vì mọi người, đồng bào công giáo kính chúa yêu nước; chiến sĩ trên mặt trận vǎn hóa; và v.v...). Về mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ở đây, quả có sự phản ánh những thuộc tính mới được nhận thức Bác phát hiện; và ở đây chính chúng được xem như là bản chất mới đang hoàn thiện của đối tượng trong quá trình phát triển cách mạng.
Nhưng không phải chỉ có thế. Với Bác Hồ, ngoài định hướng khẳng định, biểu dương, nâng đỡ, trong xu thế tạo nghĩa gắn với hoạt động ngôn ngữ ở Bác không phải không có sự phủ định phê phán. Bệnh quan liêu, tệ lãng phí. Nạn tham nhũng. Thói mệnh lệnh, óc địa phương... Nếu ở nhóm chủ đề trước, đơn vị đầu tiên được mở rộng, thì ở đây Bác đã có một phương thức khác: đơn vị đầu tiên chính là biểu hiện thuộc tính khái quát được Bác phát hiện trong thế nhấn mạnh để phủ định. Nói cách khác, hệ thống các yếu tố đứng trước tổ hợp mà Bác Hồ dùng (bệnh, tệ, nạn, óc...) quả nó bao chứa một thứ ngữ nghĩa trừu tượng của sự phân loại để lồng vào đó sắc thái phủ định thông qua thái độ chủ quan của mình. Theo tôi, thái độ phủ định quyết liệt và không khoan nhượng gắn với phản ứng chủ quan của Bác trước hiện tượng, trong trường hợp này, rõ ràng là tiền đề của phương thức tạo nghĩa trên.
Những ví dụ đã nêu, tuy chỉ là một số gợi dẫn rất đơn giản để ta hiểu được tinh thần chung về nguyên tắc tạo nghĩa của Bác, nhưng thực ra, suy cho cùng, chính điều này phần nào đã bao hàm khá đầy đủ giữa nội dung và hình thức đối với quá trình mở rộng đơn vị định danh từ chiều sâu tư tưởng cách mạng của Bác.
Và theo chúng tôi, nếu chưa đứng trên nguyên tắc cách mạng để hiểu tư tưởng ngôn ngữ này ở Bác Hồ thì thực ra ta khó bề lý giải được sự hình thành và mối liên hệ khǎng khít bên trong mang tính chỉnh thể khá độc đáo, qua những tổ hợp rất phóng khoáng gắn với quá trình tạo nghĩa ở Bác (trong trường hợp này, nếu chỉ thao tác trên bề mặt ngôn từ sẵn có, đó chưa phải là con đường tiếp cận để miêu tả chân trời ngữ nghĩa cuối cùng mà Bác Hồ đã hướng tới).
Khi đồng hóa những nhận thức mới vào ngôn ngữ, tự nhiên, như mọi người đều biết, Bác Hồ có nhiều mạch tạo nghĩa khác nhau rất độc đáo. Giới ngôn ngữ học cũng thường nhắc đến trường hợp Bác tạo gợi ra những ý niệm đạo đức mới từ những ký hiệu gắn với khái niệm đạo đức xưa (như trung, hiếu). ở đây, cơ sở tâm lý và xã hội của quần chúng sử dụng ngôn ngữ được Bác quan tâm đúng mức, và quan tâm một cách có nguyên tắc. Bình cũ rượu mới với Bác Hồ bao giờ cũng lấy định hướng truyền thống phục vụ cho hiện tại làm tiền đề (chỗ tinh tế về mặt khoa học cần tiếp tục làm sáng tỏ ở đây có lẽ là: cái phẩm chất tích cực đem "hết mình" để phụng thờ vua chúa được Bác chuyển dịch sang phạm trù phục vụ Tổ quốc khá sát hợp với thói quen tâm lý kế thừa trong cảm nhận ngôn ngữ của quần chúng. Và cũng không hoàn toàn ngẫu nhiên mà ở sác thái tạo nghĩa khác, với từ trồng, trong kết hợp đồng người" (gốc từ kinh Phật), Bác Hồ đã làm sáng tỏ thêm một nhận thức mới, mang tính khái niệm logic về tinh thần trách nhiệm chủ động và khả nǎng hiện thực của chủ thể xã hội mới (chủ nghĩa xã hội) trong chiến lược giáo dục lớp người trẻ. Nhận thức về vấn đề xã hội hết sức mới mẻ trong thế đặt vấn đề như trên.
Bác Hồ-nhờ tận dụng cách nói truyền thống của kinh Phật-đǎ làm cho nó sớm trở nên quen thuộc với quảng đại quần chúng cách mạng.
Tạp chí Thế giới trong ta, số 155/2002
1) Hồ Chí Minh, tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, H.97, trang.207