Longform
28/06/2023 11:16
Longform | Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

28/06/2023 11:16

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, vùng rốn lũ Đại Lộc đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả
Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Huyện Đại Lộc nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, đây được xem là vùng rốn lũ của tỉnh.

Vào mùa mưa, nước sông từ thượng nguồn chảy về cùng với thủy điện xả lũ nên nơi đây nhanh chóng trở thành một vùng ngập lụt rộng, nhiều lúc người dân phải chạy lũ trong đêm.

Nhắc lại về trận “đại hồng thủy” năm 1999, ám ảnh lại ùa về với người dân làng Phương Trung (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc).

Lũ lớn diễn ra trong đêm khiến hơn 300 hộ dân làng Phương Trung hốt hoảng chạy lũ vì vậy tài sản mang theo chỉ là bộ quần áo mặc trên người. Cơn lũ đã tàn phá hơn 1/3 nhà cửa, 2/3 tài sản có giá trị, hàng chục hecta đất màu và khiến 2 người chết.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Bà Nguyễn Thị Lý (61 tuổi, người dân làng Phương Trung) cho biết, năm đó lũ rất kinh hoàng và diễn ra vào ban đêm nên người dân trở tay không kịp. Nước chảy xiết, kéo theo cây cối từ thượng nguồn và cát đổ về khiến các lũy tre làng, hàng dừa dần dần bị nước lũ nhấn chìm.

“Ba chồng tôi may mắn thoát chết trong trận lũ năm đó, ông vừa chạy ra khỏi nhà đi tránh lũ thì căn nhà bắt đầu nghiêng dần và bị nước lũ nhấn chìm”, bà Lý nhớ lại.

Khi nhận thông tin làng Phương Trung bị lũ lụt tàn phá nặng nề, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lúc bấy giờ đã về thăm hỏi, động viên nhân dân và vận động xây dựng hơn 100 ngôi nhà cho nhân dân trong thôn, hình thành nên làng mới Phương Trung.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Đúng như lời đồng chí Lê Khả Phiêu dặn dò, vượt qua đau thương, nay làng Phương Trung đang dần hồi sinh mạnh mẽ dưới bàn tay của các lão nông để dần biến nơi đây trở thành một làng sinh thái đầy sức sống.

Hiện với 2 hecta, bà Nguyễn Thị Lý đã trồng cây ăn quả gồm các loại chuối, mít, dừa, xoài. Bà Lý đóng giếng, kéo đường ống khắp vườn, để chăm tưới cây vào mùa khô hạn. Ngoài ra, bà cũng đầu tư thêm hồ bơi, làm các chòi để bà con tới vui chơi, nghỉ mát.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

“Lúc đầu tôi chỉ nghĩ tới việc cải tạo lại khu vườn để con cháu cuối tuần về vui chơi và kiếm thêm thu nhập tuổi già. Sau đó, tôi nghĩ ra ý tưởng tạo những khu vườn để đón những đoàn khách yêu thích thiên nhiên đến tham quan. Từ khu vườn cũ, tôi mua thêm hai khu vườn lân cận để mở rộng diện tích, trồng mít, chuối, dừa để tăng thu nhập và làm du lịch” - bà Lý chia sẻ.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Tương tự như bà Lý, nhiều người dân làng Phương Trung khác cũng đã gượng dậy trên vùng đất lũ.

Ông Đoàn Tám – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Quang cho hay, làng cũ Phương Trung trong trận “đại hồng thủy” năm 1999 đã được Đảng nhà nước quan tâm hỗ trợ đưa bà con vào trong làng mới, hiện làng cũ trở thành nơi sản xuất, trồng cây ăn trái.

“Trong những năm qua, hội nông dân xã đã vận động bà con phát quang, cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái, hiện có một số hộ làm du lịch tại làng. Đơn cử như hội viên Nguyễn Thị Lý đã xây dựng chỗ nghỉ ngơi để du khách có thể vui chơi, giải trí, đặc biệt có hồ bơi để các học sinh có thể rèn luyện kỹ năng bơi lội, hạn chế đuối nước xảy ra trên địa bàn”, ông Tám chia sẻ và cho biết thêm, trong gian đến, hội sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển, trong đó sẽ chú trọng đầu tư phát triển làng sinh thái Phương Trung.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”
“Hiện nơi đây cũng đã hình thành tổ hợp tác mít thái da xanh, bưởi, trồng măng cụt…. Sắp đến, Hội sẽ huy động bà con tham gia mô hình kinh tế khuyến nông từ tỉnh, trồng 5 hecta cam sành, mang lợi lợi ích kinh tế cao”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Quang thông tin.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Những năm trở lại đây, từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, trên địa bàn huyện Đại Lộc đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả.

Tại xã Đại Quang, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với các mô hình phát triển kinh tế đã hoạt động hiệu quả với nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất: chăn nuôi gà, nuôi heo, nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, làm chổi đót…

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Đến với thôn Trường An (xã Đại Quang), mô hình kinh tế đang phát huy hiệu quả giải quyết bài toán lao động nông nhàn ngay tại địa phương chính là sản xuất chổi đót. Là người có thâm niên hơn 30 năm gắn bó với cây chổi đót. Từ sản xuất thủ công nhỏ lẻ, đến nay, hộ gia đình chị Hồ Thị Hoa (54 tuổi) đã trở thành một cơ sở sản xuất chổi thủ công với quy mô lớn.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”Nhiều năm qua chị luôn dành tâm sức để nâng cao chất lượng sản phẩm chổi đót nhằm cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Công việc làm ăn thuận lợi nên cơ sở của chị Hoa đầu tư nguyên liệu máy móc để sản xuất, ngoài lao động chính chị Hoa còn còn giúp đỡ nhiều em khuyết tật người già trong thôn vào làm việc.

“Từ nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ từ các Hội, tuy không nhiều nhưng tôi cũng có thêm vốn để trang trải, từ đó tạo điều kiện để cơ sở ngày càng phát triển hơn”, chị Hoa chia sẻ.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Hay với ông Nguyễn Minh - vừa là Chi hội trưởng Hội Nông dân, vừa là chủ cơ sở mộc Trường An (xã Đại Quang) nhiều năm gắn bó với công tác hội và được hội viên tín nhiệm. Từ khi mới thành lập, tổ hợp tác sản xuất mộc tại địa phương, nhiều hội viên nông dân phụ nữ đã có công việc làm ổn định lúc nông nhàn.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Mỗi xưởng thành viên trong tổ hợp tác gồm có từ 2-5 thành viên. Đây cũng là những hội viên của hội nông dân. Việc mở xưởng như thế này đã giúp các hội viên nông dân có công ăn việc làm, từ đó có thêm nguồn thu nhập ổn định”, ông Minh tâm sự.

Từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội Nông dân, trang trại gà của Hợp tác xã Lâm Phong (xã Đại Quang) đến nay đã có hơn 8000 con gà.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Trang trại đi vào hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

Với mô hình nuôi gà khép kín, cùng lợi ích kinh tế cao, trang trại đã thu về lãi hơn 100 triệu/ năm. “Khi trang trại đi vào hoạt động đã giúp tôi có cuộc sống ổn định. Ngoài ra, tạo công ăn việc làm cho hơn 5 lao động động thường xuyên với mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng”, anh Phạm Văn Phong (Hợp tác xã Nông nghiệp Lâm Phong) chia sẻ.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Chủ tịch Hội Nông dân xã Đại Quang cho biết, Hội Nông dân như chiếc cầu nối cho các hội viên được tiếp cận khoa học – kỹ thuật, nguồn giống, vốn vay…

Với những sự hỗ trợ đến nay, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Đại Quang từng bước phát triển. Hiện trên địa bàn xã không còn hộ nghèo. Tỷ lệ hội viên Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng tăng, hàng năm có gần 300 hội viên đạt thành tiếp Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp", ông Đoàn Tám thông tin.

Tại xã Đại An, ông Nguyễn Vũ Trường - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết đến nay toàn xã có 206 hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó cấp xã 125 hộ; cấp huyện là 71 hộ; cấp tỉnh 10 hộ.

Những hộ có mô hình tiêu biểu như: ông Võ Đình Huy mô hình chăn nuôi heo; sản phẩm ớt bột của ông Trần Xuân Bách; sản phẩm ớt bột và gia vị của chị Huỳnh Thị Trang...

Ngoài ra, xã Đại An hiện có làng rau sạch Bàu Tròn với gần 300 hộ gia đình làm nghề, xen canh trên diện tích gần 50 hecta chuyên về các loại rau củ quả. "Nhờ sức lao động và học hỏi trao đổi kinh nghiệm cũng như kỹ thuật đã biến nơi đây thành một vùng rau chuyên canh trù phú. Từ nhiều năm nay, vùng chuyên canh rau hàng hóa Bàu Tròn đã là điểm tham quan, học hỏi của nhà nông trong, ngoài tỉnh", ông Trường thông tin

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”
Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Ông Trương Hữu Mai – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Lộc cho biết, trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau giảm nghèo bền vững; với phong trào thi đua đó các cấp Hội Nông dân tập trung vận động nông dân cải tiến phương thức sản xuất, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất kinh doanh; cùng với đó thành lập mới 9 hợp tác xã, 52 tổ hợp tác trên các lĩnh vực về trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản… góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung hằng năm của huyện.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Nông dân huyện Đại Lộc đã kết nạp 1.899 hội viên, nâng tổng số hội viên trong toàn huyện đến nay là 23.317 hội viên, đạt 147% so với nghị quyết đề ra; có 118 chi hội (trong đó 113 chi hội thôn, khu phố, 5 chi hội nghề nghiệp).

Hiện nông dân Đại Lộc chiếm 67,4% lực lượng lao động toàn huyện, vị thế chính trị của giai cấp nông dân và Hội Nông dân ngày càng được nâng cao, khẳng định vai trò chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Longform|Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

“Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong những năm qua đã thúc đẩy việc thành lập các loại hình trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao, hình thành các hình thức hợp tác tự nguyện của nông dân, góp phần đổi mới hợp tác xã nông nghiệp, tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, thực hiện tốt liên kết “4 nhà”.

Đồng thời tạo động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, vươn lên làm giàu; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Từ đó đã giúp cho 197 hộ nghèo, cận nghèo được thoát nghèo bền vững”, ông Mai nhấn mạnh.

Ông Mai cũng cho biết thêm, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các cuộc hội thảo giúp nông dân thay đổi tư duy làm ăn từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, có kiến thức trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đại Lộc thông tin thêm, huyện Đại Lộc là nơi "rốn lũ" của tỉnh Quảng Nam. Để ít hạn chế ít nhất thiệt hại vào mùa mưa lũ, trong thời gian tới, hội sẽ định hướng bà con nông dân xây dựng các mô hình trồng cây có giá trị kinh tế cao nhưng thời gian thu hoạch ngắn. Đồng thời, phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đã phát huy hiệu quả như chăn nuôi bò, lúa, đậu xanh giống, ngô giống, bí đỏ, dưa hấu, vườn cây ăn quả và phát triển các mô hình trồng rau sạch. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất sản xuất quy mô lớn; tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, nhân rộng quy trình sản xuất VietGAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững theo chuỗi giá trị, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Hội Nông dân cũng sẽ đề xuất, kiến nghị các cấp ban ngành cùng chung tay hỗ trợ, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân làm ra, tránh để xảy ra tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa”, ông Mai nói.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Ông Nguyễn Hảo – Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đại Lộc cho biết để không ngừng phấn đấu chất lượng công tác hội và phong trào nông dân trên địa bàn huyện, ngoài các nhiệm vụ chính trị thường xuyên của hội nông dân, các cán bộ hội viên nông dân toàn huyện cần quán triệt sâu sắc quan điểm xuyên suốt của Đảng là xác định nông nghiệp nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các ban ngành mặt trận và đoàn thể của huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Trong đó, tập trung chú ý 3 nhóm phong trào lớn:
Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Nông dân xây dựng nông thôn mới và Nông dân tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Tại Đại hội Hội Nông dân huyện Đại Lộc, bà Lê Thị Minh Tâm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những kết quả đã đạt được của Hội Nông dân huyện Đại Lộc trong nhiệm kỳ 2023-2028 và đề nghị các cấp Hội Nông dân huyện sớm cụ thể hoá bằng các chương trình, kế hoạch để triển khai thực hiện theo chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đề ra, đồng thời, các cấp Hội xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm mà trong báo cáo chính trị và báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành đã nêu. Đặc biệt đã tập trung nhấn mạnh 6 nội dung trọng tâm mà Hội Nông dân huyện cần phải thực hiện.

“Để góp phần xây dựng Đại Lộc trở thành “Huyện nông thôn mới” thành công, Hội Nông dân huyện cần xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, nhằm mục đích làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng lên; là việc làm thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; trong đó nông dân là chủ thể”, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh.

Quảng Nam: Nông dân vươn lên giảm nghèo ở vùng “rốn lũ”

Thực hiện: Hạ Vĩ

Huyện Đại Lộc: Phấn đấu đến năm 2024 đạt chuẩn huyện nông thôn mới Vùng “rốn lũ” Đại Lộc, Quảng Nam: Nhiều nơi bị ngập sâu trong nước

Hạ Vĩ

Có thể bạn quan tâm

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang chính thức khai trương sau gần 7 năm triển khai thi công, trong đó có 2 năm đưa vào khai thác vận hành chạy thử.

Xem thêm

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Longform | Bài 1:  Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân

Longform | Bài 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân. Vì thế, ngày 13/10/1945, Người đã viết thư gửi giới Công Thương Việt Nam.
Longform | Bài cuối: Phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên

Longform | Bài cuối: Phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên

Đẩy mạnh phát triển đảng viên mới chính là tăng cường sức mạnh tổ chức đảng cơ sở lãnh đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương
Được mời đóng "Đào, phở và piano", Tuấn Hưng quyết "chơi tất tay" để cống hiến cho lịch sử

Được mời đóng "Đào, phở và piano", Tuấn Hưng quyết "chơi tất tay" để cống hiến cho lịch sử

Vào một buổi chiều xuân Hà Nội, Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện với Tuấn Hưng về vai diễn của anh trong bộ phim "Đào, phở và piano”.
Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu

Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu

Longform | Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, nêu gương của người đứng đầu
Longform | Tháo gỡ vướng mắc để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bứt phá

Longform | Tháo gỡ vướng mắc để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo bứt phá

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ từng bước tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo đòn bẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Longform | Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

Longform | Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

Năm 2023, cán cân thương mại cả nước đã tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt gần 30 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022.
Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Bộ Công Thương: Những nỗ lực nâng cao và lan toả tinh thần dân tộc

Với vai trò là bộ kinh tế đa ngành, thời gian qua, bên cạnh công tác chuyên môn, Bộ Công Thương đã nỗ lực xây dựng và triển khai các chương trình, đề án phát tr
Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index được kỳ vọng giúp tạo động lực mạnh mẽ đối với các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong tận dụng FTA và khai thác hiệu quả.
Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại trên thế giới.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Longform | Nâng thu nhập, tạo sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Longform | Nâng thu nhập, tạo sinh kế cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sự vào cuộc của địa phương, sự đồng hành của doanh nghiệp, sự nỗ lực của người dân vùng đồng bào dân tộc đã giúp bà con nâng thu nhập, làm giàu từ cây quế.
Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Longform | Chương trình OCOP tại Bắc Ninh: Chắp cánh đưa sản phẩm từ “làng” ra “phố”

Chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương về sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu.
Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Longform | Thảo thơm sản phẩm OCOP Cao Bằng

Hạt dẻ Trùng Khánh, lục trà và hồng trà Kolia, lạp sườn, thịt xông khói, miến dong… là những sản phẩm OCOP độc đáo, chất lượng và giá trị của Cao Bằng.
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Longform | Chung tay phát triển kinh tế - xã hội: Nét đẹp của đồng bào Công giáo Việt

Chiếm 7% dân số cả nước, đồng bào công giáo Việt đang đồng hành cùng các tôn giáo khác phát triển kinh tế đất nước – xã hội.
Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang

Viết tiếp câu chuyện đẹp cho cây chè Shan tuyết Hà Giang

Đỉnh núi Phìn Hồ cao hơn 1.300m quanh năm mây mù bao phủ với khí hậu trong lành, mát mẻ, nơi có cây chè Shan tuyết cổ thụ cho thức uống hảo hạng 5 sao OCOP.
Longform | Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường từng bước Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Longform | Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường từng bước Chính quy - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Trải qua 5 năm hoạt động, mô hình tổ chức lực lượng Quản lý thị trường theo ngành dọc đã chứng tỏ được tính ưu việt, khắc phục được điểm yếu từ trước tới nay.
Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Longform | Tiêu thụ sản phẩm OCOP Đà Nẵng trên môi trường số: Còn nhiều khó khăn

Nhiều sản phẩm OCOP Đà Nẵng đã được đưa lên môi trường kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm này.
Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Longform | Gốm sứ Tân Thịnh: Rạng danh sản phẩm OCOP tại làng gốm cổ ven sông

Sản phẩm gốm sứ Tân Thịnh (làng gốm Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội) vinh dự là một trong số ít sản phẩm được vinh danh sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Longform | Hưng Yên: Khơi dậy tiềm năng sản phẩm OCOP

Từ những tiềm năng riêng biệt, tỉnh Hưng Yên đã phát triển mạnh mẽ các sản phẩm OCOP, mang lại giá trị cao và thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Longform | Phát triển thị trường nội địa: Vai trò “bệ đỡ” song hành với hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển thị trường nội địa gắn kết chặt chẽ với mở rộng thị trường ngoài nước thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta...
Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Longform | Tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả từ điểm giới thiệu, bán hàng OCOP

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều hoạt động kết nối chuỗi sản xuất, phân phối và bán hàng OCOP địa phương vào các kênh bán lẻ.
Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Longform | Ngọt thơm trái hồng vành khuyên xứ Lạng

Hồng vành khuyên được xác định là một trong những sản phẩm OCOP thế mạnh của Lạng Sơn và đang được thúc đẩy tiêu thụ bằng nhiều hình thức
Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Longform | Chè Suối Giàng và ước mơ thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Chọn khởi nghiệp từ sản phẩm chè Suối Giàng của miền núi Yên Bái, Hợp tác xã hệ sinh thái du lịch Suối Giàng đã hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho bà con.
Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Longform | Bắc Giang: Tăng “sao” cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm).
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Longform | “Khoác áo mới” cho các sản phẩm đặc trưng Lai Châu

Nhiều sản phẩm đặc trưng, truyền thống của Lai Châu như chè, lá tắm, thịt trâu, thịt lợn, chẩm chéo… đã được nâng tầm giá trị khi trở thành sản phẩm OCOP.
Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Longform | Chứng nhận OCOP: “Giấy thông hành” cho nông sản Yên Bái

Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP đã giúp nâng cao giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Yên Bái.
|< < 1 2 3 4 > >|