Chữa “thứ bệnh hẹp hòi”

Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi hiện tượng “ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình” là “bệnh hẹp hòi”.
Bệnh ba hoa hiện nay nhìn từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phận sự của đảng viên trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Bác Hồ - tấm gương vĩ đại, cao đẹp nhất của phong trào thi đua yêu nước

Ganh ghét, đố kỵ là đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người. Nó có từ ngàn xưa và giờ đây vẫn đang phát triển, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, gây bức xúc cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đó là “thứ bệnh hẹp hòi” cần phải được chữa trị.

Căn bệnh nguy hiểm

Ganh ghét đồng nghĩa với đố kỵ, ganh tỵ, ghen tỵ… là cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích, vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác không có được điều đó, muốn người khác kém mình. Ganh ghét khác với cạnh tranh và ganh đua. Ganh nghét là một trong những thói hư tật xấu của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về tinh thần tận tụy, hy sinh vì nước, vì dân. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng..."

Ảnh: TTXVN

Từ thuở xa xưa, ông cha ta đã có những câu châm ngôn để mỉa mai thói ganh ghét, đố kỵ như: “Con gà tức nhau tiếng gáy”; “Trâu buộc ghét trâu ăn”; “Ăn không được thì đạp đổ” , “Ghen ăn, tức ở” …

Đã có rất nhiều câu chuyện trong văn hóa phương Đông và phương Tây nói về thói ganh ghét, đố kỵ. Truyện cổ tích Tấm Cám của Việt Nam đã khắc họa nhân vật Cám vì ganh tị với cô Tấm thảo hiền nên đã bị trừng trị đích đáng. Trong truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” của nền văn hóa phương Tây, vì ganh ghét trước sắc đẹp của nàng Bạch Tuyết mà bà mẹ kế của nàng tìm đủ mọi thủ đoạn để hại nàng, nhưng rốt cục bà lại chết do chính những thủ đoạn của mình gây ra.

Xã hội hiện đại, thói ganh ghét, đố kỵ không những không giảm đi mà dường như phát triển rộng hơn, mức độ nguy hiểm tăng thêm.

Đã có rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt về thói ganh ghét, đố kỵ của một số cán bộ, công chức hiện nay. Cơ quan nọ quy hoạch hai cán bộ ở vị trí chủ trì, cả hai đều đã được cấp trên cho đi đào tạo, luân chuyển…, xem chừng “kẻ tám lạng, người nửa cân”… Sắp đến “giờ G” chính thức chọn người thay thế, một trong hai vị này ganh tị với người kia, bày đặt ra chuyện khai man lý lịch, rồi thuê hẳn một cán bộ đã về hưu viết “tâm thư” đến cấp trên nhằm hạ đối thủ của mình. Thế nhưng “gậy ông lại đập lưng ông”, “cháy nhà mới ra mặt chuột”, nhờ “trò bẩn” của vị này mà cả cơ quan đã nhận ra bộ mặt thật của người đố kỵ.

Có người đứng đầu một cơ quan không muốn cán bộ dưới quyền giỏi hơn mình, có học hàm, học vị cao hơn mình nên cương quyết không cho người dưới quyền đi học. Khi cấp dưới nghiên cứu khoa học, có giải thưởng cũng tìm đủ lý do để cấp dưới phải từ chối nhận, bởi lẽ “sếp” không muốn người khác có giải thưởng cao hơn mình. Đến khi vị cán bộ này nghỉ hưu, cả cơ quan đã thở phào nhẹ nhõm và dĩ nhiên vị lãnh đạo này chẳng bao giờ bước chân tới cơ quan cũ nữa.

Ở một cơ quan khác, người đứng đầu khá giỏi giang và thành đạt, nhưng con của ông ta chẳng may bị bệnh tự kỷ, học mãi không tốt nghiệp phổ thông và thế là ông ganh ghét tất cả những người có con học giỏi. Cả cơ quan, không ai dám kể chuyện con mình vì sợ “sếp” trù dập. Cũng vì thế mà mọi người xa lánh “sếp”, đến kỳ đại hội, “sếp” đau đớn vì trượt cấp ủy, trong khi rất nhiều người lại cảm thấy vui.

Có cán bộ về hưu thấy nhà hàng xóm ăn nên làm ra bèn nhìn họ bằng con mắt ác cảm và tưởng tượng ra đủ thứ xấu xa trong đầu, nghĩ rằng “họ cũng thường thôi, sao mà giỏi hơn ta được, chẳng qua là vì xấu xa bất chính nên mới giàu”. Vị cán bộ này bèn bịa đặt, nói xấu, vu khống, viết đơn tố cáo hàng xóm. Đến khi cơ quan thanh tra, kiểm tra làm rõ sự thật, cả khu dân cư đều xa lánh ông cán bộ về hưu kia. Xấu hổ quá, ông phải bán nhà chuyển đi chỗ khác.

Nguy hiểm hơn, có những người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ bằng cách lôi kéo người có chung suy nghĩ để soi mói, nói xấu sau lưng và tìm cách cản trở đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp. Họ còn tỏ ra vui sướng trước thất bại của người khác; thậm chí họ lươn lẹo “quy chụp, biến báo” người tốt thành người xấu, tâng bốc mình lên để được cấp trên ưu ái mình…

Cách chữa thói ganh ghét, đố kỵ

Thói ganh ghét, đố kỵ như một chén thuốc độc mà mình tự chuốc lấy. Sự đố kỵ thường không chỉ dừng lại trong suy nghĩ của con người, nó luôn bộc lộ ra ngoài thông qua hành động lời nói để giải tỏa ẩn ức mặc cảm tự ti. Điều này làm cho con người càng trở nên thấp kém hơn chứ không mang lại suy nghĩ tích cực cần vươn lên để hoàn thiện bản thân. Không chấp nhận người khác hơn mình, cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm tổn thương người khác. Những người có tính thư thế thì tâm không bao giờ thanh thản, ăn không ngon, ngủ không yên.

Trong Công giáo, Thánh Thomas d'Aquino xem ghen tị là một trong những tội chết người của nhân loại. Còn trong Phật giáo, Đức Thích Ca Mâu Ni răn: “Bi ai lớn nhất của đời người là sự ganh ghét, đố kỵ”. Đức Phật cũng khẳng định rằng đố kỵ nhau sẽ tạo ra thù hận, thành oan gia trái chủ, để phải luân hồi sinh tử mãi mà đọa đày trả ân oán với nhau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi hiện tượng “ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình” là “bệnh hẹp hòi”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng”.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã coi thói ganh ghét, đố kỵ là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đó là biểu hiện “ Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình”. Ganh ghét, đố kỵ là một trong những thói hư, tật xấu của cán bộ đảng viên hiện nay, làm ảnh hưởng đến nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thực tế cho thấy, con người sẽ không thể từ bỏ được tính đố kỵ nếu không thể chiến thắng nổi bản thân. Để chiến thắng được bản thân, ngoài việc giáo dục, rèn luyện, cần phải có cơ chế ràng buộc ví dụ như việc kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng.

Các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội cần phải coi thói ganh ghét, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình là kẻ thù vô hình. Vì thế, càng phải tuyên chiến với vấn nạn này. Trong nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng phải thật sự khách quan, dân chủ, công khai và đúng thực chất, không bao che, không ích kỷ hẹp hòi, thành kiến cá nhân. Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, rà soát từ trong cấp ủy đến từng đảng viên, ai có biểu hiện ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình phải chấn chỉnh, chỉ rõ cho họ thấy để họ “tự soi”, “tự sửa”. Nếu không sửa được thì phải đưa ra khỏi đội ngũ.

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

VCCI tổ chức Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”

VCCI tổ chức Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Xem thêm