Bác Hồ - tấm gương vĩ đại, cao đẹp nhất của phong trào thi đua yêu nước

Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chúng ta lại càng nhớ về Bác tấm gương vĩ đại nhất của phong trào thi đua yêu nước.
Đồng bào Công giáo Cần Thơ tích cực thực hiện thi đua yêu nước Thanh Hóa: Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc"

Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11.6.1948 - 11.6.2023), chúng ta lại càng nhớ về Bác - tấm gương vĩ đại nhất, cao đẹp nhất, thuyết phục nhất của phong trào thi đua yêu nước.

Bác Hồ - tấm gương vĩ đại, cao đẹp nhất của phong trào thi đua yêu nước
Tranh Cổ động kỷ niệm 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (Hà Nam) vừa được phát hành năm 2023. Ảnh: Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch)

Thống nhất giữa nói và làm

Tư tưởng về “thi đua yêu nước” của Bác Hồ chính là một trong những di sản quý báu mà Người để lại cho Cách mạng Việt Nam và hiện vẫn còn nguyên giá trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người Việt Nam đầu tiên nêu lên và gắn kết một cách tài tình giữa yêu nước với thi đua, chỉ ra mối quan hệ bản chất giữa hai phạm trù, hai thành tố này với nhau. Chính điều này đã tạo cho phong trào thi đua yêu nước tinh thần mạnh mẽ, bền vững và luôn gắn liền với sự phát triển của dân tộc.

Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư tưởng và hành động là một vấn đề có tính nguyên tắc.

Do đó, Người không chỉ đưa ra và luận giải những vấn đề lý luận về thi đua yêu nước; không những là người khởi xướng, tổ chức, theo dõi và động viên phong trào thi đua yêu nước của toàn dân, mà bản thân Người còn là một tấm gương mẫu mực, sáng ngời, vĩ đại và cao đẹp nhất, thuyết phục nhất của phong trào thi đua yêu nước. Và, đây cũng chính là một trong những khía cạnh đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước.

Ngay từ năm 1945, khi Cách mạng mới thành công, chính quyền cách mạng còn non trẻ, phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân thi đua diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm; trong đó, để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất và mở cuộc lạc quyên cứu đói.

Bản thân Người cùng các vị bộ trưởng và nhân viên chính phủ đã trực tiếp tham gia sản xuất sau giờ làm việc, tăng gia một cách thực sự. Đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn lưu lại nhiều hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cộng sự của Người tăng gia ở chiến khu Việt Bắc cùng những thành quả do tăng gia mà có. Trong khi chờ đợi thu hoạch ngô, khoai, sắn.., Người đề xướng phong trào quyên gạo cứu đói: sẻ cơm, nhường áo, kêu gọi đồng bào cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu dân nghèo và tự mình gương mẫu thực hiện trước.

Tại buổi khai mạc cuộc lạc quyên tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội, Người đã đem phần gạo nhịn ăn của mình quyên trước tiên. Tấm gương của Chủ tịch nước đã khích lệ đồng bào cả nước hưởng ứng và tham gia, mỗi tuần nhân dân cả nước đã quyên được hàng vạn tấn gạo cứu đói, giúp cho nhiều người nghèo vượt qua nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Dưới sự chỉ dẫn và tấm gương của Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua yêu nước phát triển, lan rộng từ hậu phương cho đến tiền tuyến, từ nhà máy, công trường đến xưởng thợ, trường học…, khắp nơi “người người thi đua, ngành ngành thi đua, ngày ngày thi đua”.

Thi đua yêu nước đã huy động cao độ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để đưa Cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm.

Thuyết phục, cảm động bằng chính sự mẫu mực

Theo số liệu tổng kết của các nhà nghiên cứu, từ năm 1945 đến 1965, đã có trên 30 phong trào thi đua của toàn dân và của riêng các lực lượng, các ngành, các giới gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiêu biểu như phong trào: Hũ gạo cứu đói (1945), Đời sống mới (1947), Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm (từ 1945, sau phát động thành phong trào từ năm 1952), Vững tay cày, chắc tay súng (1961), Thi đua cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất (1961); Cuộc vận động 3 xây, 3 chống: nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường quản lý tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (1963); Thi đua cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình (từ năm 1960); Phong trào phụ nữ 5 tốt (từ năm 1964); Phong trào Ba đảm đang (từ năm 1965); phong trào cờ 3 nhất: Đạt thành tích nhiều nhất, đều nhất, giỏi nhất; Thanh niên có phong trào Ba sẵn sàng; hay phong trào thi đua chung cho toàn miền Bắc với phương châm “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” (1964); Tất cả chi viện cho miền Nam, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…

Sự nêu gương của Hồ Chí Minh trong phong trào thi đua yêu nước còn thể hiện qua 30 bài nói chuyện có đề cập đến nội dung thi đua yêu nước tại các địa phương, các hội nghị Trung ương, các ngành; qua gần 100 thư, điện khen của Người đối với các địa phương, các đơn vị tập thể, cá nhân có thành tích thi đua và qua hơn 20 bài báo khen các địa phương, cá nhân tích cực thi đua và thi đua đạt nhiều thành tích (có bài mang nội dung phê bình). Đặc biệt, trong mỗi bài phát biểu, bài viết, Người luôn đưa ra những con số minh họa cho sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của phong trào thi đua yêu nước.

Rõ ràng, nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước không chỉ thể hiện bằng những chỉ dẫn về công tác vận động, tổ chức thi đua mang tính hệ thống, khoa học và toàn diện, cụ thể và sâu sắc, gần gũi, dễ hiểu và dễ thực hiện…, mà Người còn chứng minh một cách trực quan, sinh động, đầy sức thuyết phục và cảm động bằng chính tấm gương mẫu mực của bản thân mình.

Chính điều đó đã đem lại hiệu quả to lớn và thiết thực trong phát động phong trào thi đua yêu nước. Đúng như khẳng định của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11.6.1948 - 11.6.1998): “Lý luận và những bài học thực tiễn từ tổ chức vận động thi đua là mảng sáng chói trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”.

laodong.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động