Thứ ba 24/12/2024 02:47

Những lưu ý khi truyền thông chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo

Chiều ngày 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo.

Trong bài trình bày về “Tình hình thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong những năm gần đây”, TS. Trần Công Trục - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao - đã lưu ý báo giới, truyền thông cần phân biệt rõ: “Lãnh thổ quốc gia trên biển” (“Territories in Sea”) là thuật ngữ dùng để chỉ các vùng biển và thềm lục địa và các hải đảo thuộc chủ quyền, quyền và quyền tài phán quốc gia; bao gồm: Các thực thể địa lý (quần đảo, đảo, đá, bãi cạn) ở giữa biển và các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo, quốc gia sở hữu.

Hội nghị tập huấn phổ biến chính sách pháp luật về chủ quyền biển đảo

Các vùng biển và thềm lục địa được gọi là “Lãnh thổ biển”(maritime territories); gồm 2 loại: các vùng biển (nội thủy, lãnh hải) thuộc chủ quyền quốc gia và các vùng biển (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa) thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Cho đến nay, trên một số phương tiện thông tin báo chí vẫn sử dụng sai tên gọi Biển Đông mà Nhà nước ta đã chính thức công bố. Biển Đông là danh từ riêng, viết hoa cả 2 chữ, không phải viết là “biển Đông”.

Đặc biệt, khi dịch ra tiếng nước ngoài, không dịch là “East Sea”, “Mer de L’Est”, mà phải là “BienDong Sea”, “Mer de BienDong”.

Các thuật ngữ “lãnh hải”, “vùng đặc quyền kinh tế”, “thềm lục địa” vẫn còn sử dụng sai, nhất là khi dịch ra tiếng nước ngoài, có thể gây sự hiểu lầm đối với lập trường đúng đắn của Việt Nam.

Cùng với những lưu ý khi truyền thông, TS. Trần Công Trục cũng nhấn mạnh, chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, thông tin cần thận trọng khi sử dụng các tài liệu lịch sử, bản đồ có liên quan đến 2 quần đảo. Bởi vì không phải bất cứ tư liệu lịch sử và bản đồ nào cũng đều có giá trị pháp lý để chứng minh và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Chỉ có những tư liệu lịch sử và bản đồ có giá trị pháp lý (nghĩa là các tư liệu do hệ thống tổ chức Nhà nước có thẩm quyền ban hành) mới được coi là những chứng cứ pháp lý.

Tiếp sau bài trình bày của TS. Trần Công Trục, Trung tá TS. Nguyễn Thanh Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã có bài trình bày về “Vị trí, vai trò quan trọng của biển và đại dương, chính sách pháp luật của Việt Nam về biển và hải đảo, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông”.

Theo Trung tá TS. Nguyễn Thanh Minh, trải qua các thời kỳ lịch sử, biển và đại dương luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia cũng như sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển đối với các quốc gia, dân tộc ven biển đảo, quốc gia quần đảo và quốc gia đảo.

Biển đảo ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia ven biển, quốc gia quần đảo trong khu vực và trên thế giới qua các phương diện cơ bản quốc phòng, an ninh, kinh tế biển và hợp tác quốc tế về biển.

Việt Nam đã có nhiều chính sách pháp luật về chủ quyền biển, đảo, có thể kể đến như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1). Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53).

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 quy định rõ biên giới quốc gia.

Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012 quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Luật Dầu khí năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 19/2000/QH10 ngày 28/6/2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí số 10/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017, quy định về hoạt động thủy sản; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản hoặc có liên quan đến hoạt động thủy sản; quản lý nhà nước về thủy sản.

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015. Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vậntải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.

Luật Cảnh sát Biển Việt Nam số 33/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Bên cạnh 7 đạo luật quan trọng có liên quan đến biển và hải đảo Việt Nam, nhà nước ta bn hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về biển như nghị định, thông tư… mang tính thống nhất, đồng bộ.

Đảng ta cũng đã ban hành một số nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/02/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

Trung tá TS.Nguyễn Thanh Minh lưu ý, đây là những chính sách pháp luật quan trọng, cần thiết. Tuy nhiên muốn khai thác phát biển bền vững cần phải bảo vệ môi trường; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Việt Nam là quốc gia biển, biển và hải đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ vị trí, vai trò của biển và hải đảo, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đều xây dựng và thực thi chính sách biển, có những giai đoạn chính sách biển đã thể hiện được sự đồng bộ và có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đây là nội dung cần thiết đối với quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế biển

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng