Quyền con người trong quản lý thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức

TS. Cao Đức Thái cho rằng: Quyền con người trong quản lý thương mại điện tử ngày nay không chỉ có cơ hội mà còn có cả thách thức.
Quyền con người: Một mục tiêu hàng đầu trong cải cách luật pháp và tư pháp Quyền con người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Quyền con người theo quan điểm của cộng đồng quốc tế là các nhu cầu về vật chất như ăn, ở, đi lại, kết hôn, làm ăn, buôn bán…) và về tinh thần như bầu cử, ứng cử, … quyền tự do ngôn luận, báo chí, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin đối với tất cả mọi người…được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật.

Thương mại điện tử là: Các hoạt động mua - bán thông qua internet, mạng xã hội. Quản lý thương mại điện tử được xem là hoạt động của các cơ quan chức năng nhà nước bảo đảm các quyền của người mua và người bán một cách công bằng-đúng pháp luật trên internet, mạng xã hội.

Bảo đảm quyền con người trong quản lý thương mại điện tử như thế nào?

Quyền con người trong quản lý thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức
Ảnh minh họa

Có thể nói, cho đến nay việc bảo đảm quyền con người trong các hoạt động thương mại điện tử vẫn đang là một cơ hội và thách thức trong xã hội ta.

Những cơ hội và thách thức đó bao gồm: Khung pháp lý (Hiến pháp, Pháp luật...) và văn hóa của người mua, kẻ bán.

Về mặt pháp lý, Điều 51 Hiến pháp 2013, quy định:

“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...; Các thành phần kinh tế đều bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững;... Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa; Điều 14 quy định:

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Quyền kinh doanh - hoạt động thương mại nói chung, quyền mua và bán nói riêng cũng đã được quy định trong Hiến pháp và Pháp luật.

Điều 33. Quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

Ngày nay quyền con người trong quản lý thương mại điện tử vẫn đang là một cơ hội và thách thức.

Về cơ hội - Từ khi Việt Nam nối mạng toàn cầu (ngày 19/11/1997 ) internet đã làm thay đổi cuộc sống của con người nói chung, cho hoạt động thương mại nói riêng. Từ con số không của những năm đầu ở thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có internet, mạng xã hội tiên tiến ( mạng 3G, 4G) phủ sóng trên khắp lãnh thổ, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi và hải đảo.

Trên lĩnh vực thương mại nói chung, ngày nay doanh nghiệp, người mua, kẻ bán đều có thể sử dụng mạng internet, mạng xã hội, nhất là mạng Facebook để quảng bá sản phẩm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, khả năng giao hàng…; Người mua có thể tiếp cận sản phẩm qua hình ảnh, trao đổi với người bán về chất lượng, giá cả …của mặt hàng. Quan trọng hơn, ngày nay người mua không nhất thiết phải đến cửa hàng-siêu thị, mà có thể mua qua mạng những sản phẩm ở những nơi xa xôi mà mình không có điều kiện/ không nhất thiết phải đến. Chẳng hạn ngồi ở Hà Nội, người ta có thể mua càfe ở Buôn Mê Thuật; cá biển ở Phú Quốc; rau sạch ở Hòa Bình… Thậm chí có doanh nghiệp ở Hà Nội, buôn bán otô (qua mạng) ở tận Hoa Kỳ.

Về thách thức- trên lĩnh vực thương mại điện tử, đó là khả năng đánh giá đúng chất lượng sản phẩm. Có thể nói, ở nước ta hiện nay có hầu như tất cả các hàng hóa-Từ lương thực phẩm, hàng tiêu dùng ( như điện thoại, máy tính…), thuốc, thiết bị y tế…đến xe máy, otô đều nhập ngoại…Trong khi đó Nhà nước ta đã xóa bỏ chế độ bao cấp, hầu hết các mặt hàng đều do các doanh nghiệp nhập khẩu… giá cả đều do các doanh nghiệp quyết định. Do không trực tiếp tiếp cận được hàng hóa, người mua khó có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm mình mua. Không ít người mua đã thất vọng khi được giao hàng. Tuy nhiên hiện nay đã có phương thức kiểm tra hàng trước khi trả tiền…nhưng không phải tất cả các mặt hàng đều có thể làm như vậy…thực tế cho thấy, nhưỡng nhược điểm của sản phẩm chỉ xuất hiện khi sử dụng.

Thách thức thứ hai - đó là tình trạng tham nhũng có khuynh hướng gia tăng. Đặc biệt là khả năng các cơ quan chức năng (Bộ, Sở…liên quan) “móc ngoặc” với công ty- che đậy tham nhũng dưới hình thức tập thể, để móc túi nhà nước, người dân. Vụ mua-bán kit test với bệnh covid 19 vừa qua là một ví dụ.

Nhìn nhận hoạt động thương mại điện tử qua lăng kính quyền con người, chúng ta thấy có những cơ hội và thách thức sau.

Còn nhớ trong thời kỳ bao cấp mỗi người, tùy theo vị trí xã hội người ta có thể được cung cấp các mặt hàng và dịch vụ nhất định. Người có cương vị cao thường được bao cấp các mặt hàng chất lượng tốt với giá cả thập và ngược lại, người có cương vị thấp thì được cung cấp hàng hóa, dịch vụ chất lượng thấp hơn. Trong thời kỳ này, các cô bán lương thực, thực phẩm được xem là “đẹp nhất” trong con mắt của các chàng trai chưa vợ. Ngày nay, tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ một cách công bằng. Sự khác biệt duy nhất- đó là giá cả cho các hàng hóa và dịch vụ: Hàng hóa chất lượng càng cao thì giá cả càng đắt…

Xem xét trên lĩnh vực văn hóa thì giá cả chưa đủ mà còn ở lương tâm, trách nhiệm của người bán, cung cấp các dịch vụ và ý thức, văn hóa của người mua. Dịch vụ khám chữa bệnh là một ví dụ. Có thể nói hầu hết các thày thuốc chữa bệnh đều dựa trên bệnh lý để kê đơn/cho thuốc, thế nhưng vẫn có không ít sự phân biệt đối xử với người thân, người lạ.

Quyền con người trong quản lý thương mại điện tử ngày nay không chỉ có cơ hội mà còn có cả thách thức. Tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, trong thương mại điện tử nói riêng ngày nay đòi hỏi cả về khoa học - công nghệ và ý thức con người. Đồng thời với việc bảo đảm internet, mạng xã hội vận hành trôi chảy là việc bảo đảm quyền và trách nhiệm của người mua và người bán theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương có vị trí quan trọng nhất trong việc bảo đảm quyền và trách nhiệm của người bán, kẻ mua.

Ngày nay, khi thương mại điện tử ngày càng quan trọng, Bộ Công Thương cần và phải hướng dẫn và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử; Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số. Đồng thời tuyên truyền giáo dục về quyền con người trong hoạt động thương mại nói chung, thương mại điện tử nói riêng./.

TS. Cao Đức Thái
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng đâu đó vẫn âm ỉ những luận điệu hằn học về một ''ngày quốc hận''.
Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Nhiều cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta do thoái hóa, biến chất, tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật, cho thôi giữ các chức vụ.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Là Bộ kinh tế đa ngành, Bộ Công Thương đã bám sát và nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động