Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa.
Quy định mới về các biện pháp phòng vệ thương mại Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới có nhiều biến động, khó đoán định. Cạnh tranh hàng hóa ngày càng gay gắt trong xu hướng hình thành cục diện đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc…, đã tác động mạnh mẽ đến chuỗi giá trị hàng hóa Việt Nam. Sẽ thành công hơn nữa trong phát triển thị trường bền vững hay thất bại trên sân nhà? Điều mong đợi và cảnh thức đó, đang hối thúc Việt Nam xây dựng thực lực mạnh, quyết tâm chính trị vượt bậc và tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi của các hiệp định, thỏa thuận thương mại để thúc đẩy xuất khẩu; đồng thời có biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất, lợi ích người tiêu dùng…

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành
Khi năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu ngày càng phát triển, các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ theo cam kết, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối diện với thách thức lớn về thị trường và năng lực cạnh tranh. Ảnh: HPG

Thị trường là mệnh lệnh

Trong tiến trình đổi mới và hội nhập – Đảng, Nhà nước luôn nhất quán về đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng “Nước thịnh - Dân cường”.

Với 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký và thực thi; trong đó, có nhiều FTA thế hệ mới với những cam kết toàn diện về nội dung và đối tượng, chặt chẽ đến khắt khe về chất lượng, quy chuẩn và sự minh bạch về nguồn gốc, kế toán tài chính theo đường đi của hàng hóa. Các hiệp định này, một mặt tạo lợi thế cạnh tranh, phát triển thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức. Trong đó, nổi bật nhất là phòng vệ thương mại.

Đáng chú ý, một số thị trường lớn đã bảo hộ sản phẩm quốc nội quá mức, bằng cách sử dụng “thị trường đặc biệt” làm công cụ điều tra phòng vệ thương mại. Đây là một biến thể thông qua các Hiệp hội ngành hàng để “cáo buộc” Chính phủ nước xuất khẩu tác động đến thị trường đẩy giá cao hơn so với thực tế.

Trước hoàn cảnh đó, rọi chiếu vào hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và hoạt động phòng vệ thương mại những năm gần đây có diễn biến phức tạp thế nào?

Đến hết tháng 4/2024, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã đối mặt với 249 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường vùng quốc gia/lãnh thổ. Các mặt hàng bị điều tra khá đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra-basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, hạt nhựa EPS, mật ong...

Ngoài ra, Cơ quan điều tra nước ngoài cũng thường xuyên rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại với quy trình và các yêu cầu điều tra có mức độ phức tạp tương tự các vụ việc điều tra mới. Các cuộc điều tra này thường tạo ra gánh nặng đối với doanh nghiệp bị áp thuế ở mức cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, mất một phần hoặc có khi mất hết thị trường. Đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp, hiệp hội liên quan do lượng dữ liệu, thông tin phải cung cấp đã tăng lên gấp đôi trong cùng một khoảng thời gian như trước đó. Đối với người lao động cũng bị gia tăng áp lực về tâm lý, niềm tin và lớn hơn là mất cả việc làm, thu nhập.

Đối với hàng hóa nhập nhẩu, Việt Nam đã điều tra 18 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương tiếp nhận và xử lý 5 hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá của ngành sản xuất trong nước, thực hiện 12 vụ việc rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó, có 4 vụ việc rà soát nhà xuất khẩu mới, 5 vụ việc rà soát hàng năm và 3 vụ việc rà soát cuối kỳ.

Xuất khẩu là một trong ba trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân – gánh trọng trách ấy, bằng quyết tâm và nỗ lực của mình - Bộ Công Thương đã tham mưu, xây dựng “Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2020. Mục tiêu của Đề án nhằm cảnh báo trước những mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại. Giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước, giúp các cơ quan chức năng hỗ trợ doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, đã đem lại những kết quả tích cực, ghi nhận nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế cho doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp được tiếp cận thông tin về phòng vệ thương mại một cách đầy đủ, kịp thời.

Hầu hết các doanh nghiệp được hướng dẫn, không bị kết luận bất hợp tác dẫn tới mức thuế cao. Bộ Công Thương đã theo dõi sát quy trình điều tra của Cơ quan điều tra nước ngoài, thường xuyên đưa ra các lập luận pháp lý để phản biện khi phát hiện khả năng vi phạm WTO và thông lệ điều tra quốc tế; đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có cơ hội thực thi các quyền doanh nghiệp trong phòng vệ thương mại.

Với các hoạt động cảnh báo sớm, hỗ trợ doanh nghiệp đã được triển khai, đã thu được kết quả tích cực ban đầu, thu nhận được kinh nghiệm quý như: Vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe (chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Hoa Kỳ) không bị áp thuế chống bán phá giá. Vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng, thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức do ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ cáo buộc (110%).

Những kết quả trên, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam duy trì và thậm chí phát triển thêm được thị phần tại thị trường xuất khẩu khi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh khác bị áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với mức thuế áp dụng đối với hàng hóa của Việt Nam.

Nhìn tổng quan, từ một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng hoạt động phòng vệ thương mại ở Việt Nam đã có được bước phát triển vượt bậc cả về hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy tổ chức. Kết quả đạt được, đã góp phần xứng đáng vào hoạt động xuất khẩu, với bước đi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Đồng thời, tranh thủ được khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ…, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành
Trước hàng rào phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cần đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm; chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu để mở rộng thị trường. Ảnh: TTXVN

Tiếng gọi trưởng thành

Khi năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu ngày càng phát triển, các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ theo cam kết, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối diện với thách thức lớn về thị trường và năng lực cạnh tranh. Do vậy, phòng vệ thương mại hầu như không thể xác định được chính xác quỹ đạo vận động, mà chỉ có thể xác định chiều hướng vận động của thế giới.

Trong bối cảnh đó, xây dựng thực lực của đất nước là nhân tố quyết định thành công; “chủ động, thích ứng, hiệu quả” là yêu cầu xuyên suốt trong phòng vệ thương mại ở Việt Nam, với các giải pháp lớn:

Một là, đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương và ngành hữu quan về phòng vệ thương mại đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế của nhân dân. Hình thành nên “dòng tư tưởng”, sự “phản xạ” của doanh nghiệp và người lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu là chìa khóa của đổi mới sáng tạo ra giá trị mới, định hướng cho phát triển

Hai là, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế cần đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm. Và chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng, thương hiệu để mở rộng thị trường. Đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới, tránh tăng trưởng xuất khẩu quá nóng vào một thị trường, đặc biệt là các thị trường thường xuyên sử dụng công cụ phòng vệ thương mại và đã từng kiện hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam

Ba là, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu tập trung xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, lưu trữ hồ sơ, sổ sách đầy đủ và rõ ràng. Khi vụ việc bị khởi xướng điều tra, thì phải tham gia hợp tác với cơ quan điều tra nước ngoài để tránh việc bị cơ quan điều tra sử dụng các dữ liệu sẵn có khi đánh giá, phân tích trong kết luận vụ việc. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội, các doanh nghiệp trong Ngành để xây dựng chiến lược kháng kiện vì lợi ích chung

Bốn là, xây dựng đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn pháp lý… tài năng, đạo đức, có uy tín quốc tế về phòng vệ thượng mại, và tham gia các tổ chức quốc tế về giải quyết tranh chấp trong phòng vệ thương mại; gắn liền với các hoạt động hỗ trợ ngành hàng, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, người lao động. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ Công Thương, các bộ, ngành hữu quan; kịp thời và xử lý tổ chức, cá nhân lẩn tránh trách nhiệm, vi phạm kỷ luật đi dôi với xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm chính trị được giao.

Phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của quốc gia, bao gồm 3 nội dung chính: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ - Đó là một hành trình dài, đầy cam go và thách thức. Để chủ động, thích ứng và hiệu quả trong hiện tại và tương lai – Điều cần nhất là hành động, để: Đạo lý được đề cao; Pháp lý được toàn dụng; Người lao động được nâng niu; Thị trường được mở rộng – Đó là “Tiếng gọi của trưởng thành”.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Xem thêm