Đổi mới, tinh gọn bộ máy hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Tinh gọn bộ máy là mục tiêu sẽ đạt trong dài hạn |
Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả” đã đặt ra đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện thể chế để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống.
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả” đã đặt ra đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện thể chế để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống.
Thể chế là hệ thống gồm các nguyên tắc, quy định, các luật lệ. Mỗi quốc gia có một thể chế riêng được quy định trong văn bản pháp luật, có giá trị pháp lý cao nhất ở quốc gia đó. Thể chế định hướng sự phát triển của chế độ chính trị theo mục tiêu của quốc gia.
Thể chế chính thức là những quy tắc, luật lệ được ban hành bằng văn bản bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đóng vai trò điều chỉnh và quản lý nhà nước lẫn xã hội, giúp tạo ra trật tự, kỷ cương.
Thể chế phi chính thức là những chuẩn mực, quy tắc được hình thành bởi cộng đồng xã hội, không được ghi thành văn bản.
Ba thành tố tạo thành thể chế ở Việt Nam: hệ thống pháp luật và các quy định, chuẩn mực; tổ chức bộ máy gồm ba khối là Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội; cơ chế vận hành là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945) đến nay, về cơ bản thì mô hình tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Việt Nam rất ổn định dù cũng có sự điều chỉnh trong mỗi khối ở từng giai đoạn lịch sử.
Người dân đến Bộ phận Phục vụ hành chính công làm thủ tục hành chính. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) |