Longform
30/01/2023 14:55
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

30/01/2023 14:55

Đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì sản phẩm mật ong chế biến của Honeco đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia...
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Hơn 13 năm triển khai, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ) đã hoàn thành sứ mệnh trong việc định vị khái niệm “hàng Việt Nam” trong lòng người tiêu dùng. Bước sang giai đoạn mới, trọng tâm của CVĐ là đưa các sản phẩm Tinh hoa hàng Việt đến với người dùng không chỉ trong nước mà cả thế giới.

-----

Hành trình tạo nên

mật ong chất lượng cao thương hiệu Việt

Đó chính là lý do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương CVĐ đã chọn Tam Đảo - Vĩnh Phúc, nơi có thương hiệu mật ong Honeco - loại đặc sản kết tinh từ đất lành và đang xuất khẩu đến một số thị trường khó tính trên thế giới là điểm đến đầu tiên trong chuyến kiểm tra tình hình triển khai CVĐ ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Giữa đất trời mờ sương của buổi sáng đầu đông, giữa núi đồi và hoa trái, dưới ánh sáng vàng óng xuyên qua kẽ lá, trong tiếng vo ve đập cánh của từng đàn ong mật, mùi thơm và vị đặc sánh ngọt ngào của thứ mật ong tinh khiết khiến chúng tôi cảm nhận được rõ rệt hơn bao giờ hết sự thơm thảo từ thức quà tự nhiên của đất trời. Chưa hết, sự tinh túy và quý giá của mật ong còn được nâng lên một bậc khi kết hợp với quất, nghệ, đông trùng hạ thảo, trở thành thứ đồ uống cao cấp và đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Tại showroom rộng rãi, khang trang nằm ngay bên cạnh trụ sở công ty, trên trục đường chính sầm uất của Vĩnh Phúc, bà Lê Thị Nga - Tổng Giám đốc Công ty CP Ong Tam Đảo nhớ lại những ngày đầu đầy vất vả khi gắn bó với ngành ong. Bà kể, từ khi về làm dâu, bà đã theo nghề nuôi ong của gia đình chồng như một cơ duyên. Tròn 20 năm trước, khi bước sang tuổi 31, bà quyết định từ bỏ công việc một nhà giáo sinh hóa, dồn hết tâm huyết và kinh nghiệm cùng chồng bắt tay gây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến mật ong với cái tên Công ty TNHH Ong Tam Đảo (Honeco).

Ban đầu, quy mô công ty khá nhỏ, chỉ khoảng 100 - 200 đàn ong nội, các sản phẩm chủ yếu là dòng mật ong nguyên chất đơn thuần được khai thác tại địa phương, đóng chai đơn giản.

Quy mô nhỏ nhưng không có nghĩa là manh mún, ngay từ đầu, bà đã xác định thương hiệu Honeco nhất định phải là lời khẳng định cho sản phẩm chất lượng cao, chính vì đó, từ khâu nuôi ong đến chế biến, sản xuất đều phải đạt chuẩn.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

“Nghề nuôi ong là nghề du mục, gần như di chuyển quanh năm, mỗi một nơi có thể chỉ nán lại khoảng từ 1-1,5 tháng cho một nguồn hoa. Việc quản lý các trang trại cũng là điều rất là khó khăn. Do đó, Honeco đã tập trung cho xây dựng quy trình, thường xuyên tập huấn cho các trang trại liên kết của mình để họ theo quy trình của nhà máy đưa ra” – bà Nga chia sẻ.

Theo đó, thứ nhất là thời gian khai thác phải đủ “chín” và thứ hai là nuôi ong theo phương pháp sinh học, không sử dụng đến kháng sinh trong quá trình chăn nuôi, không sử dụng đường sắt ca rô cho ong ăn trong quá trình khai thác. Trong các nhóm trang trại, Honeco sẽ lựa chọn những trang trại nào có kinh nghiệm và có uy tín nhất để kiểm soát một nhóm trang trại. Khi cán bộ kỹ thuật của Honeco không đến được, chính những người đó sẽ kiểm soát cho những trang trại xung quanh.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Bên cạnh đó, 100% nguyên liệu đầu vào nhà máy đều được công ty lấy mẫu và kiểm tra. Hiện nay, Honeco đang xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn để kiểm soát nguyên liệu đầu vào, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến.

Có được mật ong đạt chuẩn, bà lại tìm cách kết hợp với các thực phẩm cao cấp khác để cho ra mắt thị trường những sản phẩm tiện dụng nhất. Rồi mật ong quất gừng, mật ong nghệ, mật ong sữa ong chúa, mật ong đông trùng hạ thảo… được đóng chai hoặc đóng gói hiện đại ra đời, được chào đón tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị CoopMart… trên cả nước. Thời gian dịch Covid-19 bùng phát, các sản phẩm Honeco “cháy hàng” liên tục.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Quyết đưa sản phẩm

ra thế giới

Nói về câu chuyện xuất khẩu, bà Nga chia sẻ, một lần tại lớp học quản trị kinh doanh cao cấp do các chuyên gia cao cấp của Nhật Bản giảng dạy, bà mang tới lớp một hũ mật ong Honeco nhờ chuyên gia cao cấp góp ý. Lúc ấy, thầy nói, mật ong Việt Nam không có tên trên bản đồ mật ong thế giới!

Câu nói ấy khiến bà ám ảnh, trăn trở rằng tại sao một đất nước nông nghiệp với số lượng người nuôi ong rất lớn, sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu đi các nước cũng nằm trong tốp đầu thế giới, lại không hề có tên trên bản đồ mật ong thế giới? Coi việc đưa mật ong Việt ra thế giới, ghi dấu trên “bản đồ” quốc tế là sứ mệnh, bà Nga quyết tâm bằng mọi cách xây dựng thương hiệu mật ong Việt Nam đủ mạnh trên thị trường. Và việc đó chỉ làm được nếu xuất khẩu đến được các thị trường khó tính hàng đầu thế giới.

Nghĩ là làm, Honeco quyết tâm chinh phục thị trường nước bạn bằng việc cải tiến quy trình để ra được những dòng sản phẩm tốt nhất. Đồng thời, làm truyền thông bằng những câu chuyện về quy trình, chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng biết đến và quảng bá thông qua kênh xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương. Đích hướng đến là những thị trường rất khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Singapore và Dubai…

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Không phụ công bao nhiêu cố gắng, đến năm 2019, Mật ong Tam Đảo Honeco có đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ đầu tiên và sau đó là rất nhiều thị trường khác. Trong bối cảnh đa số mật ong Việt Nam xuất khẩu vẫn ở dưới dạng nguyên liệu thô thì những sản phẩm mật ong chế biến của Honeco mang thương hiệu Việt Nam đang từng bước được ghi nhận tại một số quốc gia như Đức, Singapore, Hàn Quốc, Dubai… Đó là một điều đáng được ghi nhận sau rất nhiều nỗ lực.

Khi những sản phẩm với màu vàng nâu trưng của thương hiệu Honeco được đưa vào hộp, xếp lên thùng, theo những container rời bến, người phụ nữ trầm tính và điềm đạm ấy đã rơi nước mắt. Rồi đây, trên những kệ siêu thị nước ngoài, thương hiệu Honeco sẽ được đưa đến tận tay người tiêu dùng nước ngoài, định danh một cách hoàn hảo không chỉ thương hiệu của doanh nghiệp, mà còn là thương hiệu của mật ong từ núi đồi Tam Đảo, mang thương hiệu của Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu mà Bộ Công Thương luôn đau đáu và đã giành rất nhiều tâm sức để đầu tư trong những năm qua - đưa sản phẩm ra nước ngoài bằng chính thương hiệu Việt.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Chính vì lẽ đó, trong chuyến kiểm tra tại Honeco, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã giao cho các Cục, Vụ hỗ trợ tối đa để đưa các sản phẩm của Honeco vào các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và quảng bá thông qua các chương trình thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với CVĐ, an toàn thực phẩm… Cao hơn là xây dựng Thương hiệu Quốc gia. Đây là sự hỗ trợ lớn nhất của Bộ Công Thương cho một sản phẩm thương hiệu Việt. Nếu xây dựng thành công Thương hiệu Quốc gia, đây sẽ là tấm giấy thông hành uy tín nhất cho sản phẩm ra thị trường thế giới.

Đáng chú ý, hiện nay, toàn bộ các sản phẩm được Honeco sản xuất, chế biến và phân phối trên thị trường cũng như xuất khẩu… đều do bà Nga cùng đồng sự dày công nghiên cứu, dành nhiều tâm huyết để có được quy trình sản xuất, công thức tối ưu và giải pháp kỹ thuật hoàn hảo. Tựu chung lại, đây là một sản phẩm Tinh hoa hàng Việt Nam đúng nghĩa – kết tinh từ đất lành và hoàn thiện nhờ chính bàn tay, khối óc và tình yêu vô bờ của người Việt Nam với những tinh hoa từ đất mẹ.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Chính sách đặc biệt cho

sản phẩm OCOP

Mật ong Honeco là một trong những sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Vĩnh Phúc. Chương trình OCOP được triển khai thực hiện theo Quyết định số 490 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 01 của Ban chỉ đạo Trung ương về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018 - 2020. Chương trình đặt mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, sản xuất kinh doanh để sản xuất một sản phẩm truyền thống có lợi thế đạt chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân gắn với thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2017-2020.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây
Honeco là doanh nghiệp khoa học công nghệ với gần 20 năm hình thành và phát triển
Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Trong quá trình thực hiện, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Hỗ trợ các dự án phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng nhằm tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm… Nhờ đó đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 40 sản phẩm được chứng nhận “OCOP Vĩnh Phúc”, trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao và 28 sản phẩm đạt 3 sao. Một số sản phẩm được kể đến như: Thanh long ruột đỏ, tương nếp (Lập Thạch); su su, trà hoa vàng, ba kích, nấm sò, đông trùng hạ thảo (Tam Đảo); chuối tiêu hồng (Yên Lạc); rau an toàn (Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Yên); dưa chuột an toàn, gạo Long Trì, trứng gà an toàn (Tam Dương); thịt gà an toàn (Tam Dương, Tam Đảo); thịt lợn an toàn Phát Đạt, thịt lợn thảo dược (Phúc Yên); rắn và các sản phẩm chế biến từ rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường)...

Tuy nhiên, hiện nay, các sẩn phẩm trên chỉ dừng lại ở sự “nổi tiếng” trong phạm vi hẹp, nhiều sản phẩm trong nhóm nông sản còn đại trà, chưa mang nét đặc trưng của địa phương. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn chưa ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thương lái; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, chủ yếu là sản xuất thủ công; một số sản phẩm phù hợp thì quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng thấp... Do đó, thành công của mật ong Honeco là một trong những sản phẩm tiêu biểu cho việc xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP của Vĩnh Phúc.

Longform | Mật ong Việt ở trời Tây

Thực hiện: Phương Lan - Trang Anh

Trang Anh

Có thể bạn quan tâm

Sẵn sàng cho Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024

Sẵn sàng cho Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024

Các hoạt động khuyến mại nổi bật trong khuôn khổ Chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19/12 – 30/12.
Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Xem thêm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Xây dựng đại học ứng dụng qua nghiên cứu khoa học

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Xây dựng đại học ứng dụng qua nghiên cứu khoa học

Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã giúp các cơ sở đào tạo ngành Công Thương từng bước xây dựng đại học ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Tự chủ công nghệ: Mở hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước

Tự chủ công nghệ: Mở hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước

Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đã được áp dụng hiệu quả vào sản xuất, giảm dần nhập khẩu thiết bị, công nghệ.
Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng

Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng

Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), nhu cầu thị trường máy móc trong nước có thể đạt 310 tỷ USD vào năm 2030.
Lạng Sơn: Hết thời nông sản ùn tắc tại cửa khẩu

Lạng Sơn: Hết thời nông sản ùn tắc tại cửa khẩu

Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn đi vào hoạt động đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giải tỏa nông sản ùn tắc vào mùa cao điểm.
Gia Lai: Tình nguyện viên nước ngoài

Gia Lai: Tình nguyện viên nước ngoài 'sắm vai' nông dân, trải nghiệm quy trình làm cà phê

Làm tình nguyện viên ở các nông trại là cơ hội để các du khách Tây tìm hiểu văn hóa, lối sống, trải nghiệm công việc của những nông dân trồng cà phê ở Gia Lai.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4

Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4

Từ 2-7/12, Truyền tải điện Hà Nội đã cải tạo di chuyển đường dây 220kV tại khu vực Thường Tín, phục vụ công tác thi công dự án đường vành đai 4.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
|< < 1 2 3 4 > >|