Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Ngày này năm xưa 23/10: Kỷ niệm 61 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển Ngày này năm xưa 23/10: 62 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển; Khôi phục hệ thống điện quốc gia

Ngày 23/10/1961 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam, đánh dấu mốc son lịch sử khi con đường Hồ Chí Minh trên biển chính thức được mở. Đến thời điểm này, sau 63 năm, không một hải trình nào, không một lịch sử hàng hải nào trên thế giới có thể làm nên một con đường đi biển huyền thoại như những gì mà những thủy thủ của những “Chuyến tàu không số” làm nên trong lịch sử bảo vệ đất nước.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại
Đường Hồ Chí Minh trên biển- Huyền thoại có thật

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã đi vào lịch sự đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam, con đường thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách một dân tộc anh hùng; một “huyền thoại có thật”, một “kì tích” của dân tộc ta. Đó không chỉ là phương thức chi viện mới hết sức quan trọng, trực tiếp cho các chiến trường ven biển miền Nam, mà còn là một sáng tạo chiến lược của Đảng về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Vì thế, đường Hồ Chí Minh trên biển không chỉ là “kỳ tích” mà là huyền thoại có thật.

Sự ra đời đường Hồ Chí Minh trên biển

Sau năm 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, các thế lực cầm quyền của đế quốc Mỹ và tay sai đã ngang nhiên xóa bỏ hiệp định Giơ-ne-vơ, đưa quân xâm lược, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã xác định, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, chủ trương, nhanh chóng tổ chức chi viện sức người, sức của, vũ khí từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho chiến trường miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Thực hiện chủ trương của Đảng và Tổng Quân ủy, ngày 19/5/1959, “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (đơn vị tiền thân của Đoàn 559) được thành lập. Ngày 01/6/1959, Tiểu đoàn 301 trực thuộc Đoàn 559 ra đời, có nhiệm vụ mở tuyến vận tải xuyên Trường Sơn để chi viện vũ khí, trang bị, lực lượng cho chiến trường miền Nam. Đến tháng 7/1959, Tiểu đoàn 603 được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm phương thức vận chuyển bằng đường biển chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam.

Để giữ bí mật, Tiểu đoàn lấy tên là “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”. Phương tiện vận tải ban đầu của đơn vị là 4 chiếc thuyền gỗ, mỗi chiếc trọng tải từ 15 đến 20 tấn; thuyền có 2 đáy, phía dưới để vũ khí, phía trên để lưới và dụng cụ đánh cá, cải trang thành thuyền buồm đánh cá miền Nam. Cuối năm 1959, công tác chuẩn bị cho vận chuyển đã cơ bản hoàn thành. Tiểu đoàn 603 tổ chức chuyến thuyền vượt biển đầu tiên, nhiệm vụ là chở 5 tấn vũ khí và thuốc chữa bệnh cho chiến trường Khu 5; địa điểm cập bến là chân đèo Hải Vân. Tuy nhiên, chuyến đi đầu tiên đã không thành công, do đó Tổng Quân ủy quyết định cho Tiểu đoàn 603 ngừng hoạt động. Trong khi chờ đợi trên tìm phương án mới, Tiểu đoàn 603 giải thể và được chuyển về Tiểu đoàn 301 làm nhiệm vụ mở đường Trường Sơn.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đầu năm 1960, cùng với phong trào Đồng khởi Bến Tre, phong trào cách mạng của các tỉnh đồng bằng Nam Bộ chuyển mạnh lên thế tiến công và trở thành cao trào đồng khởi rộng khắp. Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách là phải nhanh chóng vận chuyển vũ khí, hàng hóa để chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Lúc này, tuyến đường bộ trên dãy Trường Sơn, Đoàn 559 đã mở và hoạt động có hiệu quả, nhưng chưa vươn tới các địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng. Tổng Quân ủy tiếp tục chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu đề án mới về xây dựng và tổ chức lực lượng vận tải biển chi viện cho chiến trường Nam Bộ và Khu 5. Trong khi chưa có lực lượng để làm nhiệm vụ vận chuyển trên biển chi viện cho miền Nam, Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các tỉnh ven biển ở miền Trung và Nam Bộ chủ động chuẩn bị bến, bãi và tổ chức đưa thuyền vượt biển ra miền Bắc, vừa thăm dò, nắm tình hình địch, nghiên cứu tuyến vận chuyển trên biển, vừa nhận vũ khí để kịp thời cung cấp cho phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam đang phát triển.

Từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, những người lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Trà Vinh và Bà Rịa đã cử 5 con thuyền gỗ từ miền Nam ra miền Bắc để báo cáo tình hình, xin tiếp tế vũ khí và sau đó trực tiếp vận chuyển vũ khí cũng như dẫn đường cho các tàu tiếp tế giả dạng tàu đánh cá từ Bắc vào Nam.

Những chuyến thuyền từ Nam Bộ vượt biển ra Bắc thành công là một trong những cơ sở quan trọng để xúc tiến việc thành lập đoàn vận tải thủy tiếp tế vũ khí cho miền Nam.

Ngày 23/10/1961, Bộ Tổng Tư lệnh ra Quyết định số 97/QP do đồng chí Trung tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký thành lập Đoàn 759 vận tải thủy, đồng chí Trung tá Đoàn Hồng Phước làm Đoàn trưởng.

Quyết định thành lập Đoàn 759 thể hiện tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của Bộ Chính trị mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh. Sự ra đời của Đoàn 759 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển chi viện cho chiến trường miền Nam. Tháng 8/1963, Quân ủy Trung ương quyết định giao Đoàn 759 trực thuộc Cục Hải quân. Ngày 29/01/1964, Bộ Quốc phòng quyết định đổi phiên hiệu Đoàn 759 thành Đoàn 125 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Ngày 23/10 trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 759 trước đây, Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân ngày nay, đồng thời là Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển.

Kỳ tích làm nên huyền thoại

Việc thành lập Đoàn 759, mở tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển đã khai thông tuyến chi viện chiến lược trên biển cho chiến trường miền Nam, kết nối chặt chẽ hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam, kịp thời cung cấp sức người, sức của cho các lực lượng, tiến hành đấu tranh vũ trang trên khắp các chiến trường. Với sự chủ động vận chuyển bằng nhiều hình thức độc đáo, sáng tạo, cùng tinh thần quả cảm, táo bạo, mưu trí, vượt muôn vàn khó khăn, đối mặt với sóng to, gió lớn và sự ngăn chặn gắt gao của quân thù, nhiều tấm gương anh dũng, chiến đấu, hy sinh giữa biển cả mênh mông để giữ bí mật con đường.

Trong 14 năm kháng chiến, Đường Hồ Chí Minh trên biển đã huy động được 1.879 lượt tàu thuyền, vận chuyển 152.876 tấn vũ khí trang bị kỹ thuật, thuốc chữa bệnh và 80.026 cán bộ, chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn 125 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp tục tham gia vận chuyển và chiến đấu, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang.

Đường Hồ Chí Minh trên biển là con đường vận tải bí mật, bất ngờ, có ưu thế về thời gian, hiệu quả và khả năng vận chuyển sâu vào các chiến trường miền Nam-sự sáng tạo độc đáo, đặc sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, tài thao lược của Đảng và Bác Hồ. Đây là nét đặc sắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng, kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của ông cha ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh trên biển thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tầm nhìn chiến lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc mở tuyến đường vận tải trên biển đúng thời cơ; quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc; phương pháp vận chuyển “độc nhất vô nhị” trong lịch sử chiến tranh thế giới.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời đã góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thành công của những chuyến vũ khí đã trực tiếp góp phần đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát triển khối chủ lực ở chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ; góp phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của quân dân ta ở Ấp Bắc, Đầm Dơi, Cái Nước, Chà Là, Vạn Tường, Ba Gia, Bình Giã, Đồng Xoài... Có thể thấy, hiệu quả vận chuyển của tuyến chi viện chiến lược biển đã tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp trên tất cả các vùng chiến lược, các địa bàn chiến lược ở miền Nam. Đặc biệt, sự xuất hiện kịp thời những vũ khí tương đối hiện đại, có tính năng chiến đấu cao đã góp phần làm thay đổi cách đánh của quân và dân ta, thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch. Bối cảnh bấy giờ, nhiều tờ báo ở Mỹ khẳng định: “Cộng sản Bắc Việt có những đội thuyền viên lão luyện, vượt xa hải quân Việt Nam Cộng hòa hai mươi năm. Họ có thể điều khiển tàu đi trong bất luận thời tiết nào, địa hình nào”.

Đường Hồ Chí Minh trên biển thực sự là kỳ tích có một không hai trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chiến lược, cực kỳ độc đáo của Đảng ta, một trong những nghệ thuật quân sự tài tình, độc đáo và sáng tạo của chiến tranh nhân dân, cũng như bản lĩnh, lòng quả cảm của những chiến sĩ “Đoàn tàu Không số” trên con đường huyền thoại, đã đóng vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam.

Trong 63 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 125, ngày 30/4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất; ngày 01/01/1967, Quốc hội, Chính phủ tặng Danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Đoàn 125 lần thứ nhất và lần thứ hai vào ngày 03/6/1976....và nhiều phần thưởng, danh hiệu vinh dự Nhà nước cùng với các danh hiệu thi đua khác; xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Mưu trí, dũng cảm; khắc phục khó khăn; vận tải đường biển; chi viện chiến trường, quyết chiến quyết thắng”.

Viết tiếp trang sử vàng

Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ của Hải quân nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới có sự phát triển, trọng tâm là bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, trong đó nhiệm vụ vận chuyển cho Trường Sa được đặt lên hàng đầu.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Với việc đổi tên thành Hải đoàn 125 vào 26/10/1975 và sáp nhập vào Lữ đoàn 172. Năm 1976, lần đầu tiên chiến dịch vận chuyển cho quần đảo Trường Sa được thực hiện. Hải đoàn 125 đã huy động 11 lượt tàu, đi 22 chuyến, chở 2.300 tấn hàng ra đảo; ngoài ra, Hải đoàn còn làm nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền và chở các tù chính trị từ đảo Phú Quốc về đất liền an toàn.

Trong năm 1978, Hải đoàn 125 đã tổ chức đưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng ra thăm và kiểm tra quần đảo Trường Sa; kết hợp vận chuyển với đưa bộ đội ra thực hiện nhiệm vụ tại 5 đảo: Trường Sa Đông, An Bang, Thuyền Chài, Phan Vinh và Sinh Tồn Đông. Từ năm 1976 đến năm 1981, Hải đoàn 125 đã huy động 127 lần chuyến tàu, chở 23.214 tấn hàng và 6.696 lượt cán bộ, chiến sĩ từ đất liền ra đảo, góp phần tăng cường sức mạnh phòng thủ đảo, ổn định một bước nơi ăn ở, sinh hoạt của bộ đội trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa...

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, lực lượng vận tải quân sự Quân chủng Hải quân đã tổ chức 139 lần chuyến tàu, chở 19.790 tấn hàng hóa quân sự và 25.151 lượt cán bộ, chiến sĩ ra chiến trường và đổ bộ chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế trong chiến dịch Tà Lơn, cùng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia thực hiện cuộc tiến công và nổi dậy, đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, giúp nhân dân Campuchia hồi sinh, tái thiết đất nước.

Ngày 12/2/1979, Hải đoàn 125 được Bộ Quốc phòng quyết định nâng cấp thành Lữ đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, làm nhiệm vụ vận tải quân sự, đánh dấu một giai đoạn phát triển và trưởng thành mới của đơn vị.

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Để nâng cao hiệu quả điều hành công tác vận chuyển cho Trường Sa, bắt đầu từ mùa vận chuyển năm 1981, Quân chủng Hải quân đã áp dụng phương thức khoán khối lượng vận chuyển cho từng tàu và từng hải đội. Từ năm 1980 – 1985, Lữ đoàn 125 đã huy động 993 lần chuyến tàu vận chuyển cho Trường Sa, chở 112.932 tấn hàng hóa, vũ khí.

Với tinh thần “Tất cả vì Trường Sa thân yêu”, giai đoạn 1988-1990, toàn Quân chủng Hải quân tập trung cao nhất mọi lực lượng để triển khai xây dựng và bảo vệ vững chắc các đảo. Cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã chạy đua với thời gian, vượt qua mọi hiểm nguy, sóng gió; khảo sát, thăm dò, vận tải và chốt giữ đảo, cùng các lực lượng trong Quân chủng tăng cường sức mạnh phòng thủ trên các đảo chìm và đảo nổi.

Năm 1988, các lực lượng vận tải quân sự trong Quân chủng vận chuyển chiến đấu với khối lượng tăng gấp 7 lần so với năm 1987 và hoàn thành kế hoạch vận chuyển 46.300 tấn hàng phục vụ cho chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, 129.453 tấn hàng phục vụ cho sinh hoạt thường xuyên, đạt khối lượng vận chuyển 44.438.686 tấn (Lữ đoàn 125 đã huy động 318 lần chuyến tàu, vận chuyển 22.564 tấn).

Năm 1989, thực hiện Hiệp ước ký kết giữa hai Nhà nước Việt Nam và Campuchia, lực lượng tàu vận tải quân sự Hải quân, trong đó có Lữ đoàn 125 đã hoàn thành thắng lợi 8 đợt vận chuyển quân tình nguyện Việt Nam từ Campuchia về nước, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện.

Từ năm 2010 đến nay, lực lượng vận tải quân sự Hải quân đã vượt qua sóng gió và mọi khó khăn thử thách, vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa các loại, đưa, đón và phục vụ hàng triệu lượt người bảo đảm an toàn; trung bình hằng năm hoàn thành từ 100% đến 105% kế hoạch; tham gia nhiều chuyến trực bảo vệ chủ quyền trên biển, kịp thời phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, chủ động tham mưu, đấu tranh, ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển của nước ta, thực hiện đúng đối sách, kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình.

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ vận tải biển, các tàu vận tải Hải quân, đã tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Trong gió bão, các tàu vận tải của Hải quân đã nhanh chóng ra khơi kịp thời thông báo cho ngư dân những thông tin cần thiết; hướng dẫn, lai dắt, chuyển tải và nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ hàng trăm tàu thuyền cùng hàng nghìn ngư dân về nơi tránh trú an toàn. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng tàu vận tải quân sự Hải quân đã cùng cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng với tinh thần “lá lành đùm lá rách” tiết kiệm tiêu dùng ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt hàng tỷ đồng, góp phần giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân chủng anh hùng, làm sáng ngời phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.

Đường Hồ Chí Minh trên biển đã hoàn thành trọn vẹn và đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng đường Hồ Chí Minh trên biển mãi mãi là niềm tự hào của quân đội ta, nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao của những người đã làm nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quân chủng Hải quân

Tin cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Xem thêm