Ngày này năm xưa 23/10: Kỷ niệm 61 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển

Ngày này năm xưa: Ngày 23/10//1961 là ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển - một bản hùng ca về những chiến công thầm lặng.
Ngày này năm xưa 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam, Lời căn dặn của Bác Hồ đối với công tác tuyên truyền Ngày này năm xưa 21/10: Thành lập Bộ Công nghiệp, Luật Điện lực ra đời Ngày này năm xưa 22/10: Việt Nam - Liên Xô ký thoả thuận về công trình Thủy điện Hòa Bình

Sự kiện trong nước

Ngày 23/10/1896, trường Quốc học Huế thành lập. Nhiều học trò của trường sau này đã trở thành danh nhân văn hóa, những nhà cách mạng tiền bối, những nhà khoa học lớn, các nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của nước ta với những tên tuổi tiêu biểu như: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Diểu, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Hải Triều, Nguyễn Khánh Toàn, Xuân Diệu, Huy Cận...

Ngày này năm xưa 23/10: Kỷ niệm 61 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển
Tàu không số vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển

Ngày 23/10/1945, quân và dân Nha Trang - Khánh Hòa đồng loạt tấn công địch tại nhiều vị trí trong thị xã Nha Trang, mở đầu Cuộc kháng chiến ở Khánh Hòa và Nam Trung Bộ chống thực dân Pháp.

Sách "Nha Trang 23/10/1945" ghi: Rạng sáng 23/10/1945, các chiến sĩ của ta chủ động tấn công vào nhiều vị trí đóng quân của địch như nhà ga xe lửa, nhà đèn, khu Bình Tân... Tại ga Nha Trang, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Đại đội trưởng tự vệ Võ Văn Ký đã anh dũng chiến đấu và hy sinh... Anh là liệt sĩ đầu tiên của Nha Trang - Khánh Hòa trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày 23/10/1961, trước yêu cầu vận chuyển vũ khí, khí tài chi viện cho chiến trường miền Nam ngày càng lớn, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn 759, sau đó nâng quy mô và đổi tên thành Đoàn 125 (tháng 1-1964).

Đơn vị có nhiệm vụ mở tuyến đường chiến lược tới những nơi mà Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn chưa thể vươn tới được, vì thế, phải thiết kế, cải hoán những con tàu chuyên dụng thành tàu có hai đáy, đặc biệt là phải tạo dáng giống tàu đánh cá của nước ngoài để tránh sự nghi ngờ của địch.

Đối phương đã thực hiện những kế hoạch phong tỏa quy mô lớn suốt từ vịnh Bắc Bộ cho tới vịnh Thái Lan với một hệ thống tuần tiễu ngoài biển, trên các con sông và kênh rạch nhưng vẫn không thể tìm ra manh mối của một con đường tiếp tế trên biển. Bởi lẽ, một số con tàu của Đoàn tàu không số khi chỉ chớm bị phát hiện, sắp bị vây bắt thì thủy thủy đoàn đã tự đánh đắm và thủ tiêu con tàu.

Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, Đoàn 125 được tăng cường nhiều thuyền trưởng, thủy thủ, nhân viên kỹ thuật đào tạo cơ bản, hầu hết là đảng viên, đoàn viên, có sức khỏe, khả năng chịu đựng sóng gió, có bản lĩnh cách mạng kiên cường, xử lý khôn khéo, táo bạo các tình huống để giành thắng lợi trong từng chuyến đi. Cùng với tuyến đường vận tải trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn, tuyến vận tải chiến lược trên Biển Đông đã khẳng định tầm nhìn, bản lĩnh và tài thao lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Từ khi ra đời và trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh trên biển đã tạo nên một phương thức vận chuyển mới hết sức quan trọng, trực tiếp bảo đảm chi viện cho chiến trường miền Nam. Vượt qua mọi nguy hiểm, cán bộ chiến sĩ "Đoàn tàu không số" với những con tàu thô sơ, nhỏ bé, chở nặng vũ khí đã bí mật, bất ngờ, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm vượt qua mọi sóng to gió lớn và sự ngăn chặn, lùng sục của địch.

Suốt 14 năm thực hiện nhiệm vụ, đã có hàng ngàn lượt tàu vào Nam, ra Bắc, vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, khí tài, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, đưa đón hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ… góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Ngày 23/10/1896 - Vua Thành Thái ra sắc dự thành lập trường Quốc học Huế.

- Ngày 23/10/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 22/2017/TT-BCT Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quôc gia.

- Ngày 23/10/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số: 21/2017/TT-BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Việc đưa ra các quy chuẩn kỹ thuật đã giúp ngành dệt may có cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng những tiêu chuẩn thị trường.

- Ngày 23/10/1992: Chính phủ quyết định hợp nhất Ban Dân tộc Trung ương với Văn phòng Miền núi và Dân tộc thành Ủy ban Dân tộc và Miền núi.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 23/10/1906, chuyến bay đầu tiên được thực hiện bởi Alberto Santos-Dumont vượt 60 mét ở độ cao 2-3 mét.

- Ngày 23/10/1957: Mỹ phóng thành công tên lửa Vanguard TV-2. Tên lửa đẩy Vanguard đã được sử dụng trong Dự án phóng vệ tinh Vanguard diễn ra từ 1957 đến 1959. Trong số 7 vụ phóng tên lửa có 3 lần phóng vệ tinh thành công.

- Ngày 23/10/1983 Nội chiến Liban: Những kẻ tấn công tự sát phá huỷ hai doanh trại tại Beirut, Liaban, giết hại 241 nhân viên của Hoa Kỳ và 58 lính dù Pháp thuộc Lực lượng đa quốc gia tại Liban.

- Ngày 23/10/1991 - Hiệp định hòa bình Paris được ký kết bởi Cộng hòa Nhân dân Campuchia và Funcinpec, KPNLF, Khmer Đỏ, Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và một số quốc gia khác.

- Ngày 23/10/2002, quân phiến loạn Chechnya chiếm đóng một nhà hát đông người tại Moskva, bắt gần 700 khán giả và diễn viên làm con tin trong Vụ khủng bố nhà hát Dubrovka Moskva.

- Ngày 23/10/2002: Một trận động đất mạnh khoảng 6,8 độ Richter xảy ra sáng nay ở miền Tây Bắc Nhật Bản, làm ít nhất 4 người thiệt mạng và khoảng 300 người khác bị thương.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 23/10/1921, Nguyễn Ái Quốc dự cuộc biểu tình do Đảng Xã hội và Liên hiệp Công đoàn tổ chức để phản đối việc hành quyết hai nhà hoạt động xã hội bị nhà cầm quyền Mỹ kết án tử hình một cách độc đoán.

Ngày này năm xưa 23/10: Kỷ niệm 61 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới năm 1950 (ảnh trái); cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (ảnh phải)

Ngày 23/10/1945, Hồ Chủ tịch thăm Nha Công an Bắc bộ. Tại khu giam giữ phạm nhân của Ty Công an quận Nhất, Hà Nội, Bác căn dặn cán bộ: “Nên săn sóc những người bị giam và xét ngay, xét kỹ cho người ta khỏi oan uổng”.

Ngày 23/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời tuyên bố với quốc dân sau khi ở Pháp về. Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt và kêu gọi toàn dân đồng tâm nhất trí với Chính phủ, ra sức tổ chức, ra sức công tác, tăng cường đoàn kết, mở mang kinh tế, xây dựng nước nhà, thực hành đời sống mới, để “làm cho Chính phủ và nhân dân Pháp trông thấy, làm cho toàn thế giới trông thấy rằng: dân Việt Nam ta đã đủ tư cách độc lập, tự do, không thừa nhận ta tự do độc lập thì không được”.

Ngày 23/10/1950, Bác đến dự Hội nghị Tổng kết Chiến dịch Biên giới, đưa ra những nội dung cần tổng kết là: “đề cao kỷ luật; triệt để thi hành mệnh lệnh cấp trên; thương yêu đội viên; tôn trọng nhân dân; giữ gìn của công và chiến lợi phẩm; thành thật tự phê bình và phê bình”.

Ngày 23/10/1962, trong Hội nghị bàn về công tác tổ chức của Bộ Chính trị, Bác nhấn mạnh: “Cán bộ phải có trách nhiệm với dân, với nước; lên xuống không sao, đi đâu cũng được...”

Ngay từ những ngày đầu sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ, “Cán bộ Đảng, cán bộ chính quyền không phải làm quan cách mạng, ăn trên ngồi trốc. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Muốn thế thì phải gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân”. Khi bàn về đạo đức của người cán bộ cách mạng, Người cho rằng, cán bộ chỉ có giác ngộ chính trị chưa đủ, trình độ chuyên môn đơn thuần chưa đủ, có tinh thần trách nhiệm chưa đủ… mà còn phải thấm nhuần, tu dưỡng đạo đức cách mạng.

Người từng viết: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người từng căn dặn “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, để dân tin, dân quý, dân ủng hộ, người đảng viên phải làm trước, đi trước để dân làm theo, đi theo.

- Ngày 23/10/1956: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 048-SL, tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đoàn nhảy múa nông thôn nước Cộng hòa Dân chủ Đức sang thăm hữu nghị và biểu diễn tại Việt Nam.

- Ngày 23/10/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới nhà vua Yemen nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Yemen. “Kính chúc nhân dân Yemen thắng lợi, trong cuộc đấu tranh chống đế quốc để bảo vệ quyền độc lập của Tổ quốc, để xây dựng đất nước phồn vinh của mình và góp phần giữ gìn hòa bình ở Trung, Cận Đông và thế giới”.

- Ngày 23/10/1963: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát tối cao Liên Xô do Tổng Kiểm sát trưởng R.A. Rutencô làm Trưởng đoàn đến chào.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động