Chuyển đổi số trong ngành năng lượng Việt Nam: Xu thế tất yếu

Trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu với mỗi quốc gia, mọi lĩnh vực, trong đó có ngành năng lượng.
Tiếp tục phát triển ngành năng lượng Việt Nam bền vững Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng

Lĩnh vực năng lượng được ưu tiên chuyển đổi số

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã và đang đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Cụ thể, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.

Một trong những quan điểm chỉ đạo quan trọng của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết là: “Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Trong các văn kiện của Đại hội XIII (Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025), có tới 21 lần Đảng nhấn mạnh cụm từ “chuyển đổi số”.

Đáng chú ý, ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó Nghị quyết nhấn mạnh, phải thúc đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành năng lượng; xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về phát triển hạ tầng năng lượng thông minh; hoàn thiện cơ chế, xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện thống kê năng lượng quốc gia phục vụ công tác quản lý, điều hành hiệu quả ngành năng lượng.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.

Từ chủ trương và quyết sách của Đảng, theo đó, trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, năng lượng là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai. Quyết định số 749 ngày 3/6/2020 (Quyết định 749) phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ xác định: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả. Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng”.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng chủ yếu tập trung xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.

Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Đi tắt, đón đầu

Trên thực tế, với chủ trương của Đảng, ngành năng lượng đã vào cuộc kịp thời. Trê thực tế, chuyển đổi số đang làm thay đổi nhanh chóng lĩnh vực năng lượng và ngành điện, mang lại lợi ích đáng kể cho các công ty cũng như khách hàng. Ngành năng lượng là ngành tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Các công ty trong ngành năng lượng đã đầu tư mạnh vào công nghệ kỹ thuật số và tốc độ số hóa trong ngành này đang tăng lên.

Trong những năm gần đây, ngành điện đã trải qua một làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số được thúc đẩy bởi việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số như Internet vạn vật, AI, phân tích Dữ liệu lớn và chuỗi khối. Trong ngành điện, chuyển đổi kỹ thuật số đang có tác động sâu sắc đến cách thức sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

Theo truyền thống, ngành điện được đặc trưng bởi các nhà máy điện tập trung lớn sản xuất điện và truyền tải đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới đường dây cao áp. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các công nghệ kỹ thuật số đang thay đổi cách thức sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện năng. Các công nghệ kỹ thuật số cũng đang được sử dụng để cải thiện hiệu quả của các hệ thống phát điện, truyền tải, phân phối và trải nghiệm của khách hàng dẫn đến chi phí thấp hơn, sự hài lòng của khách hàng ngày càng nâng lên.

Đi vào từng doanh nghiệp cụ thể, như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hướng tới thực hiện toàn diện mục tiêu chuyển đổi số cho ngành năng lương, EVN đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-EVN, ngày 17/2/2021, phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn đến năm 2022, hướng đến năm 2025. Theo đề án tổng thể chuyển đổi số, EVN đã đạt mục tiêu cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào cuối năm 2022 và hướng tới doanh nghiệp số vào năm 2025.

Triển khai công tác này, EVN xác định, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi về nhận thức của từng người lao động trong toàn tập đoàn; xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển doanh nghiệp số cho lãnh đạo các cấp và toàn thể người lao động; xác định chuyển đổi số là trách nhiệm của toàn thể người lao động. Từ đó, tập đoàn và các đơn vị đã từng bước chuyển đổi tư duy, chuyển đổi cách làm, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo.

Tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) thuộc EVN, sau 2 năm tập trung triển khai, đến nay, các hệ thống ứng dụng, phần mềm tại EVNHANOI tiếp tục được tối ưu, tích hợp, đem lại hiệu quả cho người sử dụng cuối, đáp ứng các chỉ tiêu cơ bản của dịch vụ số. Chỉ cần “1 chạm” ngay trên thiết bị di động thông minh, khách hàng có thể tra cứu, quản lý mọi thông tin về điện, từ lịch ghi chỉ số công tơ, lịch tạm ngừng cấp điện, đến gửi các yêu cầu và theo dõi tiến độ dịch vụ.

Thực tế, thành công của EVNHANOI là minh chứng cho nỗ lực của các đơn vị thành viên EVN. Giai đoạn 2021-2022, EVN và các đơn vị thực hiện chuyển đổi số trong 5 lĩnh vực: Quản trị nội bộ, đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh dịch vụ khách hàng, viễn thông và công nghệ thông tin. Tính đến năm 2022, kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022 của EVN đã đạt khối lượng bình quân 85,5%. Ở lĩnh vực quản trị, hiện 100% đơn vị thành viên của Tập đoàn đã áp dụng hệ thống Digital - Office, 100% báo cáo được luân chuyển dưới dạng điện tử. EVN đã hoàn thành kết nối giữa hệ thống văn phòng số (Digital Office) với trục liên thông văn bản quốc gia, không sử dụng văn bản giấy, kết nối tới gần 200 cơ quan chính phủ, bộ, ngành, địa phương...

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, những ứng dụng chuyển đổi số nổi bật là nhật ký công trình điện tử; ứng dụng hồ sơ điện tử; công nghệ AI trong phân tích hình ảnh…

Còn trong sản xuất, EVN đã hoàn thành cập nhật 97,3% dữ liệu thiết bị điện đang vận hành tại các nhà máy, đường dây truyền tải từ 110kV đến 500kV. Lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, chuyển đổi số đã mang lại tối đa các tiện ích cho khách hàng sử dụng điện. Đến nay, EVN đã lắp đặt 21,1 triệu công tơ điện tử, đạt 70,9% tổng số công tơ trên lưới, là cơ sở quan trọng để thu thập và khai thác dữ liệu phục vụ khách hàng. EVN cũng đã cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến. Đặc biệt, Tập đoàn đã xây dựng hệ sinh thái EVNCONNECT, kết nối với các nền tảng: Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế, Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia; kết nối với ngân hàng, trung tâm hành chính công và cổng dịch vụ công các tỉnh, thành phố.

Chuyển đổi số trong các công ty điện lực
Chuyển đổi số tại các công ty điện lực

Kết quả đạt được là 4 năm liền Tập đoàn được vinh danh “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”, mặc dù không phải là một đơn vị chuyên về công nghệ thông tin và viễn thông nhưng EVN đã có mức độ chuyển đổi số rất cao, nằm trong nhóm những đơn vị đi đầu, dẫn dắt và hỗ trợ các doanh nghiệp khác chuyển đổi số.

Hay như đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), công tác chuyển đổi số không phải mới. Những năm gần đây, công tác số hóa và ứng dụng công nghệ số đã được nhiều đơn vị thành viên trong tập đoàn triển khai sâu rộng bằng việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI), ứng dụng số hóa, hệ thống quản lý dữ liệu lớn (Big data).

Ngay từ những ngày đầu triển khai xây dựng chiến lược chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quan điểm nhất quán của lãnh đạo tập đoàn là trước tiên thay đổi về nhận thức - vai trò quyết định sự thành, bại trong chuyển đổi số.

Từ năm 2021 đến nay, công ty mẹ là Tập đoàn PVN tích cực thực hiện các dự án chuyển đổi số và đã đạt những kết quả nhất định. Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với những module cơ bản đã được đưa vào vận hành. Các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành đang được triển khai các công tác chuẩn bị, nền tảng công nghệ và bảo mật được tăng cường và duy trì và cải thiện liên tục. Công tác truyền thông và đào tạo về chuyển đổi số được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng số cho toàn bộ cán bộ nhân viên năng lực đội ngũ và nhận thức về chuyển đổi số, văn hóa số đang được thúc đẩy.

Các đơn vị thành viên khác của tập đoàn cũng tích cực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số cũng như triển khai các sáng kiến số một các đồng bộ trong toàn tập đoàn, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua xây dựng các chuỗi giá trị trên nền tảng số, đạt hiệu quả thiết thực.

Với những kết quả của dự án tư vấn xây dựng Chiến lược chuyển đổi số, từ năm 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số bài bản cho công ty mẹ PVN, để hướng tới các mục tiêu: đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; tối ưu hóa hiệu quả đầu tư trên toàn chuỗi giá trị năng lượng; đón đầu xu hướng dịch chuyển năng lượng trong khu vực và trên thế giới; tối ưu hoạt động bộ máy quản trị và vận hành; ứng biến linh hoạt với những thay đổi của thị trường.

Bên cạnh đó tập đoàn đã ban hành Tầm nhìn số và lộ trình chuyển đổi số cho công ty mẹ tập đoàn bao gồm 32 sáng kiến số thuộc 4 chương trình được thực hiện trong giai đoạn 2022-2026 và hướng tới mức độ trưởng thành số nâng cao vào năm 2026. Lộ trình bao gồm những dự án xây dựng nền tảng công nghệ và bảo mật, xây dựng nền tảng dữ liệu dầu khí quốc gia, số hóa và cải tiến quy trình nghiệp vụ, tối ưu hoạt động vận hành, cũng như tăng cường năng lực đội ngũ triển khai công tác cán bộ thực hiện chuyển đổi số.

Bộ Công Thương tiếp tục các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng

Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp về Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 749, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-BCT về Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025.

Hiện nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang xây dựng dự thảo Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023 (Văn bản 478/TMĐT-CPS ngày 21/5/2023 xin ý kiến các đơn vị thuộc Bộ) để trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt, trong đó đề xuất giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thực hiện nhiệm vụ “xây dựng và ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả” trong năm 2023.

Trên cơ sở Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023 được lãnh đạo Bộ phê duyệt, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan xây dựng, trình lãnh đạo Bộ ra Quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.

Ngoài ra, hiện nay các Tập đoàn/doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng như EVN, PVN, TKV, PVGAS… đang triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án chuyển đổi số của từng doanh nghiệp. Các Đề án này sẽ là cơ sở để Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tham khảo, xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.

Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ Nghị quyết số 50/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Bộ Công Thương được Chính phủ giao triển khai xây dựng “Đề án nâng cấp, đảm bảo an ninh năng lượng các ngành, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đưa ra định hướng, lộ trình,… áp dụng thành tựu CMCN 4.0 vào thực tế các phân ngành điện, than, dầu khí.

Đề án này đã được Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, các tập đoàn năng lượng xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ vào ngày 29/11/2022; trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án vào ngày 10/3/2023, Bộ Công Thương đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Theo đó, mục tiêu tổng quát được nêu ra đối với công tác chuyển đổi số là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng được tổ chức khoa học thống nhất trong ngành năng lượng, với một bộ cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế, đầy đủ, kịp thời, nhất quán, được cập nhật thường xuyên, được quản lý và vận hành bởi đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp, dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm đảm bảo đầu ra của hệ thống đủ chất lượng để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của các hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đối với ngành năng lượng.

Trong đó, mục tiêu đến năm 2025: Hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành năng lượng dầu khí, than, điện và năng lượng tái tạo; các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng thực hiện ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quản lý điều hành; số hóa đạt 70% dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ và quy trình sản xuất kinh doanh. Cơ bản hình thành hệ sinh thái số theo đặc thù của ngành.

Mục tiêu đến năm 2030 là: Tiếp tục vận hành và hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng; các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng hoàn thành 100% số hóa toàn bộ dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ trong điều hành sản xuất kinh doanh. Ứng dụng công nghệ số nhằm tự động hóa quy trình sản xuất, quản lý điều hành, bảo đảm nhanh chóng minh bạch, chính xác, an toàn. Hoàn thiện mô hình kết nối trao đổi thông tin số với Chính phủ số và các doanh nghiệp đơn vị có liên quan.

Nguyễn Văn Vy- Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động