Thứ sáu 08/11/2024 05:30
Ngành công nghiệp dệt may kiên định mục tiêu hiện đại hóa của Đảng:

Bài 1: Dấu son tự hào của nền kinh tế

Đứng trong top đầu nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu và giá trị sản xuất lớn, ngành công nghiệp dệt may đã và đang ghi dấu son trong nền kinh tế.

Hơn một thế kỷ góp sức phát triển đất nước

Phát triển công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp dệt may luôn được nhắc đến như một điển hình về thành tựu đạt được trong suốt hành trình 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung năm 2011 của đất nước. Những định hướng, quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã giúp ngành công nghiệp nói chung, ngành công nghiệp dệt may nói riêng tiến từng bước, từ không đến có và trở thành cấu phần không thể thiếu trong nền kinh tế.

Nhìn vào bản đồ dệt may thế giới có thể thấy độ “hot” của Việt Nam khi chắc chân tại vị trí thứ 3 trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều hàng dệt may nhất thế giới, là nhà cung ứng uy tín và điểm đến thường xuyên của các nhà nhập khẩu. Để có được thành công như ngày hôm nay, lịch sử ngành dệt may Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng tất cả đều mang một ý nghĩa nhất định để tạo nên một ngành công nghiệp có sức cạnh tranh đáng kể.

Ngành công nghiệp dệt may được xác định xuất hiện đã hơn một thế kỉ. Lịch sử của ngành được tính bắt đầu năm 1897 khi thành lập nhà máy dệt Nam Định. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ngành dệt may có sự phát triển lớn mạnh hơn nhiều về cả quy mô và hình thức hoạt động. Khi đó, ở miền Nam đã thành lập thêm nhiều nhà máy, công xưởng với sự trợ giúp từ công nghệ, máy móc của châu Âu. Miền Bắc được Trung Quốc, Liên Xô cung cấp thiết bị và cũng phát triển nhanh chóng. Sau khi dành được hòa bình, năm 1954, nhà máy dệt Nam Định được khôi phục và tiếp tục phát triển. Hơn nữa, một số công ty may khác cũng được thành lập như công ty may Chiến Thắng, công ty may Thăng Long, nhà máy dệt 8/3…

Ngành công nghiệp dệt may hơn một thập kỷ phát triển cùng đất nước

Đến năm 1975, sau khi hoàn toàn thống nhất, Nhà nước tiếp quản thêm một số công ty may lớn ở miền Nam như công ty may Nhà Bè, Việt Tiến, Hòa Bình và các công ty dệt như Việt Thắng, Phong Phú, Thành Công,… Ngay sau đó là sự tái thiết, mở rộng và thành lập các doanh nghiệp quốc doanh như công ty may Hà Nội, dệt may Huế, dệt may Nha Trang… Ở cấp địa phương cũng đã thành lập một số công ty may nhỏ, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Lịch sử ngành dệt may Việt Nam thực sự bước sang trang mới vào năm 1976 khi lần đầu tiên xuất khẩu sang các nước Đông Âu, điển hình là Liên Xô. Đến năm 1979, thị trường Đông Âu tiếp tục được mở rộng, Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang Tiệp Khắc, Hungary, Đông Đức.

Hình thức sản xuất gia công thực sự phát triển và duy trì đến ngày nay được cho là bắt đầu vào năm 1986 khi Liên Xô đồng ý cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu cũng như mẫu thiết kế. Khi đó, ngành dệt may Việt Nam chính thức thể hiện năng lực sản xuất vượt trội để đạt những mục tiêu xuất khẩu đề ra.

Vào những năm 1987 đến 1990, ngành dệt may Việt Nam chuyển mình rõ rệt hơn cả với sự ra đời của hàng ngàn công ty lớn nhỏ trên khắp đất nước. Sau một thời gian trầm lắng, đến những năm 2003, 2004, ngành dệt may Việt Nam nhanh chóng phát triển trở lại và trở thành một ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất.

Đến nay, toàn ngành sử dụng đến 3 triệu lao động với hơn 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Việc liên tục cập nhật công nghệ, thiết bị mới khiến ngành dệt may ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành doanh thu xuất khẩu lớn nhất cả nước.

Bám vào các quyết sách, vượt qua thách thức, vượt lên chính mình

Hơn một trăm năm đồng hành, phát triển cùng đất nước, ngành công nghiệp dệt may cũng bước qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, như lời chia sẻ của nhiều “lão làng” trong ngành, dịch Covid-19 là phép thử cực mạnh cho sức khoẻ và cả tinh thần dám nghĩ dám làm của cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước.

Năm 2021, trong khi rất nhiều doanh nghiệp dệt may kể cả trong nước và doanh nghiệp FDI lao đao do dịch, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) lại tăng trưởng ngoạn mục. Doanh thu và thu nhập hợp nhất của tập đoàn đạt 16.436 tỷ đồng, bằng 110,7% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất bằng 202% so với cùng kỳ, đạt 170% kế hoạch, cao hơn năm 2019 gần 70%.

Sợi được ví như “thần tài” khi là sản phẩm chính giúp tập đoàn đạt lợi nhuận khủng. Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Vinatex - chia sẻ: Doanh thu ngành sợi chỉ chiếm khoảng 50% nhưng chiếm trên 50% lợi nhuận của toàn hệ thống. Những năm trước, cơ cấu lợi nhuận 80% đến từ ngành may, 20% đến từ ngành sợi, đến năm 2021 cơ cấu đảo chiều rõ rệt với 55% sợi và 45% may. “Ngoài yếu tố khách quan do giá thị trường, quan trọng nhất là công tác quản trị điều hành sản xuất giúp năng suất của hệ thống các nhà máy sợi được nâng lên rõ rệt. Cùng một nhà máy, những năm trước, năng suất đạt 900 tấn sợi/tháng, hiện lên tới 1.300 tấn sợi/tháng”, ông Cao Hữu Hiếu nói.

Với Tổng công ty May 10- CTCP, năm 2021 là năm rất khó khăn về sản xuất nhưng thuận lợi về thị trường. Lượng đặt hàng, nhất là đơn hàng xuất khẩu của May 10 khá thuận lợi, thậm chí thuận lợi hơn năm 2019. Tổng doanh thu của May 10 năm 2021 tăng trưởng 17% so với năm 2020.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn như Vinatex và May 10. “Thiếu lao động, không thể tổ chức sản xuất, chịu phạt tiến độ hoặc phải giao hàng bằng đường hàng không với chi phí cao ngất ngưởng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp ở khu vực Nam”, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công nói.

Trong bối cảnh khó khăn, Đảng, Chính phủ ban hành quyết sách giúp ngành dệt may vượt qua thách thức, vượt lên chính mình

May Việt Tiến lại ở trong tình cảnh khốn đốn hơn, chỉ trong vòng 4 tháng TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực phía Nam thực hiện giãn cách đã đánh đổ toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 của doanh nghiệp. 100% các nhà máy của Việt Tiến nằm ở 8 địa phương khu vực phía Nam bị ảnh hưởng, thậm chí có doanh nghiệp phá sản.

Có thể thấy, dịch Covid-19 là phép thử mạnh với doanh nghiệp dệt may. Ngoài yếu tố may mắn khi không nằm trong vùng ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch, sự chủ động trong công tác phòng chống dịch, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chính sách chăm sóc giữ chân người lao động là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vượt bão dịch thành công.

May 10 có chính sách chăm sóc người lao động rất tốt với hệ thống trạm y tế tương đương bệnh viện huyện, trường mầm non, ký túc xá… Do vậy, kể cả thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất, doanh nghiệp vẫn đủ lao động để duy trì sản xuất”, lãnh đạo May 10 nói.

Trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng, Chính phủ luôn đồng hàng cùng doanh nghiệp, hàng loạt các quyết sách chưa từng có trong tiền lệ đã được đưa ra như: Chính sách tài khóa – tiền tệ, giảm giá xăng, gia hạn và miễn giảm thuế, cơ cấu hạn trả nợ… giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức, vượt lên chính mình.

Chính sự đồng hành của Đảng, Chính phủ cùng nỗ lực không ngừng nghỉ ngành công nghiệp dệt may vẫn giữ được vị trí trong top những ngành tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn, góp sức ổn định nền kinh tế trong bối cảnh vô cùng khó khăn.

4 tháng đầu năm 2023 tuy sản xuất dệt may vẫn gặp nhiều thách thức tuy nhiên nhờ bản lĩnh được hun đúc qua nhiều khó khăn, doanh nghiệp dệt may trong nước đã linh hoạt chuyển đổi sản xuất, chấp nhận đơn hàng nhỏ và khó, mạnh dạn khai thác thị trường xa, thị trường ngách để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và xây dựng nền tảng phát triển tốt hơn cho ngành.

Tiếp nối lịch sử vẻ vang, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam vẫn tự hào với những gì đã và đang làm được khi trở thành điểm đến của nhiều thương hiệu lớn với lịch sử hàng trăm năm phát triển của ngành thời trang thế giới như Tommy Hilfiger, Express, Victoria’s Secret…

Với bối cảnh kinh tế thế có nhiều biến động phức tạp, các hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày một khắt khe, ngành dệt may còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hiện nay và sắp tới. Nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, bản lĩnh, trí tuệ của đội ngũ cán bộ và người lao động đã được hun đúc qua thử thách, lịch sử ngành dệt may Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm những trang mới đầy tự hào.

Dệt may Việt Nam hiện đứng trong top 3 các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới, tạo ra trên 20% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Bài 2: Kiên định mục tiêu hiện đại hoá theo định hướng của Đảng

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Tin cùng chuyên mục

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Bồi dưỡng văn hoá chính trị: Hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ!

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cảnh giác trước những thông tin sai lệch đầu độc giới trẻ

Cảnh giác, tỉnh táo với thủ đoạn lợi dụng thiên tai để xuyên tạc, chống phá

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Quốc khánh 2/9 nghĩ về Độc lập dân tộc và niềm tin vào Đảng

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc