Thúc đẩy, mở rộng hợp tác Việt Nam - ASEAN: Kinh tế - thương mại đóng vai trò tiên phong, trụ cột

Kể từ khi chính thức gia nhập ASEAN (28/7/1995), đường lối, chính sách đối ngoại với ASEAN luôn là bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - ASEAN+3 Việt Nam - ASEAN: Tận dụng lợi thế địa lý để thúc đẩy xuất khẩu

Tính đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ; hiện đã đàm phán, ký kết và thực thi 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong đó, 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

Trong đó, hợp tác kinh tế - thương mại khu vực ASEAN luôn là một trong những chiến lược trọng tâm, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Cùng vì một tương lai chung

Văn kiện Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) nêu rõ: Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhiệm vụ được xác định là phấn đấu cùng các nước ASEAN xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển phồn vinh.

Thúc đẩy, mở rộng hợp tác Việt Nam - ASEAN: Kinh tế - thương mại đóng vai trò tiên phong, trụ cột
Ảnh minh họa

Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) xác định phương hướng đối với hợp tác trong ASEAN là chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc.

Ngày 8/8/2018, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 25-CT/TW về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, trong đó các tầng nấc ưu tiên trong triển khai đối ngoại đa phương được xác định là ASEAN, Liên hợp quốc, các khuôn khổ hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế hợp tác tiểu vùng.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và các khuôn khổ hợp tác khác, cũng như trong những vấn đề quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của đất nước. Cụ thể là: “Đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mê Kông và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể…".

Trong phần phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 10 năm được thông qua tại Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định và phát triển quan điểm đã nêu trong Chỉ thị số 25-CT/TW, ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”. Đó là: Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trong ASEAN, Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương.

Có thể thấy, thúc đẩy phát triển quan hệ với ASEAN luôn là một nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển đối ngoại của Đảng ta. Trong đó, kinh tế - thương mại luôn là một nội dung được Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện sâu rộng, mạnh mẽ. Chính vì vậy, sau 28 năm gia nhập ASEAN, quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam - ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Năm 1996, khi Việt Nam mới tham gia Khối Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), thương mại hai chiều của Việt Nam với các nước trong khối mới chỉ đạt khoảng gần 6 tỷ USD nhưng đến nay đã đạt trên 60 tỷ USD.

Tăng cường sức mạnh nội khối, tăng sức chống chọi với biến động

Trong những năm gần đây, khi thị trường toàn cầu có những biến động dị biệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraina, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng chậm, thậm chí rơi vào suy thoái nhưng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong đó, thương mại khẳng định được vai trò trụ cột, góp phần thúc đẩy sức mạnh nội khối. Năm 2022, thương mại giữa Việt Nam và các thành viên trong ASEAN cao kỷ lục, vượt mốc 80 tỷ USD.

Từ đầu năm 2023 đến nay, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, chiến sự Nga-Ukraina kéo dài, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng. Nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam rơi vào tình trạng đình đốn, suy giảm nhu cầu; giá cả nhóm hàng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất vẫn duy trì ở mức cao; biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp, hiện tượng El Nino gây nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi và gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực của nhiều quốc gia…

Trong tình hình đó, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai nhiều nhóm giải pháp đa dạng hóa thị trường. Trong đó, thúc đẩy hợp tác giao thương với thị trường ASEAN là một trong những trọng tâm được ưu tiên hàng đầu với nhiều sự kiện diễn ra từ đầu năm đến nay.

Đồng thời, thông qua các cơ chế đối thoại, hợp tác giữa ASEAN và các đối tác như Tiến trình ASEAN+ 1, Tiến trình ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)… Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động gặp gỡ, đề xuất các sáng kiến hợp tác với đại diện của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Canada, Vương quốc Anh… Trong đó có các nội dung rất quan trọng như việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác, bao gồm việc nâng cấp FTA giữa ASEAN và Trung Quốc, đàm phán FTA giữa ASEAN và Canada và việc thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Thúc đẩy, mở rộng hợp tác Việt Nam - ASEAN: Kinh tế - thương mại đóng vai trò tiên phong, trụ cột
Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (ASEAN-43)

Với vị trí, vai trò ngày càng được nâng cao ở khu vực và quốc tế, Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tác, đặc biệt là vai trò cầu nối với khu vực thị trường ASEAN đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, là một thành viên tích cực, trách nhiệm trong cộng đồng ASEAN, Việt Nam cũng có thêm rất nhiều sự ủng hộ để phát triển hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác lớn của ASEAN.

Có thể nói, các sáng kiến, đề xuất chủ động của Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc định hình ASEAN trở thành một khu vực kinh tế hấp dẫn, có vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua nhiều hoạt động thương mại tự do và những thỏa thuận đối tác kinh tế toàn diện; có tiếng nói chung tại các diễn đàn, cơ chế toàn cầu.

Đồng thời, thúc đẩy, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với ASEAN chính là góp phần thực hiện thắng lợi một trong các nhiệm vụ đối ngoại trọng tâm được xác định tại Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đặc biệt là phát huy vai trò của Việt Nam trong ASEAN; giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động.

Tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (ASEAN-43) tại Jakarta (Indonesia) đầu tháng 9/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu nêu rõ: Để giữ vững “ASEAN tầm vóc” và là “tâm điểm của tăng trưởng”, phải nâng cao tự cường của ASEAN thông qua đẩy mạnh liên kết kinh tế, mở rộng thị trường nội khối, khơi thông các dòng chảy thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, cần quyết liệt việc rà soát, nâng cấp cũng như đàm phán mới các FTA giữa ASEAN với các đối tác, nhằm tạo những xung lực phát triển mới cho nền kinh tế khu vực.
Thái Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Xem thêm