Ngày này năm xưa 29/1: Mở màn chiến dịch Thượng Lào, quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam

PV

PV

Ngày này năm xưa 29/1 là ngày mở màn chiến dịch Thượng Lào, quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020.
Ngày này năm xưa 26/1: Bác Hồ mong muốn ngành công nghiệp phải quyết tâm vượt mức kế hoạch Ngày này năm xưa 27/1: Ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 29/1.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 29/01/2020, Bộ Công Thương ban hành chỉ thị về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 29/1/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn về việc phát triển lưới điện cung cấp điện cho các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày này năm xưa 29/1: Mở màn chiến dịch Thượng Lào, Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam
Ảnh minh họa

Ngày 29/01/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 669/QĐ-BCT về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.

Ngày 29/01/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 619/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất nhập khẩu.

Ngày 29/01/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 668/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công tác phía Nam.

Ngày 29/01/2003, Quyết định 20/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010 có xét triển vọng đến năm 2020.

Ngày 29/01/2002, Bộ Công nghiệp có Quyết định 11/2002/QĐ-BCN về việc giao kế hoạch năm 2002.

Ngày 29/1/1997, Bộ Công nghiệp có Quyết định 197/1997/QĐ-BCN về việc đổi tên Công ty Khảo sát và thiết kế Mỏ thành Công ty Tư vấn xây dựng Mỏ và Công nghiệp.

Ngày 29/1/1907, ngày mất nhà thơ Trần Tế Xương. Ông quê ở Vị Xuyên, tỉnh Nam Định. Mọi người thường gọi ông là Tú Xương. Phần lớn sáng tác của ông là thơ nôm, viết về con người thực, cảnh sống thực, khá tiêu biểu của một xã hội thực dân, nửa phong kiến. Nghệ thuật trào phúng trong thơ Tú Xương rất sắc sảo, ít có trong vǎn học nước nhà.

Từ ngày 29/1 - 13/2/1954, chiến dịch tiến công của Đại đoàn 308 và một bộ phận lực lượng vũ trang Pathet Lào trong Chiến cục Đông Xuân (1953-1954), nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Nậm Hu (Thượng Lào), mở rộng vùng giải phóng của cách mạng Lào, cô lập Pháp ở Điện Biên Phủ, tiêu diệt sinh lực địch và làm lạc hướng phán đoán của địch, tạo điều kiện cho bộ đội Việt Nam chuẩn bị Chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954).

Hoàng thân Souphanouvong và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào, năm 1953
Hoàng thân Souphanouvong và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào, năm 1953

Chiến dịch Thượng Lào 1954 đạt trọn vẹn mục tiêu cả chiến lược và chiến dịch, làm phá sản ý định của Nava chiếm đóng Điện Biên Phủ để bảo vệ Thượng Lào, bảo vệ Luang Prabang. Pháp buộc phải tăng quân cho Mường Sài và Luang Prabang, lực lượng cơ động một lần nữa bị phân tán. Chiến dịch Thượng Lào (năm 1954) do Đại đoàn 308 tiến hành đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý, theo dõi của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương, nghi binh đánh lạc hướng chúng về Thượng Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ chuẩn bị tốt mọi mặt, thực hiện thắng lợi phương châm tác chiến mới. Chiến thắng Thượng Lào còn tạo điều kiện cho Trung đoàn 148 cùng bộ đội Pathet Lào giải phóng Bun Tầy, Bun Nừa, khu vực tỉnh lỵ và một vùng rộng lớn tỉnh Phongxali.

Ngày 29/1/1969, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam quyết định thưởng Huân chương Tổ quốc cho các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam.

Ngày 29/1/1980, Nghị định số 30/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 29/1/1990, Ban hành Điều lệ Dân quân, tự vệ.

Sự kiện thế giới

Ngày 29/1/1861, Tiểu bang Kansas trở thành tiểu bang thứ 34 của Liên bang Hoa Kỳ.

Ngày 29/1/1963, Anh quốc từ chối tham gia khối Cộng đồng Kinh tế châu Âu.

Ngày 29/1/1996: Tổng thống Pháp Jacques Chirac tuyên bố chắc chắn việc kết thúc thử nghiệm hạt nhân.

Ngày 29/1/2001, Hàng ngàn sinh viên phản đối, xông vào Văn phòng Quốc hội tại Indonesia yêu cầu Tổng thống Abdurrahman Wahid từ chức do dính líu vào tai tiếng tham nhũng.

Ngày 29/1/1860, ngày sinh nhà vǎn Nga nổi tiếng thế giới - Antôn Pavlôvich Tsêkhốp. Chặng đường sáng tác của ông có thể chia làm 3 giai đoạn. Truyện của Tsêkhốp đơn giản về kết cấu, nội dung xã hội sâu sắc, trau truốt, ngắn gọn về ngôn ngữ. Ông mất ngày 15/7/1904.

Ngày 29/1/1866, ngày sinh nhà văn Rônanh Rôlǎng (Romain Rolland). Ông là nhà vǎn lớn người Pháp. Nǎm 1903 ông viết cuốn "Sân khấu của dân chúng" và nhiều vở kịch về đề tài cách mạng Pháp. Ông còn có tác phẩm ca ngợi những nhà tư tưởng, nhà vǎn lớn của nhân loại và viết tiểu sử danh nhân. Ông còn viết một số công trình nghiên cứu âm nhạc. Ông qua đời ngày 30/12/1944.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 29/1/1949, ngày mùng 1 Tết Nguyên đán năm Kỷ Sửu (1949), ở thời điểm cam go của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã làm bài “Thơ chúc Tết” mang đầy tinh thần khích lệ: “Kháng chiến lại thêm một năm mới, / Thi đua ái quốc thêm tiến tới. / Động viên lực lượng và tinh thần. / Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi. / Người người thi đua. / Ngành ngành thi đua. / Ngày ngày thi đua. / Ta nhất định thắng. / Địch nhất định thua.”

Ngày 29/1/1959, tại phiên họp toàn thể của Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt đại biểu Đảng Lao động Việt Nam đọc Lời chào mừng Đại hội. Người đánh giá cao những thành công to lớn mà nhân dân Liên Xô đã đạt được và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, đồng thời nêu rõ những nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 29-1-1959
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ XXI Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 29/1/1959

Kết thúc Lời chào mừng, Người nói: “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng Đại hội lần này của Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ mở ra những bước tiến mới của Liên Xô trên con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản, đồng thời những nghị quyết của Đại hội sẽ là một nguồn cổ vũ to lớn thúc đẩy phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới tiến lên mạnh mẽ hơn nữa”. (Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 12 - NXB: Chính trị quốc gia - Sự thật).

Ngày 29/1/1960, Bác đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và đặc biệt quan tâm đến những tấm bia tiến sĩ và gặp gỡ các học sinh trường Phan Châu Trinh.

Ngày 29/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Việt kiều ở Thái Lan mới về nước đến thăm và chúc tết Người. Người thân mật nói chuyện với các đại biểu về tình hình trong nước, những khó khăn của ta trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhắc nhở kiều bào cố gắng làm việc, học tập để góp phần vào công cuộc kiến thiết đất nước.

Ngày 29/1/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp Bộ Chính trị bàn về công tác giáo dục lý luận chính trị, vấn đề cải tiến nội dung, biện pháp, hình thức và mục tiêu giáo dục cho từng loại cán bộ. Người chỉ thị: Nội dung giảng dạy phải làm sao cho phù hợp với từng đối tượng, trong chương trình giáo dục nên chú trọng giáo dục “tiêu chuẩn đảng viên”. Về việc giáo dục lý luận chính trị đối với quân đội, Người tán thành đề nghị của đồng chí Trường Chinh: Mỗi tháng tập trung hai ngày thứ bảy và chủ nhật để học. (Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử).

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Sau hơn hai thế kỷ nhìn lại, những tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn có sức sống, những quy luật được ông vạch ra vẫn đang chi phối nhiều mặt của kinh tế thế gi.
Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng đâu đó vẫn âm ỉ những luận điệu hằn học về một ''ngày quốc hận''.
Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Nhiều cán bộ đảng viên, có cả cán bộ cấp cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước ta do thoái hóa, biến chất, tham nhũng đã bị xử lý kỷ luật, cho thôi giữ các chức vụ.
Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Là Bộ kinh tế đa ngành, Bộ Công Thương đã bám sát và nghiêm túc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động