Thứ năm 28/11/2024 16:58

Dòng chảy hàng hoá trong dòng sông hữu nghị Việt Nam - Lào

Dòng chảy hàng hoá là minh chứng sinh động cho sự phát triển mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào; đập tan âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Những ngày tháng 5 này, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào đang có nhiều nỗ lực để phát triển hơn nữa dòng chảy thương mại hai nước, ngay sau chuyến thăm và làm việc tại Lào của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Hai bên tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực để triển khai các nội dung hợp tác song phương Việt Nam - Lào mà lãnh đạo cấp cao hai nước, trực tiếp là Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thống nhất trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng…

Qua báo chí ngành Công Thương cho biết, Thủ tướng Lào rất quan tâm và mong muốn Bộ Công Thương hai nước nỗ lực để hàng hoá Việt Nam, nhất là hàng tiêu dùng, các loại thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam hiện diện ở thị trường Lào nhiều hơn nữa. Và ngay khi trở về nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo tích cực, hiệu quả. Trong dòng chảy thương mại phát triển hơn giữa hai bên, sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng rất có ý nghĩa giữa bối cảnh nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gẫy.

Dòng chảy thương mại giờ đây cũng là dòng chảy của hợp tác, hữu nghị, là sợi dây thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa hai nước anh em. Những kết quả đạt được thời gian qua đã chứng minh nỗ lực rất cao của hai nước để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra.

Năm 2021 lãnh đạo cấp cao giao chỉ tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tăng khoảng 10%, nhưng thực tế kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam - Lào đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2020. Vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Công Thương Lào bày tỏ quyết tâm phấn đấu để kim ngạch thương mại song phương của hai nước không phải chỉ dừng ở mức 2 tỷ USD mà sẽ sớm vượt 2 tỷ USD trong thời gian tới.

Kết quả tốt đẹp ấy thêm một lần nữa minh chứng chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX năm 2001 đã xác định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đầu tháng 11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Đến tháng 9/2018, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 26/CT-TTg về nội dung đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực, hiệu quả hơn.

Đảng, Nhà nước ta cũng thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ: “Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng; ưu tiên các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ và giá trị gia tăng cao, mô hình quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối với khu vực kinh tế trong nước”.

Bộ Công Thương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, đã có nhiều nỗ lực, tích cực, chủ động, đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại luôn cố tình xuyên tạc, vu cáo, chống phá Việt Nam trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng xuyên tạc, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách, tiềm năng cũng như thực tế việc tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Thậm chí chúng tìm mọi cách chống phá việc Việt Nam ký kết, hợp tác với quốc tế. Vừa qua, chúng xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam với nước láng giềng anh em là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Chúng phủ nhận kết quả thương mại giữa hai nước, xuyên tạc hàng hóa giữa hai nước không đảm bảo chất lượng, cho rằng quan hệ thương mại giữa hai nước tới đây sẽ mù mịt vì kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ…

Thực tế lịch sử Việt Nam và Lào đã chứng minh đó chỉ là những hành vi chống phá vô căn cứ, sai với sự thật. Bởi lâu nay, quan hệ hai nước Việt Nam - Lào luôn được khẳng định là mối quan hệ hữu nghị đặc biệt. Đây là mối quan hệ thủy chung son sắt, hợp tác toàn diện, hữu nghị vừa là đồng chí, vừa là anh em mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, giữ gìn và phát triển.

Trong hòa bình xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào tiếp tục củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị cùng chung sức, đồng lòng xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.

Với nghị quyết, chủ trương cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của hai Đảng, các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhân dân hai nước đã tăng cường xây dựng phát triển mối quan hệ tốt giữa hai bên. Hiện nay, Việt Nam có hơn 400 dự án, tổng số vốn cam kết hơn 5 tỷ USD là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Niềm tin và uy tín giữa hai nước ngày càng được củng cố, tăng cường, phát triển tốt đẹp hơn…

Việc quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào vẫn phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả; đồng thời hai nước tiếp tục các biện pháp nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế tương xứng với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, thiết thực kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp định hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào càng cho thấy đó là hướng đi đúng đắn.

Trong đó, Bộ Công Thương hai nước đã và đang làm tốt vai trò thúc đẩy dòng chảy hàng hoá thương mại giữa hai nước chảy mạnh hơn, đóng góp tích cực hơn vun đắp tình cảm hữu nghị hai nước như tinh thần trong lời thơ bất hủ của Hồ Chủ tịch: Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà , Cửu Long!

Phạm Hoàng Quân
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép