Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/8: Nguy cơ thiếu điện hiện hữu và giải pháp căn cơ

“Tiết kiệm điện đang được xem là giải pháp căn cơ cho nền kinh tế xanh và an ninh năng lượng quốc gia” - là nội dung nổi bật trong góc nhìn báo chí.
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/8: Giá xăng ngày mai liệu có hạ? Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 11/8: Giảm công suất nhiệt điện than xuống 13,2% vào năm 2045 Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/8: Mặc giá xăng dầu giảm sâu, giá cước vận tải chỉ hạ nhỏ giọt

Cụ thể vấn đề năng lượng, Báo Kinh tế & Đô thị có bài “Nguy cơ thiếu điện hiện hữu và giải pháp căn cơ”.

Nội dung bài báo đăng, Bộ Công Thương đã có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tình hình triển khai thực hiện Chương trình tiết kiệm điện.

Theo đó, nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh trong khi nguồn cung hạn chế, cũng như ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả chưa đồng đều... Do vậy, tiết kiệm điện đang được xem là giải pháp căn cơ cho nền kinh tế xanh và an ninh năng lượng quốc gia.

Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình tiết kiệm điện, Bộ Công Thương đã hỗ trợ các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tiết kiệm điện, cũng như Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.

Đồng thời, phối hợp với EVN xây dựng phương pháp tính sản lượng điện tiết kiệm trên địa bàn các tỉnh, thành trực thuộc trung ương nhằm hỗ trợ các tỉnh triển khai các giải pháp và tính toán sản lượng điện tiết kiệm trên địa bàn tỉnh với nhiều hoạt động, chương trình thiết thực…

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/8: Nguy cơ thiếu điện hiện hữu và giải pháp căn cơ
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/8: Nguy cơ thiếu điện hiện hữu và giải pháp căn cơ

Cũng chủ đề năng lượng, Báo Công an Nhân nhân có bài “Xem xét 24 dự án điện mặt trời đang triển khai dở dang”.

Tác giả bài báo đã dân thông tin từ Bộ Công Thương, hiện cả nước còn 24 dự án điện mặt trời đã và đang triển khai ở các mức độ khác nhau như đã có chủ trương đầu tư, được cấp đất, mua sắm thiết bị, lắp đặt. Nếu loại bỏ những dự án này sẽ gây thiệt hại khoảng 12.700 tỷ đồng và có rủi ro về pháp lý.

Từ đó Bộ Công Thương đã báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét việc giữ lại quy hoạch điện mặt trời tới năm 2030 là 2.428MW của 24 dự án trên.

Dự trữ xăng dầu của Việt Nam 'mỏng' như thế nào?” là chủ đề bài viết nổi bật trên Báo điện tử VnExpress.

Tại báo cáo về quản lý Nhà nước mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương đánh giá, 5 năm qua các doanh nghiệp đầu mối cơ bản thực hiện đúng dự trữ lưu thông, đảm bảo đủ hàng cho hệ thống phân phối, thị trường nội địa. Tuy vậy, trong một số thời điểm, nhất là giai đoạn nguồn cung trong nước gặp sự cố như hồi tháng 1 và 2 năm nay, "lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp không đủ 20 ngày".

Còn với dự trữ xăng dầu quốc gia, mức bình quân 5 năm qua khoảng hơn 370.000 m3 mỗi năm. Số lượng này tương đương 9 ngày nhập khẩu ròng, và 6,5 ngày tiêu thụ, theo Bộ Công Thương, là thấp so với nhu cầu thực tế.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có vai trò đảm bảo an ninh năng lượng nhưng nguồn lực đầu tư, bảo đảm nguồn dự trữ... chưa tương xứng. Bộ Công Thương cho hay đã nhiều lần kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ xem xét, dành nguồn lực đầu tư hệ thống kho bảo quản dự trữ quốc gia riêng với xăng dầu, song do nguồn lực hạn chế nên chưa thực hiện. Bộ này đề nghị Chính phủ quan tâm, đầu tư ngân sách cho dự trữ xăng dầu quốc gia, để bảo đảm an ninh năng lượng và bình ổn thị trường.

Cũng liên quan đến xăng dầu, tuy nhiên Báo Sài Gòn giải phóng lại có những bài viết về việc nghịch lý giá xăng giảm nhưng giá cả các loại hàng hoá khác không giảm.

Cụ thể, với bài viết “Nghịch lý tăng dễ, giảm khó” tác giả bài báo phân tích, giá hàng hóa lên - xuống, tăng - giảm là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường. Vì thế, việc giá nhiều loại hàng hóa ở Việt Nam tăng theo giá xăng dầu nhưng lại “đứng yên” hay giảm “nhỏ giọt” khi giá xăng dầu giảm liên tục là điều không bình thường.

Còn bài viết “Giá xăng dầu giảm mạnh, giá hàng hóa giảm nhỏ giọt: Ai kiểm tra, xử phạt, kéo giá xuống?” tác giả bài báo lại cung cấp thông tin về trách nhiệm quản lý giá cả và việc kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm của ngành Công Thương các địa phương.

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho biết, trước diễn biến giá xăng dầu biến động, đơn vị đã yêu cầu UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện cùng các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa. Sở chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc liên quan theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường trên địa bàn, tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định nhà nước về giá hàng hóa tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi.

Đối với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi… thì tiếp tục rà soát, hỗ trợ áp dụng chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác để giảm áp lực tăng giá bán đến tay người dùng. Đơn vị quản lý các chợ đầu mối cũng cần tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất, nhập; tình hình giá cả hàng hóa tại nguồn và về chợ; nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng của thương nhân trong chợ...

Hoàng Lan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giải đáp thêm 1 số thắc mắc của bạn đọc xoay quanh về bài kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Trong các câu hỏi liên quan đến khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa của MXV, có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến bài kiểm tra sát hạch cuối khóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà đầu tư.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của các thành viên khi tham gia vào thị trường hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động tạm dừng tư cách thành viên của thành viên môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Tiếp nối chuyên mục Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa, trong số này Báo Công Thương sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc tạm dừng tư cách thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Báo Công Thương đã nhận được các câu hỏi của độc giả về các hoạt động quản lý thành viên của MXV, các vấn đề xoay quanh hình thức xử lý vi phạm thành viên.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 43): Hoạt động quản lý, giám sát thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 43): Hoạt động quản lý, giám sát thành viên

Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc về việc đăng ký làm thành viên của MXV cũng như những quyền, nghĩa vụ của thành viên, phương thức xử phạm thành viên.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 42): Các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia thị trường hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 42): Các giao dịch bị nghiêm cấm khi tham gia thị trường hàng hóa

Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các giao dịch bị cấm khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 41): Tỷ giá trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 41): Tỷ giá trong giao dịch hàng hóa

Với đặc tính liên thông với thế giới, việc nắm rõ loại tỷ giá là quan trọng với nhà đầu tư trong việc thanh toán nộp, rút tiền khi tham gia giao dịch hàng hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động