Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa |
Đầu tư hàng hóa phái sinh là hoạt động mua bán các hợp đồng hàng hóa tại mức giá xác định. Những yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa,… được quy định chi tiết tại các Sở Giao dịch hàng hóa. Điều này cho phép các nhà đầu tư tiếp cận thị trường hàng hoá một cách dễ dàng hơn và đầu tư vào giá của hàng hoá mà không cần sở hữu sản phẩm thực tế. Hiện nay, đầu tư hàng hóa phái sinh đang được đông đảo nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn.
Trong số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bạn Nguyễn Thế Mạnh (Ninh Thuận) đặt câu hỏi: “Sau khi bán hợp đồng hàng hoá thì mất bao lâu tiền của tôi sẽ về tài khoản”? Bạn Đinh Phương Mai (Đà Nẵng) có chung câu hỏi và muốn biết “Tôi có thể ứng trước tiền bán hợp đồng hàng hóa không? Nếu có thì phí ứng trước sẽ như thế nào”?
Bán hợp đồng hàng hoá
Một trong những đặc thù của giao dịch hàng hóa chính là giao dịch T0. Giao dịch T0 nghĩa là nhà đầu tư có thể tất toán vị thế ngay sau khi vừa vào lệnh. Ví dụ nhà đầu tư mở 1 lệnh mua, thì ngay sau đó, không bị quy định, ràng buộc bởi thời gian nắm giữ vị thế, có thể tất toán lệnh ngay. Điều này giúp giao dịch hàng hóa trở thành kênh đầu tư linh hoạt nhất ở thời điểm hiện tại và có tính thanh khoản cao so với các kênh đầu tư truyền thống.
Vậy nên sau khi bán hợp đồng hàng hóa (tức hợp đồng của nhà đầu tư đã được tất toán trạng thái), tiền sẽ được ghi nhận về tài khoản giao dịch của nhà đầu tư ngay lập tức. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn lực của mình một cách linh hoạt để thực hiện các giao dịch tiếp theo mà không bị vướng hạn chế thời gian của dòng tiền phát sinh sau giao dịch tất toán.
Trừ trường hợp nhà đầu tư giao dịch Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa kim loại LME 3M (kỳ hạn 3 tháng) thì sau khi tất toán trạng thái, lãi lỗ thực tế sẽ được ghi nhận về tài khoản giao dịch của nhà đầu tư khi Hợp đồng đáo hạn.
Ứng tiền bán hợp đồng hàng hóa
Sau khi bán hợp đồng hàng hóa, tiền sẽ được ghi nhận về tài khoản giao dịch của nhà đầu tư ngay lập tức. Do đó nhà đầu tư không cần ứng trước tiền để giao dịch những hợp đồng tiếp theo.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà đầu tư giao dịch hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa kim loại LME 3M, sau khi tất toán trạng thái, tiền được ghi nhận về tài khoản giao dịch của nhà đầu tư khi Hợp đồng đáo hạn. Nếu hợp đồng đó chưa đến thời điểm đáo hạn thì số lãi lỗ dự kiến được khi nhận trong mục Lãi lỗ chờ đáo hạn và được tính vào giá trị ròng ký quỹ của tài khoản giao dịch. Nhà đầu tư có thể rút tiền nếu đáp ứng điều kiện rút tiền của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc [email protected]. |