Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa |
Đòn bẩy là công cụ được sử dụng phổ biến trong hoạt động đầu tư tài chính. Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức và sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phòng ngừa rủi ro.
Bạn Trần Minh Kiên (Bình Dương) đặt câu hỏi: “Tôi đã được nghe rất nhiều tới khái niệm đòn bẩy nhưng chưa hiểu rõ đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa (GDHH) là như thế nào”? Bạn Vũ Thu Phương (Hải Phòng) có chung câu hỏi và muốn biết “Vậy đòn bẩy được sử dụng như thế nào trong GDHH ?”
Trong số Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề này.
Đòn bẩy trong GDHH
Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa được tính bằng mức ký quỹ ban đầu trên giá trị danh nghĩa của hàng hóa. Điều này giống với việc đặt cọc 10% - 20% để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng giao kết giữa các bên, hoặc việc nhà đầu tư sử dụng vốn vay để đầu tư kiếm lợi nhuận thay vì sử dụng hoàn toàn nguồn vốn tự có của bản thân. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận mong muốn với mức chi phí cơ hội thấp nhất.
Cách sử dụng đòn bẩy trong GDHH
Trong giao dịch hàng hóa, tỷ lệ đòn bẩy rơi vào khoảng 10 lần, tức là ký quỹ ban đầu bằng 10% giá trị danh nghĩa. Lợi thế từ đòn bẩy tài chính giúp khả năng sinh lời của thị trường hàng hóa cao hơn những thị trường khác tuy nhiên cũng nhạy cảm với biến động bất thường. Điều này có nghĩa tỷ lệ đòn bẩy cao cũng có thể dẫn đến việc kiểm soát tài khoản do biến động giá thị trường trở nên khó khăn hơn.
Đối với giao dịch hàng hóa, ký quỹ không phải là khoản vay, nên các nhà đầu tư không cần lo mình phải trả bất kỳ khoản lãi nào.
Ví dụ, nhà đầu tư mua 10.000 thùng dầu WTI với giá 80 USD/thùng theo dạng hợp đồng kỳ hạn, có kỳ hạn 1 tháng. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 10% theo hợp đồng quy định là 80.000 USD (tương đương 1:10 giá trị thực tế cần bỏ ra). Sau một tháng, giá dầu thô WTI trên thị trường tăng lên 85 USD.
Khi đó, nhà đầu tư sẽ nhận nhận được lợi nhuận: 5 USD x10.000 = 50.000 USD. Tỷ suất sinh lời: 50.000 USD/80.000 USD = 62.5%.
Ngược lại, nếu là người mua hàng truyền thống, người mua sẽ phải trả toàn bộ 800.000 USD và nhận được lợi nhuận theo thỏa thuận là 50.000 USD. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời chỉ là: 50.000 USD/800.000 USD = 6.25%.
Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: [email protected] hoặc [email protected]. |