Thứ tư 27/11/2024 19:19
Xây dựng Đảng trong doanh nghiệp sản xuất tại Đà Nẵng

Bài 1: Xây dựng Đảng trong doanh nghiệp tạo động lực hăng say sản xuất, kinh doanh

Môi trường làm việc dân chủ; kịp thời biểu dương, khen thưởng công nhân ưu tú sẽ tạo niềm tin và động lực để người lao động hăng say sản xuất, kinh doanh.

“Xây” và “chống” là nội dung tiên quyết, yếu tố cốt lõi xuyên suốt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Xây” và “chống” trong khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài) tại TP. Đà Nẵng được hiện thực hóa bằng những việc làm cụ thể. Đó là xây dựng môi trường làm việc cho người lao động công bằng, dân chủ; xây dựng lan tỏa điển hình người tốt việc tốt; xây dựng Đảng viên mới là công nhân ưu tú; xây dựng kinh tế doanh nghiệp để đảm bảo việc làm, thu nhập và phúc lợi, tạo niềm tin cho người lao động. Đó cũng là chống lãng phí trong sản xuất; chống lại những hành vi làm mất kỷ luật; chống kết bè phái, chia rẽ đoàn kết trong người lao động; chống tin giả, độc hại.

Xây dựng môi trường làm việc dân chủ, biểu dương lao động sáng tạo

Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu - Nhà máy giấy Tân Long (Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) hiện có khoảng 380 công nhân. Là doanh nghiệp tư nhân, nhưng tổ chức Đảng ở công ty đã được thành lập từ rất sớm, và đến nay, Chi bộ Đảng công ty đang có 22 Đảng viên, 1/3 trong số đó là công nhân, người lao động đang làm việc trực tiếp trong sản xuất (không tính đến công nhân ở cấp quản lý trở lên).

Người lao động tại Công ty Tân Long cho rằng môi trường làm việc tốt, việc làm ổn định, thu nhập theo năng lực khiến họ có niềm tin tích cực và không có ý định "nhảy việc"

Ngoại trừ một bộ phận nhỏ làm công tác hành chính, nhân sự, còn lại đại đa số người lao động của công ty đều tham gia sản xuất trực tiếp. Trong đó, lao động phổ thông vẫn chiếm phần đông.

Không giống với các công ty tư nhân khác là thường xuyên có tình trạng người lao động “nhảy việc”, tại nhà máy giấy Tân Long hầu như lao động rất ổn định và chỉ có tăng, không có giảm. “Tôi vào làm việc tại công ty đã được 6 năm. Môi trường làm việc tốt, công việc ổn định, thu nhập và phúc lợi đảm bảo nên rất yên tâm làm việc. Không chỉ riêng cá nhân tôi, mà ai trong công ty cũng vậy. Từ khi vào làm việc đến nay hầu như rất nhiều trường hợp nghỉ việc, và nếu có thì là do bất đắc dĩ”, anh Lê Văn Hữu (30 tuổi, người lao động và là một Đảng viên của công ty) chia sẻ.

Theo ông Hà Ngọc Thống – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Công ty, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, bình đẳng; kịp thời phát hiện, biểu dương các điển hình người tốt việc tốt; đảm bảo quyền lợi cho người lao động là những yếu tố quyết định tạo niềm tin cho người lao động, để họ tin theo, vững vàng tư tưởng.

“Người lao động họ quan tâm điều gì nhất, đó là việc làm, thu nhập, phúc lợi. Là doanh nghiệp tư nhân đảm bảo những yếu tố này thì họ sẽ yên tâm làm việc và lời nói của mình cũng đáng tin hơn” ông Thống nói và cho rằng, nếu để người lao động thiếu công ăn việc làm, không đảm bảo cuộc sống thì dễ sinh ra các suy nghĩ tiêu cực. Còn khi doanh nghiệp đảm bảo việc làm, thu nhập và chế độ cho người dân, làm việc trong môi trường lành mạnh thì dù có nghe những thông tin sai trái, những thông tin tiêu cực… thì bản thân người lao động cũng cảnh giác thêm nhiều.

“Người lao động họ rất thực tế. Ví dụ, trong giai đoạn hiện nay nhiều doanh nghiệp khó khăn về đơn hàng, họ sẽ nghĩ ngay đến việc làm của mình có nguy cơ ảnh hưởng không, thu nhập có giảm không. Họ sẽ so sánh công ty mình so với công ty khác. Nếu công ty đảm bảo việc làm, chắc chắn niềm tin của họ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và địa phương sẽ vững vàng hơn”, ông Thống phân tích.

Tại Công ty Việt Nhật, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở sẽ làm người lao động tin, đồng thuận với các chủ trương, chính sách

Tương tự, tại Công ty TNHH Sản xuất Nguyên liệu giấy Việt Nhật (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), là doanh nghiệp liên doanh, việc đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là yếu tố được công ty đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Tấn Trung – Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết, kỷ luật lao động tại công ty được thực hiện nghiêm túc. “Căn cứ theo kết quả làm việc thực tế và tính tuân thủ kỷ luật mà người lao động sẽ nhận về thu nhập tương ứng. Những lao động có đóng góp, có sáng tạo sẽ được biểu dương, khen thưởng kịp thời; ngược lại, nếu không tuân thủ kỷ luật công việc sẽ có hình thức xử lý, xử phạt”, ông Trung cho hay.

Chống lãng phí trong sản xuất

Gắn biểu dương, khen thưởng vào sản xuất là hình thức để chống lãng phí trong sản xuất hữu hiệu nhất. Đó là ý kiến chung của các doanh nghiệp có vốn ngoài nhà nước tại TP. Đà Nẵng.

Anh Lê Thanh Tùng (Quản lý bộ phận KCS công ty Việt – Nhật) cho biết, đặc thù công việc ở bộ phận KCS là giám sát, kiểm soát chất lượng sản phẩm. “Ngoài việc tự nhắc nhở bản thân phải thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra, đánh giá sản phẩm, tôi cũng thường xuyên trao đổi với anh em về những kẽ hở, nguy cơ có thể bị lọt sản phẩm kém chất lượng hoặc có thể bị lợi dụng gây thất thoát tài sản, từ đó cùng tìm biện pháp giám sát”, anh Tùng nói.

Kịp thời biểu dương những điển hình sáng tạo trong lao động sẽ giúp doanh nghiệp chống lãng phí trong sản xuất

“Tôi làm ở bộ phận kỹ thuật, chuyên sửa chữa, bảo trì máy móc. Trong quá trình sửa máy, đối với những gì có thể tận dụng lại được chúng tôi sẽ cố gắng tận dụng tối đa. Những thiết bị, bộ phận máy không sửa được thì chúng tôi sẽ giảm đến mức thấp nhất những phát sinh chi phí. Làm sao để tiết kiệm nhất có thể”, anh Vũ Trung Đông (43 tuổi, nhân viên bộ phận kỹ thuật công ty Tân Long) chia sẻ.

Theo ông Hà Ngọc Thống, tại công ty có đưa ra quy chế khen thưởng, xử phạt rõ ràng. Trong đó, đặc biệt là khen thưởng cho những sáng tạo trong kỹ thuật để tối ưu hóa sản xuất, tăng năng suất, giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu. Đây chính là chống lãng phí.

Ông Thống cho rằng, người lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, họ hiểu sản phẩm. Vì vậy, những sáng kiến kỹ thuật của người lao động sẽ tiết giảm được rất nhiều chi phí trong sản xuất. Từ những chi phí tiết giảm đó, doanh nghiệp có thể quy thành những khen thưởng, động viên kịp thời để khích lệ cá nhân có sáng kiến, đồng thời, làm gương cho người lao động khác học theo.

Bài 2: Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Đảng viên là người lao động

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép