Xúc tiến xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc
Công Thương và công luận Thứ năm, 31/03/2022 - 17:06
Những tín hiệu khả quan
Thông tin từ UBND tỉnh Lạng Sơn, những ngày gần đây số lượng xe hàng còn ùn tắc ở các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã giảm đi nhiều, tính đến sáng ngày 31/3, chỉ còn khoảng 1.200 xe.
![]() |
Xuất khẩu nông sản có nhiều tín hiệu lạc quan khi tình trạng ùn ứ xe hàng hóa tại cửa khẩu đang được tháo gỡ. Ảnh minh họa |
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà, sau rất nhiều nỗ lực trao đổi, đàm phán, hai bên đã thống nhất được phương thức giao nhận hàng hóa mới tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài. Cụ thể, tại cửa khẩu Tân Thanh, lái xe chuyên trách Việt Nam điều khiển đầu kéo cố định kéo container hàng sang địa điểm chỉ định tại bến bãi phía Trung Quốc rồi thực hiện việc cắt container để lại; tiếp đó đầu kéo phía Trung Quốc nối container và vận chuyển đi kiểm hoá, giao hàng rồi đưa container rỗng về địa điểm chỉ định.
Dự kiến, mỗi lượt sẽ kéo 30 - 40 container hàng sang Trung Quốc; năng lực thông quan kỳ vọng sẽ đạt 150 - 200 xe/ngày, cao gấp 4 - 5 lần so với phương thức cũ.
“Từ ngày 16/3 đến nay, lượng hàng hóa xuất qua cửa khẩu này thường xuyên đạt trên 70 xe/ngày, cao điểm ngày 21/3 đạt 91 xe. Đây là dấu hiệu khả quan, cho thấy hiệu quả rõ rệt của phương thức giao nhận hàng hóa mới” - bà Đoàn Thu Hà cho hay.
Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - Trần Thanh Hải - cho rằng, sở dĩ số lượng xe hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc đã giảm là do doanh nghiệp (DN) đã hạn chế đưa hàng lên cửa khẩu và nhận thức rõ việc cần phải thay đổi phương thức vận chuyển, phương thức giao hàng hóa. Nhằm hỗ trợ các DN, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn DN thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa, và tận dụng các phương thức khác ngoài đường bộ như đường sắt, đường biển.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng đang phối hợp với các hiệp hội, địa phương tổ chức tập huấn cho DN về xuất khẩu nông sản nói chung, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc nói riêng. Trong đó có việc biên soạn tài liệu hướng dẫn DN tìm kiếm thị trường, bạn hàng, các điều cần lưu ý khi tham gia hoạt động xuất khẩu, kể cả chính ngạch và tiểu ngạch.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Đỗ Thắng Hải - cho biết, trước đó, Bộ đã dự thảo và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án về chuyển hoạt động thương mại biên giới từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Song song với đó, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT trong việc đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để gia tăng số lượng mặt hàng trái cây xuất khẩu chính ngạch trong thời gian tới.
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên nền tảng số
Chủ động giải pháp tiêu thụ nông sản, Bộ Công Thương đang phối hợp Bộ NN&PTNT và các địa phương có nông sản đến mùa vụ để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cả nội địa và xuất khẩu.
![]() |
Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ NN&PTNT và các địa phương hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ. Ảnh minh họa |
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Hoàng Minh Chiến cho hay, Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt hoạt động kết nối tiêu thụ như: Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm với các thị trường nước ngoài theo hình thức trực tiếp và trực tuyến; hội nghị giao thương nhóm mặt hàng cụ thể với thị trường tiềm năng; tổ chức hội chợ triển lãm cho các sản phẩm nông sản. Ngoài ra, Bộ Công Thương triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, đưa nông sản vào hệ thống phân phối hiện đại, hệ thống siêu thị.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thực hiện hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho nông dân, trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng truy xuất nguồn gốc của quy trình nuôi trồng và chăm bón nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín của hàng hóa nông sản; tổ chức những khóa đào tạo hỗ trợ nâng cao kỹ năng bán hàng lẻ cho hộ nông dân, hợp tác xã như bán hàng livetream, trực tuyến.
Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã giao Cục Xúc tiến thương mại xây dựng bản đồ nông sản Việt Nam. Việc hình thành bản đồ sẽ cung cấp thông tin chính thức, giới thiệu khách hàng tiềm năng cho sản phẩm nông sản từng địa phương; thông qua môi trường trực tiếp, khách hàng có thể kết nối trực tiếp từng địa phương, hợp tác xã, nông hộ sản xuất.
Chia sẻ về giải pháp hỗ trợ người nông dân, DN tiêu nông sản, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định, ứng dụng số, bán hàng online, bán hàng thông qua sàn thương mại là xu thế tất yếu ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai. Do đó, Bộ đã chủ động ký hợp tác với những đối tác lớn như Amazon Global Selling, Alibaba.com nhằm giúp các DN gia tăng lượng hàng xuất khẩu, tăng doanh thu cũng như quảng bá sản phẩm Việt Nam.
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2020 - 2030”, vì vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai đưa ứng dụng số, nền tảng số trong việc hỗ trợ, kết nối tiêu thụ cho nông sản của bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/5: Giá xăng dầu ngày 23/5 diễn biến thế nào?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 21/5: Tăng kết nối giao thương, tăng hiệu quả tiêu thụ hàng Việt

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 20/5: Công nghiệp hỗ trợ tìm đường vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngăn chặn những vi phạm gian lận trên sàn thương mại điện tử

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 17/5: Chủ đề công nghiệp, thương mại được quan tâm
Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để hạ nhiệt giá xăng dầu?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 16/5: Cần thu hút doanh nghiệp sản xuất thép đầu tư vùng duyên hải miền Trung

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/5: “Điểm nhấn” 71 năm Ngày truyền thống ngành Công Thương

Bộ Công Thương đồng hành cùng tỉnh Bắc Giang “vượt dịch” thành công

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 13/5: Lĩnh vực hội nhập - xuất nhập khẩu được quan tâm

Bộ Công Thương: Cần chính sách đặc thù để phát triển ngành thép

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/5: Cần chính sách đặc thù để phát triển ngành thép

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 8/5: Nhiệt điện Thái Bình 2 “hồi sinh” từ “vực thẳm”

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 7/5: Việt Nam sẽ có một năm xuất khẩu “bùng nổ”

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 6/5: Tiết kiệm điện, vấn đề không của riêng ai

89% hàng hoá nhập khẩu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất

Không "té nước theo mưa" khi xăng tăng giá

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 3/5: Kỳ vọng từ hợp tác kinh tế Việt - Nhật

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 2/5: Điểm nhấn xuất nhập khẩu và năng lượng

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 1/5: Chinh phục thị trường “khó tính” bằng chất lượng

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/4: Giá xăng sẽ tiếp tục tăng sau nghỉ lễ?

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 29/4: Tìm thị trường xuất khẩu cho nông sản

Tìm lại “vị thế” cho doanh nghiệp logistics

Địa phương nào đạt tỉ trọng xuất khẩu ấn tượng nhất 2021?
