Thứ bảy 28/12/2024 17:16

Quả ngọt từ sự “đồng lòng”, “thông suốt” ở Thái Nguyên

Năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều “quả ngọt” trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự “đồng lòng”, “thông suốt” trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều “quả ngọt” trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lên thăm và làm việc tại Thái Nguyên vào đầu năm 2023

Vào những ngày đầu tiên của năm mới 2023, tỉnh Thái Nguyên vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm, làm việc. Đồng chí bày tỏ tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra.

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thời gian qua và thực hiện lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư, Thái Nguyên đã chuyển mình, thu được nhiều trái ngọt đáng tự hào.

Đồng lòng, thông suốt trong triển khai và thực hiện các nhiệm vụ

“Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” là điểm nhấn được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế đặc biệt chú ý trong bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị giữa Chính phủ với lãnh đạo các địa phương trong cả nước vào đầu năm 2023. Đây không chỉ là tinh thần đoàn kết, thống nhất mà còn là bài học về ý chí, hành động phải triệu người như một của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành và Nhân dân ta ở mọi miền Tổ quốc trong tổ chức thực hiện các quyết sách của Đảng. Thông điệp này được người đứng đấu của Đảng nhắc lại khi đến thăm và làm việc tại Thái Nguyên, tiếp tục truyền thêm sức mạnh cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng thành viên Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên

Trước đó, tinh thần “đồng lòng”, “thông suốt” đã được Tỉnh ủy Thái Nguyên triển khai tích cực ngay sau thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong năm 2021, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, cụ thể hóa 5 định hướng phát triển lớn thành 12 chương trình, 32 đề án và 21 kế hoạch. Trong đó, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh là cơ quan chủ trì nhiều kế hoạch, chương trình, đề án đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, tiêu biểu như: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh...

Là địa phương có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước và được mệnh danh là vùng đất “Đệ nhất danh trà”, cây chè không chỉ là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên mà đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng và có tiềm năng rất lớn để phát triển các dịch vụ du lịch

Thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án đã đề ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và các bất ổn địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia lớn diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, hành động quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cùng sự đồng lòng chia sẻ, tin tưởng, đoàn kết của các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Thái Nguyên đã thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Thành công của tư tưởng chỉ đạo “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” bước đầu đã được minh chứng bằng các con số cụ thể trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường. 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên luôn cao hơn trung bình cả nước; tỉnh vẫn giữ vững vị thế về giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.

Năm 2023 , trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, vượt quá khả năng dự báo, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả khả quan, tích cực, có nhiều điểm sáng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,01%; thu ngân sách đạt mốc 20.000 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra; lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng tốt, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế; nông nghiệp tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, vượt mục tiêu kế hoạch; kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư nâng cấp, một số dự án đầu tư công quy mô lớn đang được đẩy nhanh tốc độ, trong đó có một số dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, tạo tác động lan tỏa tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định, từng bước nâng cao; công tác đối ngoại, quốc phòng, quân sự địa phương được triển khai thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.

Mấy năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên luôn cao hơn trung bình cả nước; tỉnh vẫn giữ vững vị thế về giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. (Trong ảnh: Sản xuất điện thoại thông minh tại Nhà máy Samsung Thái Nguyên).

Thái Nguyên tiếp tục được coi là điểm sáng của cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 10 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 30 dự án FDI cấp mới với tổng số vốn đăng ký đạt 202,3 triệu USD, 10 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn đăng ký đạt 10,35 triệu USD. Như vậy, lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 200 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt trên 10,6 tỷ USD.

Trước đây, Thái Nguyên được nhắc nhiều trên các trang báo về tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tính trạng khói, bụi. Gần đây, vấn nạn này đã giảm hẳn, nhất là từ khi Đề án tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bản tỉnh được thực thi.

Chung sức đưa "Thủ đô gió ngàn" trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp

Để tiếp tục tạo bước phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thu hút thêm dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), cải thiện mạnh mẽ chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục thực hiện tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, trong đó tập trung thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình, đề án thuộc Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tập trung xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc; quy hoạch hệ thống đô thị Thái Nguyên theo hướng phân bổ hợp lý giữa các vùng, kết nối thuận lợi với hệ thống đô thị vùng Đồng bằng Bắc bộ.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư đến với tỉnh, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến khoáng sản, nông, lâm sản gắn với kiểm soát và bảo vệ môi trường. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp khu vực phía Nam của tỉnh gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt - Đây là cơ sở để tiếp tục đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/3/2020 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp với người dân và doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách đầu tư.

Đặc biệt, phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội, quan tâm chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, cứu trợ đột xuất, trợ giúp xã hội, giảm nghèo, chăm sóc và trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phát huy truyền thống cách mạng anh hùng “Thủ đô kháng chiến, Thủ đô gió ngàn”, cùng với khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên tiếp tục “đồng lòng”, “thông suốt” đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra, để Thái Nguyên sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp lớn, hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội và của cả nước./.

Trần Nhung
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Nhận diện chiến lược 'diễn biến hòa bình' của các thế lực thù địch trong tình hình mới

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Giữ vững tinh thần 'dĩ công vi thượng', xây dựng lực lượng quản lý thị trường lớn mạnh