Nhận diện âm mưu bóp méo về đường lối đối ngoại

Đối ngoại quốc phòng và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc là chủ trương nhất quán của Đảng, nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, triển khai Kết luận 57-KL/TW của Bộ Chính trị về thông tin đối ngoại Tiếp tục triển khai nội dung Kết luận số 57-KL/TW, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại

Sự tham gia của Việt Nam vào việc gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, sự hỗ trợ của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Cùng với chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, đối ngoại quốc phòng và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (LHQ) là chủ trương nhất quán của Đảng, nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tinh thần nghĩa vụ quốc tế cao cả

Nhiều năm qua, nhiệm vụ này đã được quân đội triển khai hết sức chủ động, tích cực với nhiều đổi mới, sáng tạo và đạt được kết quả toàn diện trên cả bình diện song phương và đa phương, trở thành một trong những trụ cột đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của quân đội và đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là vấn đề được nhiều nước quan tâm và LHQ rất chú trọng ưu tiên. Do đó, sự tham gia của Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các quốc gia thành viên LHQ và nhất là sự ủng hộ từ phía LHQ.

Nhận diện âm mưu bóp méo về đường lối đối ngoại
Đội Công binh số 2 của Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm tra trang bị y tế khi tham gia gìn giữ
hòa bình Liên Hiệp Quốc.Ảnh: TƯ LIỆU

Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam, thực hiện "diễn biến hòa bình", ra sức phủ nhận những đóng góp của lực lượng gìn giữ hòa bình, tuyên truyền xuyên tạc và bóp méo sự thật về đường lối đối ngoại quốc phòng và hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ của Quân đội NDVN.

Thực hiện âm mưu đó, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện cảm với chế độ chính trị của Việt Nam đã có những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận tinh thần nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Cụ thể, các thế lực thù địch cho rằng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ chỉ là để đánh bóng, gây tốn kém ngân sách nhà nước, rủi ro cho những người lính trực tiếp đi làm nhiệm vụ. Với thái độ cực đoan và những luận điểm xuyên tạc, các thế lực phản động đã vu khống trắng trợn là Đảng, nhà nước không lo việc bảo vệ chủ quyền mà lại đưa quân đội ra nước ngoài để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là việc làm không cần thiết vì không đem lại lợi ích gì cho đất nước. Đáng chú ý, có ý kiến còn xuyên tạc rằng nước ta đưa quân đội tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là tham gia liên minh quân sự, đi xâm lược, chiếm đóng nước khác, đó là đi ngược lại chính sách quốc phòng của Việt Nam đã tuyên bố trong Sách trắng quốc phòng 2019.

Thực chất, đây là tiếng nói không có lương tri. Âm mưu của chúng là nhằm hạ thấp uy tín, vị thế của Đảng, nhà nước và quân đội ta, tạo dư luận xấu với bè bạn quốc tế. Các tổ chức phản động sử dụng các trang mạng xã hội để phát tán tài liệu, đăng tải các bài viết có nội dung kích động lòng thù hằn dân tộc, những vấn đề chưa được giải quyết kịp thời trong quan hệ quốc phòng cũng như quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực, núp dưới cái bóng của những "nhà dân chủ, người yêu nước chân chính…" để xuyên tạc, bóp méo sự thật.

Chủ động nhận diện

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có biến chuyển nhanh, diễn biến phức tạp, khó dự báo; các nước lớn vừa linh hoạt điều chỉnh chiến lược, chính sách đối ngoại, vừa cạnh tranh nhau gay gắt.

Tình trạng xâm phạm chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ... có xu hướng gia tăng, diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực, tác động mạnh đến tình hình an ninh, chính trị và nền hòa bình thế giới, đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Để tiếp tục nâng tầm hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, chúng ta cần nâng cao công tác chỉ huy, chỉ đạo, quản lý điều hành và triển khai lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình LHQ một cách hiệu quả.

Trong đó, duy trì ổn định lực lượng tại các phái bộ hiện có; nghiên cứu triển khai hình thức đơn vị mới, đến phái bộ mới; chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất và làm tốt công tác chuẩn bị cho lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, nhất là trong việc xây dựng năng lực (nhân sự, trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, thao trường huấn luyện, bảo đảm vật chất, tổ chức huấn luyện nâng cao năng lực...). Đồng thời, chủ động nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, nhà nước; quân đội và hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.

Trong bối cảnh thế giới đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng các vấn đề an ninh phi truyền thống, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biển..., việc Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình LHQ là góp phần ngăn ngừa xung đột, khôi phục hòa bình, an ninh quốc tế, tạo dựng môi trường hòa bình cho tái thiết và phát triển. Đồng thời, khẳng định xu thế hội nhập và đường lối đối ngoại hòa hiếu của Việt Nam: Luôn lấy lợi ích chung của cộng đồng và luật pháp quốc tế làm chuẩn mực cho mọi hành động vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên toàn thế giới.

Bạn bè quốc tế ghi nhận

Qua gần 10 năm triển khai lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình LHQ, Việt Nam đã đạt những kết quả tốt đẹp, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Cụ thể, bắt đầu từ chỉ 2 sĩ quan vào năm 2014, đến nay Việt Nam đã triển khai được trên 78 lượt sĩ quan tham gia hoạt động tại 3 phái bộ, gồm: Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và khu vực Abyei.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5-2015, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết nếu được hỏi những chiến sĩ gìn giữ hòa bình của Việt Nam đã làm nhiệm vụ như thế nào, câu trả lời chỉ có một từ "tuyệt vời!". Đặc biệt, ngày 3-11-2019, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 35 tại Bangkok (Thái Lan), Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres chia sẻ: "Chưa có quân nhân nào trên thế giới lại tốt như lực lượng Quân đội Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ".

nld.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Quốc phòng

Tin cùng chuyên mục

VCCI tổ chức Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”

VCCI tổ chức Diễn đàn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với văn hoá kinh doanh”

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tài dùng người của Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Xem thêm