Chủ nhật 29/12/2024 08:16

Ngày này năm xưa 22/3: Ban hành tiêu chuẩn ngành cơ khí

Ngày này năm xưa 22/3: Ban hành tiêu chuẩn ngành cơ khí; Việt Nam và Vương quốc Bỉ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

Chuyên mục "Ngày này năm xưa" Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/3 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm trực tuyến với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

- Ngày 22/3/1973: Việt Nam và Vương quốc Bỉ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai quốc gia. 49 năm qua, Bỉ đã trở thành đối tác quan trọng của Việt Nam tại Liên minh châu Âu và ngược lại, Việt Nam được coi là đối tác quan trọng nhất của Bỉ trong khu vực Đông Nam Á.

- Ngày 22/3/1930: Hơn 500 công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ tiến hành bãi công đòi tǎng lương, giảm giờ làm, được nghỉ trưa, chống đuổi thợ. Trước xu thế của phong trào công nhân Nghệ Tĩnh đang dâng cao, giới chủ đã nhượng bộ.

- Ngày 22/3/1947: Báo Vệ quốc quân ra số đầu tiên. Báo Vệ quốc quân là cơ quan tuyên truyền và giáo dục bộ đội của quân đội ta.

Đến nǎm 1959, báo Vệ quốc quân và báo Quân du kích sáp nhập thành báo Quân đội nhân dân.

- Ngày 22/3/1961: Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ ba của Đoàn họp tại Hà Nội. Về dự Đại hội có 655 đại biểu thay mặt cho 80 vạn đoàn viên và hàng triệu thanh niên các mặt trận, kinh tế, vǎn hoá, xã hội xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng. Đại hội đã phát động "Phong trào xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất". Đây là một phong trào lớn được đông đảo đoàn viên tích cực hưởng ứng.

Ngày 22/3/1996 cũng là ngày Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định về tiêu chuẩn ngành cơ khí

- Ngày 22/3/1996: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 831/1996/QĐ-BCN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành cơ khí.

- Ngày 22/3/2001: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 15/2001/QĐ-BCN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành (chất lượng nước và ắc quy).

- Ngày 22/3/2001: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 16/2001/QĐ-BCN về việc sáp nhập Tạp chí Kinh tế địa chất nguyên liệu khoáng sản vào Tạp chí Địa chất.

- Ngày 22/3/2005: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 12/2005/QĐ-BCN Quyết định sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Quyết định số 97/2004/QĐ-BCN ngày 23 tháng 9 năm 2004 về việc chuyển Xí nghiệp Cơ điện Vật tư thuộc Công ty Điện lực 1 thành Công ty cổ phần Cơ điện Vật tư.

- Ngày 22/3/2006: Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 14/2006/QĐ-BTM về việc ban hành quy định các mẫu ấn chỉ và việc sử dụng, quản lý ấn chỉ quản lý thị trường.

* Sự kiện quốc tế

- Ngày 22-3-1955: để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, Đảng Nhân dân Lào (sau được đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) được thành lập. Từ đó đến nay, trải qua 67 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc Lào giành được những thành tựu vô cùng to lớn trong công cuộc giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh cùng đại biểu hai nước tại Lễ phát động Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022. Ảnh: TTXVN.

Với trên 2.000 km biên giới tiếp giáp với nhau, Việt Nam và Lào từ lâu đã có quan hệ gắn bó hữu nghị truyền thống, luôn tương trợ lẫn nhau trên tinh thần “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”.

Hai Đảng lại có chung một nguồn gốc từ Đảng Cộng sản Đông Dương, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong sáng lập và các thế hệ lãnh đạo kế tiếp dày công vun đắp, quan hệ Lào-Việt Nam trải qua muôn vàn thử thách đã được chứng minh là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, có một không hai trên thế giới.

- Ngày 22-3-1946: Anh công nhận nền độc lập của Jordan, nước trước đây là thuộc địa của Anh.

- Ngày 22/3/1992: Ngày nước thế giới. Ngày 22/3 hằng năm được chọn làm ngày nước thế giới, trong ngày này, có rất nhiều các hoạt động quan trọng nhằm tập trung sự chú ý của cả xã hội vào tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống.

Ngày này lần đầu tiên được chính thức đề xuất trong Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên Hợp Quốc năm 1992 về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Brasil. Việc chấp hành nghị quyết bắt đầu vào năm 1993 và đã phát triển mạnh kể từ khi công chúng thể hiện sự ủng hộ đối với nó. Người ta kêu gọi công chúng không sử dụng nước một cách lãng phí cũng như tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngọt.

* Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ngày 22/3/1946: Hội đồng Chính phủ họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo về việc xác lập mối liên hệ giữa Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội, chuẩn bị kỷ niệm ngày mất của nhà yêu nước Phan Chu Trinh (24-3) và nghe báo cáo về cuộc duyệt binh chung Việt-Pháp, những địa điểm Pháp sẽ đóng quân và tình hình tài chính.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc (1951). Ảnh tư liệu

Buổi tối cùng ngày, Người cùng với tướng Leclerc, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Pháp ở Đông Dương và đại diện các nước Mỹ, Anh tham dự bữa tiệc chia tay của Lư Hán trước khi rút về nước. Về việc này, nhà nghiên cứu Đài Loan là King Chen đánh giá: Trong thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Việt Nam, Cụ Hồ Chí Minh đã xử sự linh hoạt, khéo léo, biết vận dụng những mâu thuẫn của kẻ thù. Cuối cùng, quân đội của Quốc dân Đảng Trung Hoa phải rút khỏi Việt Nam. Vấn đề duy nhất còn lại chỉ là tập trung vào việc chống Pháp mà thôi.

- Ngày 22/3/1950: từ chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nước Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập của mình” (bằng tiếng Pháp), ký bút danh là DIN - Thư ký Mặt trận Liên - Việt gửi cho Bộ biên tập tuần báo “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân” là cơ quan ngôn luận của Cục Thông tin Quốc tế Cộng sản. Bài viết giới thiệu tổng quát lịch sử cách mạng Việt Nam để khẳng định “Việt Nam sẽ thắng lợi..: Để giành lại nền độc lập dân tộc và sự thống nhất đất nước của mình, nhân dân Việt Nam sẵn sàng đấu tranh 10 năm, 15 năm, 20 năm hoặc hơn nữa, nếu cần thiết!”.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Nhận diện chiến lược 'diễn biến hòa bình' của các thế lực thù địch trong tình hình mới

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề