Ngày này năm xưa 17/3: Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước

Ngày này năm xưa 17/3, Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam Ngày này năm xưa 16/3: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu các sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

17/3/1931: Khánh thành Nhà bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ ở Hà Nội. Hiện nay toà nhà này là Bảo tàng lịch sử quốc gia.

17/3/1930: Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội (của Đảng Cộng sản Đông Dương) được thành lập tại nhà số 42 phố Nhà Thiếc. Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội gồm có ba đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam.

17/3/1975: Giải phóng hai thị xã Kontum và Plâycu trong chiến dịch Tây Nguyên. Việc giải phóng tỉnh Gia Lai không chỉ có ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân trong toàn tỉnh mà nó còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Ngày 17/3/1945: Ngày mất của nhà cách mạng Đinh Nhu (sinh năm 1910), tác giả ca khúc “Cùng nhau đi hồng binh” viết năm 1930, ca khúc được coi là mở đầu cho nền tân nhạc Việt Nam.

Ngày 17/3/2002: Ngày mất của Đại tướng Văn Tiến Dũng (sinh năm 1917), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (năm 1971), chiến dịch Trị – Thiên (năm 1972), Chiến dịch Tây Nguyên (năm 1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Ngày 17/3/2022: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 360/QĐ-TTg phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.

Ngày 17/3/2022: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38./NQ-CP về chương trình phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023.

Ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021 - 2025.

Ngày này năm xưa 17/3: Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước
Ảnh minh hoạ

Ngày 17/3/2008: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1730/QĐ-BCT về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị 37/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời có Quyết định số 1709/QĐ-BCT ban hành Quy chế làm việc của Bộ Công Thương

Ngày 17/3/2014: Bộ Công Thương có Công văn số 2017/BCT-XNK gửi Tổng cục Hải quan về thủ tục tạm xuất, tái nhập sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng để sửa chữa, bảo hành.

Sự kiện quốc tế

Ngày 17/3/1950: Các nhà nghiên cứu của Đại học California tại Berkeley công bố tổng hợp được nguyên tố hóa học thứ 98 và đặt tên cho nguyên tố là “Californi”.

Ngày 17/3/1969: Golda Meir trở thành Thủ tướng thứ tư của Israel, bà cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của quốc gia này.

Ngày 17/3/2011: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 1973, cho phép thiết lập vùng cấm bay và sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân trong nội chiến Libya.

Ngày 17/3/1944: Trong thế chiến thứ II, Hoa Kỳ ném bom thành phố Viên, thủ đô nước Áo.

Ngày 17/3/1998: Tại Nam Phi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý lịch sử để sửa đổi Hiến pháp, với kết quả 68,7% dân chúng tán thành hủy bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Ngày 17/3/2003: Tổng thống Hoa Kỳ, George W. Bush ra thời hạn 48 giờ cho Saddam Hussein phải rời khỏi Iraq như một điều kiện để quân đội Mỹ không tấn công đất nước này. Phía Iraq bác bỏ tối hậu thư trên.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/3/1928, Tập san “Inprekorr” của Quốc tế Cộng sản đăng bài “Thư từ Ấn Độ” của Nguyễn Ái Quốc (bút danh “Wang”) viết về phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ chống chính sách chia rẽ của đế quốc Anh với lời đánh giá: Chưa bao giờ, ngay cả trong thời kỳ mà phong trào bất hợp tác theo chủ trương của M.Gandhi lên tới tột đỉnh, tinh thần của đất nước lại sôi động đến mức đó.

Ngày 17/3/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn của Việt Minh họp mặt với Cơ quan Không trợ mặt đất (AGAS) của Mỹ đóng tại Côn Minh (Trung Quốc) để bàn về sự hợp tác chống phát xít Nhật trên chiến trường Đông Dương. Trước đó, cuối năm 1944, Trung uý William Shaw của Mỹ lái máy bay bị Nhật bắn rơi ở nước ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa sang trao trả cho quân Mỹ ở Trung Quốc. Phía Mỹ đó cử Trung uý Ch. Fenn tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong hồi ức của mình, Ch. Fenn kể: “Tôi hỏi là ông muốn gì ở người Mỹ? Ông nói: chỉ muốn họ công nhận tổ chức của ông. Tôi đã nghe phong thanh nhân vật này là cộng sản và tôi đã hỏi về điều đó. Ông Hồ nói rằng người Pháp gọi tất cả người Việt Nam mong muốn độc lập đều là cộng sản... Cuộc gặp đã dẫn đến thỏa thuận hợp tác cụ thể giữa hai bên trong mục tiêu chống phát xít Nhật ở Đông Dương”.

Ngày này năm xưa 17/3: Phê duyệt Đề án phát triển thị trường trong nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) ngày 19/5/1955

Ngày 17/3/1952, tại buổi phát động phong trào sản xuất và tiết kiệm, Bác nhấn mạnh: “Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên... muốn thành công cần ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa và nhân hòa là chính…”. Bài nói cũng đề cập bệnh quan liêu là chỗ gieo hạt vun trồng cho tham ô lãng phí nẩy nở được... Vậy bất kỳ ngành nào, địa phương nào cũng phải giáo dục cho cán bộ, nhân dân chiến sĩ ghét nạn tham ô, lãng phí, bệnh quan liêu.

Tối ngày 17/3/1958, Bác đi thăm các lớp bình dân học vụ ở phố Hàng Quạt và bãi Phúc Tân, Hà Nội, thăm hỏi và động viên những học viên là lớp người lao động nghèo cũng như các giáo viên đều là những người tình nguyện.

Ngày 17/3/1963: Đến thăm Nhà ăn tập thể Kim Liên (Hà Nội), trong lời căn dặn cán bộ, nhân viên cửa hàng, Bác nói: Kim Liên nghĩa là “hoa sen vàng”. Đã là hoa sen thì phải thơm, thơm mãi và thơm thật xa. Phải làm sao ngày càng có nhiều lời khen và ít tiếng chê. Phải cố gắng bảo đảm sức khỏe của công nhân, cán bộ.

Sự kiện trong ngày 17/3/2023

- Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục các nội dung của Phiên họp (đến 20/3).

- Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân (17/3/1913 - 17/3/2023) diễn ra tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Khai mạc Hội báo toàn quốc (đến 19/3/2023) với chủ đề “Đoàn kết, chuyên nghiệp, văn hoá sáng tạo” tại Bảo tàng Hà Nội.

- Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2023 tại Hà Nội.

- Diễn đàn “Nhịp cầu phát triển” lần thứ 3 tại Đà Nẵng.

- Lễ tuyên dương các gương mặt trẻ tiêu biểu và gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2022 tại Hà Nội.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tinh thần bất khuất, những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú để lại cho các thế hệ mai sau tấm gương ngời sáng của một người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ chắp cánh cho mục tiêu Việt Nam trở thành nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, có ngành công nghiệp hiện đại.
Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả vai trò trong sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng.
Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Những quyết sách quan trọng của Đảng về phát triển công nghiệp đã mang đến gam màu sáng cho nền kinh tế, tuy nhiên ngành này phát triển chưa như kỳ vọng.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động