Ngày này năm xưa 1/3: Phê duyệt đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
- Ngày 1/3/2001, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 11/2001/QĐ-BCN về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tình hình tại các doanh nghiệptrong nước.
Cụ thể, căn cứ Nghị định 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp; Căn cứ ý kiến chỉ thị của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm tại công văn số 576/VPCP-KTTH ngày 15 tháng 02 năm 2001, số 710/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 02 năm 2001.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và các tổ công tác về tình hình sản xuất lắp ráp xe gắn máy hai bánh tại các doanh nghiệp trong nước; thành phần đoàn kiểm tra và các tổ công tác như danh sách kèm theo.
Ngày 1/3/2001, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 11/2001/QĐ-BCN về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tình hình tại các doanh nghiệptrong nước. |
Nội dung kiểm tra bao gồm: Năng lực sản xuất lắp ráp, khả năng đầu tư sản xuất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo hộ pháp lý sở hữu công nghiệp, tỷ lệ nội địa hoá và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Ngày 1/3/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực. Theo đó, nhiệm vụ của Thanh tra Điện lực là thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện của tổ chức, cá nhân theo nhiệm vụ quản lý nhà nước của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp; phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Tiếp công dân, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp Thủ trưởng cơ quan cùng cấp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước khác và tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền giáo dục việc chấp hành pháp luật và trong quá trình thanh tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Lập kế hoạch công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động điện lực và sử dụng điện trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp duyệt và tổ chức thực hiện. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác thanh tra theo quy định.
- Ngày 1/3/2004, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 16/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Diêm Hoà Bình thành Công ty cổ phần May-Diêm Sài Gòn.
- Ngày 01/03/2007, Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0346/QĐ-BTM thông báo về việc công nhận Ban Vận động thành lập Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.
- Ngày 01/03/2011, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0905/QĐ-BCT về việc phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh, giai đoạn 2011-2015".
Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0905/QĐ-BCT về việc phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh, giai đoạn 2011-2015 |
- Cùng ngày 1/3/2011, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0908/QĐ-BCT. Quyết định về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đã vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit Việt Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2025.
-1/3/2017, Bộ Công Thương cũng ban hành Quyết định số 636/QĐ-BCT. Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ năm 2017.
- Đầu tháng 3 nǎm 1939, Quân đội phát xít Nhật đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đây là phần lãnh thổ đầu tiên của Việt nam bị chủ nghĩa phát xít xâm lược. Đồng thời cũng là dấu hiệu xâm lǎng của phát xít Nhật đối với bán đảo Đông Dương.
- Ngày 1/3/1948 quân ta đã phục kích một đoàn xe địch ở La Ngà (Nam Bộ) diệt 150 tên, phá huỷ 56 xe các loại, thu rất nhiều vũ khí. Trận La Ngà đánh dấu lối đánh táo bạo của quân ta.
- Binh chủng Rađa của Quân đội nhân dân Việt Nam là một binh chủng kỹ thuật hiện đại ra đời ngày 1/3/1959. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, binh chủng Rađa đã góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân. Cánh sóng Rađa Việt Nam đã thực sự là những con mắt thần cảnh giác, kịp thời và chính xác phát hiện kẻ thù. Trong công cuộc xây dựng đất nước, binh chủng Rađa còn hiệp đồng chặt chẽ, bảo vệ an toàn cho các chuyến bay trong nước và quốc tế. Binh chủng Rađa đã được tuyên dương là Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang.
- Ngày 1/3/1960, lần đầu tiên việc điều tra dân số được tiến hành một cách khoa học ở miền Bắc nước ta. Kết quả điều tra cho biết: dân số miền bắc có 15.916.955 người. Riêng Hà Nội có 643.576 người.
- Ngày 1/3./1996: Khai mạc cuộc gặp cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ nhất tại Thủ đô Bǎng Cốc (Thái Lan).
Sự kiện thế giới
- Nhà bác học Pháp, Hǎngri Béccơren (Antoine Henri Becquerel) đã phát hiện ra Urani vào ngày 1/3/1896. Ông được giải Noben nǎm 1903.
- Hội nghị nhân dân Đông Dương đã họp tại Phnôm Pênh ngày 1/3/1965. Dự hội nghị có đoàn đại biểu của Mặt trận tổ quốc Việt Nam - Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - Cộng đồng xã hội bình dân Cǎmpuchia và Neo Lào Hắc Xạt. Nghị quyết chung đã khẳng định tình đoàn kết của nhân dân Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược.
- Ngày 1/3/1991, Chương trình Kiểm soát Dược phẩm của Liên Hợp quốc, UNDCP, có trụ sở ở Viên chính thức hoạt động.
- Ngày 1/3/1996 tại Thủ đô Bǎng Cốc (Thái Lan) đã khai mạc cuộc gặp cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ nhất.
Dự hội nghị gồm: Các nhà lãnh đạo 7 nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cùng các nhà lãnh đạo 15 nước Liên hiệp châu Âu (EU) và chủ tịch Hội đồng châu Âu. Mục đích của cuộc họp nhằm tạo ra một mối liên hệ nǎng động mới và hình thành một sự hợp tác giữa châu Á và châu Âu. Theo mục tiêu hoà bình và hợp tác phát triển.
- Ngày 1/3/1999, Hiệp ước quốc tế về cấm mìm sát thương được ký kết tại Ottawa, Canada.
Sự kiện về Bác Hồ
- Ngày 1/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì gặp G. Xanhtơni (J.Sainteny) để trao đổi về tương lai quan hệ Việt-Pháp. Cuộc gặp này diễn ra một ngày trước khi khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội. (2-3-1946).
Quan sát những cuộc tiếp xúc này, nhà báo và sử gia nổi tiếng của Pháp là P.Đơvinlơ (P.Devillers) viết: Tại Hà Nội, Xanhtơni giờ đây ngày ngày tiếp tục hội đàm với ông Hồ Chí Minh... Ông Hồ từ chối không chấp nhận việc quân đội Pháp đến Hà Nội, cuộc thay quân Pháp và quân Trung Quốc không có giới hạn thời gian. Ông khẳng định Nam bộ là của Việt Nam là bộ phận máu thịt của Việt Nam. Các đảng phái Việt Nam đều nhất trí về điểm này và người ta không thể chấp nhận bất cứ một điều gì hàm ý tách rời miền Nam.
-Ngày 1/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi các đồng chí Bắc bộ” xác định: “Trong lúc dân tộc đang ở ngã tư đường, chết hay sống, mất hay còn, mỗi đồng chí và toàn cả Đoàn thể phải đem tất cả tinh thần và lực lượng ra để đưa toàn dân quay về một hướng, nhằm vào một mục đích đánh đuổi thực dân Pháp làm cho nước thống nhất và độc lập. Vì vậy... phải: Sáng suốt, khôn khéo, cẩn thận, kiên quyết, siêng năng, nhất trí”.
Thư còn yêu cầu “chúng ta phải kiên quyết tẩy sạch những khuyết điểm”. Khi phân tích căn bệnh “ích kỷ, hủ hoá”, Bác viết: “Vẫn biết nhà pha đế quốc là nơi huấn luyện, vẫn biết Việt Minh là một đoàn thể gồm những người yêu nước, chăm lo việc cứu nước. Nhưng hẳn rằng ngoài Việt Minh còn biết bao nhiêu người hay, người giỏi mà Việt Minh chưa tổ chức được. Vả lại nếu chính trị phạm, nếu người của Mặt trận là giỏi hơn ai hết thì những người không có hân hạnh ở tù, những người chưa vào Mặt trận đã là vô tài vô dụng cả sao?
Mỗi một đồng chí ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cao, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ, phải nhớ câu nói của ông thầy chúng ta: Phải học, học nữa, học mãi” (Lênin).
Ngày 1/3/1950, Bác ra “lời kêu gọi đồng bào tăng gia sản xuất”: “Chúng ta quyết thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân canh tác, bốn mùa canh tác” đồng thời phải thi đua tiết kiệm, tránh xa xỉ, phí phạm, để dành lương thực cho bộ đội hoặc cho những lúc túng thiếu. Làm hai việc trên là gúp sức vào công việc chuyển mạnh sang tổng phản công”.
Ngày 1/3/1953, Báo “Nhân Dân” đăng bài “Phóng tay phát động quần chúng” của Bác giải thích về chủ trương “triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức”. Bài báo viết “Đó là một việc rất công bằng và rất hợp lý... Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, nông dân đóng góp nhiều nhất, hy sinh nhiều nhất, công lao nhiều nhất. Thế mà họ lại nghèo khổ nhất, vì địa tô quá nặng, nợ lại quá cao.
Nông ông dân ta có công với Tổ quốc, thì triệt để giảm tô, là bù đắp lại một phần nào cho công lao của nông dân”.
Còn trong “thư gửi các đồng chí Trung bộ”, Bác nhấn mạnh: “Giao thông là mạch máu của mọi việc. Giao thông tắc thì việc gì cũng khó. Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng”.