Lấy sự vững vàng, linh hoạt để thích ứng hiệu quả với bối cảnh đầy biến động

Mỗi khi đất nước ta có ngày kỷ niệm, hoặc các sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng, một số phần tử cơ hội, thù địch lại tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden Bộ Ngoại giao thông tin: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sắp thăm chính thức Việt Nam

Mỗi khi đất nước ta có các ngày kỷ niệm, lễ lớn hoặc các sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng, ví dụ như việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ thăm Việt Nam từ ngày 10 - 11/9/2023 tới đây, một số phần tử cơ hội, thù địch lại được dịp tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc, kích động. Họ mượn diễn đàn để đưa ra ý kiến "tư vấn" cho Đảng và Nhà nước ta về việc cần phải thay đổi tư duy về phát triển kinh tế, đi hẳn với Hoa Kỳ hay phương Tây mới đem lại hiệu quả…v.v. Từ đó, nước ta sẽ được hưởng lợi từ những xu hướng tiến bộ về quản lý của thế giới; tránh được những sai lầm, tiêu cực, tham nhũng…(!?).

Lấy sự vững vàng, linh hoạt để thích ứng hiệu quả với bối cảnh đầy biến động
Một góc Hà Nội. Ảnh minh họa. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Những "ý kiến" kiểu này chỉ là sự lặp lại luận điệu cũ đã được "biến tấu" cho phù hợp với tình hình thời sự; nhằm chống phá cương lĩnh, đường lối của Đảng, Nhà nước, trong đó có lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Những thành tựu từ sự đúng đắn của quyết sách chiến lược

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rõ tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; nguyên tắc đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, với mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta luôn thực hiện đường lối đối ngoại và kinh tế đối ngoại linh hoạt, sáng tạo để góp phần phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.

Bên cạnh những nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, có sự đóng góp rất lớn của ngành Công Thương với vai trò tiên phong cụ thể hóa cương lĩnh, chiến lược của Đảng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia 17 FTA, chuẩn bị đàm phán tham gia một số hiệp định thương mại song phương, đa phương. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ rộng với trên 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP thế giới; trong đó có 15 nước thành viên G20.

Trong đó, 15 FTA có hiệu lực, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố thị trường truyền thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào các thị trường tiềm năng trên thế giới. Ở tất cả các thị trường Việt Nam có FTA đều ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu vượt trội, năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, việc tham gia các FTA góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước.

Năm 2022 là năm đầu tiên tất cả 15 FTA đã ký có hiệu lực thực thi, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt 526 tỷ USD, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới. Trong đó xuất khẩu đạt 238 tỷ USD, chiếm gần 64% kim ngạch xuất khẩu với phần lớn dòng chảy thương mại hàng hoá Việt Nam là với các đối tác FTA. Đây là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nước ta.

Điều đó một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của nền tảng tư tưởng xuyên suốt, đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập quốc tế. Đó là chú trọng việc mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với tinh thần chân thành, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích. Và kinh tế, thương mại phát triển sẽ càng củng cố thực lực của đất nước, tăng cường hơn nữa sự tin cậy của các đối tác, bạn bè quốc tế trong mọi vấn đề của khu vực và thế giới.

Nhận diện rõ thách thức để ứng phó chủ động, hiệu quả

Những năm gần đây, bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó đoán định: Cạnh tranh địa chính trị giữa các nước ngày càng gay gắt, xung đột Nga - Ukraina, dịch bệnh Covid-19 khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, ảnh hưởng mạnh tới sản xuất trong nước…

Là một nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động của thế giới. Đặc biệt là từ đầu năm 2023, kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, chiến sự Nga - Ukraina kéo dài, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, Ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tiêu dùng. Nhiều nền kinh tế lớn là các đối tác thương mại quan trọng của nước ta tăng trưởng chậm, thậm chí rơi vào suy thoái. Nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương, cùng sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm vẫn đạt 3,72%. Trong đó, ngành Công Thương đã có những đóng góp rất quan trọng, đặc biệt là việc đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường, tranh thủ được sự ủng hộ của các đối tác. Nhờ đó, bước sang quý III, những tín hiệu tích cực đã rõ nét hơn: Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 435,23 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.

Điều này cho thấy các giải pháp tháo gỡ khó khăn, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường của Bộ Công Thương cho cộng đồng doanh nghiệp đã mang lại kết quả tích cực, tạo tiền đề cho các tháng cuối năm và giai đoạn tiếp theo.

Chính vì thế, giữa muôn vàn khó khăn, bất ổn của kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, thậm chí có những tập đoàn đặt mục tiêu chiến lược phát triển với tầm nhìn rất nhiều năm tới tại Việt Nam.

Cũng không phải chúng ta "đóng cửa tự khen". Các chuyên gia của khu vực và quốc tế đều thống nhất đánh giá, khẳng định vị thế của Việt Nam là một nền kinh tế hấp dẫn với 100 triệu dân và GDP gần 400 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục, ngay cả trong thời điểm phải đối mặt với muôn vàn khó khăn chưa có tiền lệ như những năm qua. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam luôn có sự ổn định chính trị - xã hội dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; có vị thế, vai trò của một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; ảnh hưởng ngày càng lớn, tiếng nói ngày càng quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế. Thế và lực của đất nước cũng thể hiện ở tiềm lực quốc phòng và an ninh được nâng cao, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được bảo vệ vững chắc...

Rõ ràng, những thành tựu, vị thế của đất nước ta, đặc biệt là kinh tế đối ngoại không thể đạt được nếu thiên lệch, dựa dẫm hay "đu dây" như những luận điệu thường rêu rao, xuyên tạc bất chấp thực tế của các thế lực thù địch, cơ hội như đã đề cập ở đầu bài viết.

Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần hết sức tỉnh táo, nhận diện rõ những mưu đồ đen tối, kích động tinh vi nhằm tạo ra những nhận thức mơ hồ, sai lệch về tư tưởng dẫn tới mất cảnh giác, "tự diễn biến" trong nội bộ chúng ta.

Thái Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Xem thêm