Thứ sáu 22/11/2024 15:23

Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chi Minh đã để lại tài sản vô giá cho toàn Đảng, toàn dân ta đó là Bản Di chúc thiêng liêng, căn dặn bao điều hệ trọng mà cả dân tộc ta đã thực hiện

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chi Minh kính yêu đã để lại tài sản vô giá cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, đó là Bản Di chúc thiêng liêng, căn dặn bao điều hệ trọng mà cả dân tộc ta đã thực hiện và giành được nhiều thắng lợi quan trọng trong hơn nửa thế kỷ qua. Thế nhưng vẫn có những luận điệu xuyên tạc việc thực hiện này.

Việc công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hợp lý

Theo hồi ký của đồng chí Vũ Kỳ (thư ký riêng của Bác Hồ) và các tư liệu đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, năm 1965, nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/5 Bác Hồ viết bản Di chúc với tiêu đề "Tuyệt đối bí mật" gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của Bác Hồ và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Ảnh: Internet

Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói "về việc riêng" đã viết trong bản năm 1965. Trong bản này, Bác viết thêm một số đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước… Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969.

Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79, Bác Hồ đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…

Sau khi Bác qua đời, Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3/9/1969 đã giao Bộ Chính trị công bố Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức năm ấy chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Bác viết năm 1968 và năm 1969.

Bản Di chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời đã trở thành nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Song do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một số điều trong Di chúc cũng như ngày mất chính thức của Bác chưa được công bố.

Đến ngày 19/8/1989, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã có văn bản số 151-TB/TW (do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh ký), thông báo một số vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác và ngày Bác qua đời.

Theo đó Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của nước ta. Để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 3/9/1969. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) cho rằng nay cần công bố lại đúng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969. Các bản Di chúc do Bác Hồ viết vào các năm 1965, 1968, 1969 cũng đã được Đảng ta công bố công khai trong Thông báo này.

Di chúc của Bác đã trở thành Cương lĩnh hành động của Đảng ta

54 năm qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những giá trị tư tưởng to lớn và đặc sắc đã trở thành Cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là tài sản vô giá, tiếp tục soi sáng việc nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Ảnh https://tuyengiao.vn

Thế nhưng các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lại hằn học trước những thắng lợi mà chúng ta giành được khi thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác. Chúng tìm mọi cách xuyên tạc việc thực hiện Di chúc của Bác. Nào là “Đảng Cộng sản Việt Nam hô hào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhưng lại làm sai ý nguyện của Hồ Chí Minh”; “Đảng Cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo”… Nguy hiểm hơn, chúng còn đòi “đưa thi hài Hồ Chí Minh đi hỏa thiêu theo ý nguyện của Bác Hồ”.

Trước hết, phải khẳng định rằng, việc Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) chọn bản Di chúc Bác viết năm 1965 để công bố chính thức là hợp lý, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ. Lấy đoạn mở đầu Bác viết năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965 là hoàn toàn hợp lý vì Bác qua đời năm 1969, và nội dung bản viết năm 1969 cũng phong phú hơn. Đoạn về việc riêng, bổ sung thêm phần Bác viết năm 1968 vào bản Bác viết năm 1965 là rất cần thiết, để phản ánh được cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân vì nước của Bác.

Về việc miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp theo Di chúc của Bác, trước đây chưa có điều kiện thực hiện do tình hình đất nước sau giải phóng miền Nam chưa yên. Bên trong thì thế lực thù địch chống phá; vùng biên cương thì bị quấy nhiễu, xâm lăng; chúng ta hàn gắn vết thương chiến tranh trong tình thế bị bao vây cấm vận. Có thể nói đó là khoảng thời gian cả nước “gồng mình gánh khổ”; vết thương cũ chưa lành đã phải chịu tiếp cảnh thịt nát xương tan ở hai đầu biên giới.

Đó là một thực tiễn bất lợi nên không thể thực hiện theo Di nguyện của Người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, Đảng đã hứa với Bác rằng sẽ thực hiện đúng như lời Người để lại. Thế nên, đến năm 1989, dù đất nước vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã có kế hoạch thực hiện điều mong muốn ấy của Bác. Thực tế, đến nay, nhà nước không những chỉ thực hiện một năm miễn thuế nông nghiệp cho nông dân mà đã nhiều năm không thu thuế nông nghiệp.

Trong Di chúc, đoạn "về việc riêng", năm 1965 Bác dặn dò việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro xương cho miền Nam. Đến năm 1968, Bác viết lại đoạn này, dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra Bác bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân. Sở dĩ trước đây Đảng ta chưa công bố đoạn Bác viết về yêu cầu hỏa táng là thể theo nguyện vọng và tình cảm yêu kính, tiếc thương của nhân dân với Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Đây cũng là ý nguyện của hàng chục triệu người con đất Việt và bè bạn của chúng ta ở khắp năm châu.

Chính vì sự yêu thương, kính trọng, tôn thờ đó mà Bộ Chính trị đã xin phép Bác được làm khác với lời Bác dặn, không hỏa táng, gìn giữ lâu dài thi hài của Người để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bạn bè quốc tế có điều kiện viếng thăm! Điều này dù trái ý nguyện của Bác nhưng đúng với tiếng nói tự tâm của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay và mãi mãi về sau vẫn là không gian thiêng liêng, nơi góp phần bồi đắp, hun đúc lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của các thế hệ người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Sự thật của việc công bố Di chúc và làm theo Di chúc của Bác đã được Đảng ta thông báo công khai. Trước lúc đi xa, Bác không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc duy nhất một điều là “không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” cho dân, cho nước, càng phản ánh sâu sắc phẩm chất, đạo đức cao quý của một con người, một lãnh tụ cách mạng suốt đời chỉ biết phấn đấu hy sinh vì dân, vì nước. Chính vì lẽ đó, việc thực hiện và làm theo Di chúc của Bác sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Chúng ta cần cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch xuyên tạc việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”