Thứ năm 19/12/2024 19:08
Chiêu trò xuyên tạc mới về đội ngũ doanh nhân Việt Nam:

Bài 1: Xuyên tạc đường lối của Đảng ta về doanh nhân

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Là đại diện cho sức sản xuất mới, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang trở thành lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng đội ngũ quan trọng này lại luôn bị các thế lực thù địch “nhòm ngó”, xuyên tạc, bịa đặt về vị thế, về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chúng còn “gắp lửa bỏ tay người” kích động, bôi đen, chia rẽ khối doanh nhân…

Loạt bài viết này sẽ giúp bạn đọc nhận diện các chiêu trò mới của các thế lực thù địch và đề xuất các giải pháp để đấu tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ảnh minh họa

Thực tế đã chứng minh Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng Việt Nam. Thế nhưng các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lại ra sức xuyên tạc đường lối đúng đắn này.

Gần đây, nhân việc các cơ quan chức năng của Nhà nước ta tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, xử án đối với một số doanh nhân vi phạm pháp luật như: Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC; bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam; ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát; ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh…, trên một số trang mạng xã hội, các tổ chức và cá nhân chống phá đã đặt ra những câu hỏi nhằm đánh tráo bản chất, hướng lái các vụ án sang chiều hướng tiêu cực, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng ta với đội ngũ doanh nhân.

Ảnh minh họa

Các thế lực thù địch và cơ hội chính trị xuyên tạc việc khởi tố, điều tra các bị can trên là “nhắm vào giới doanh nhân, giới siêu giàu”. Trang của tổ chức khủng bố Việt Tân rêu rao “Chiến dịch đánh tư sản bắt đầu”, từ đó suy diễn: “Nhiều tỷ phú lần lượt bị bắt giam, một số khác đang được dự đoán sẽ xộ khám trong thời gian tới”. Nguy hiểm hơn, chúng còn bịa ra chuyện Nhà nước “khánh kiệt” tài sản nên phải “đưa giới nhà giàu lên thớt”. Từ đó chỉ trích Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay đều “nuôi doanh nhân béo để... thịt”, để “cướp vốn”… Đây là kiểu xuyên tạc nguy hiểm, cố tình đánh tráo bản chất vụ án, hướng lái sang vấn đề chính trị, từ đó kích động chống phá.

Các đối tượng bịa ra chuyện bắt các doanh nhân là do “đấu đá quyền lực trong đảng”, từ đó miệt thị “sống dưới chế độ độc tài cộng sản hiện nay, những đại gia, tài phiệt hoặc người giàu có tài sản đều là những người nằm trong tầm ngắm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản, cho dù họ làm ăn chân chính cũng không thoát khỏi”.

Một số người nhẹ dạ, cả tin cũng đã đưa ra các bình luận cũng cổ suý cho luận điệu này, xuyên tạc vụ án hình sự sang “nghi vấn đấu đá nội bộ”…

Thực tế ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn các luận điệu phản động đó. Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, ngày 18/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian để gặp gỡ giới doanh nghiệp và doanh nhân Hà Nội (hồi đó gọi bằng cái tên là “giới Công Thương”) nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đối với việc khôi phục, phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, các nhà Công Thương Hà Nội đã là giới chức xã hội đầu tiên được Bác tiếp tại Phủ Chủ tịch. Sau cuộc gặp này, Chính phủ Hồ Chí Minh được giới Công Thương Hà Nội nói riêng và giới Công Thương cả nước nói chung ủng hộ rất lớn về vật chất, qua đó giảm bớt khó khăn về tài chính cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của giới Công Thương, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương Việt Nam. Trong thư, Người viết: “Được tin giới Công - Thương đã đoàn kết lại thành Công - Thương Cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, tôi rất vui mừng. Hiện nay, Công - Thương Cứu quốc đoàn đang hoạt động làm nhiều việc ích nước lợi dân, tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt”.

Về vai trò, nhiệm vụ của giới Công Thương trong các giai tầng xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công - Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế, tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Về trách nhiệm của các cơ quan công quyền đối với sự phát triển của giới công thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công - Thương trong công cuộc kiến thiết...”.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mặc dù bận rất nhiều công việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành nhiều thời gian quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nhân.

Thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ, sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều đường lối, chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển.

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 13/10 (ngày Bác Hồ gửi thư cho giới Công Thương) là Ngày Doanh nhân Việt Nam, để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của giới doanh nhân Việt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 09-NQ-TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trong Văn kiện Đại hội XIII (năm 2021), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi”.

Vị trí của giới doanh nhân cũng lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Tại Khoản 3, Điều 51 của Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”.

Không chỉ như vậy, Hiến pháp năm 2013 còn đưa ra các quy định để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện các quyền sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể hóa Hiến pháp, Quốc hội và Chính phủ đã luôn đồng hành và đã thông qua nhiều văn bản luật pháp, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển, để doanh nhân Việt Nam thực sự trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nhờ đó mà số lượng doanh nghiệp, doanh nhân nước ta đã phát triển nhanh chóng.

Nếu năm 2000 cả nước có 39.000 doanh nghiệp, thì năm 2022, số doanh nghiệp tron cả nước đã ở mức gần 1 triệu. Cùng với đó có hơn 29.000 hợp tác xã, hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Nếu tính mỗi doanh nghiệp có 3 doanh nhân lãnh đạo cùng với đội ngũ cán bộ hợp tác xã, hộ kinh doanh thì đất nước ta hiện nay có đội ngũ doanh nhân khoảng 10 triệu người.

Đội ngũ này trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh trên cả nước thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, như quốc doanh, tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Chính đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp này đã góp phần tạo nên kỳ tích kinh tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta trong mấy năm gần đây đều ở mức cao so với thế giới. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hôm nay đã tự tin đầu tư ở nước ngoài, mua lại các doanh nghiệp nước ngoài. Việt Nam hôm nay đã nằm trong top 20 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Hàng hoá Việt Nam sản xuất đã có hàng tỷ người trên thế giới sử dụng.

Thế nhưng các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đã không biết hoặc cố tình không muốn biết các kết quả nói trên mà vẫn rêu rao rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đang bóp chết doanh nhân”.

Bài 2: Thủ đoạn "gắp lửa bỏ tay... doanh nhân"

Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ - Ban chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương

Tin cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá