Thứ hai 05/05/2025 23:21

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 22): Quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa

Tuần qua, Báo Công Thương nhận được hàng chục câu hỏi của bạn đọc tìm hiểu về hoạt động giao dịch hàng hóa.

Trong số các câu hỏi được gửi về, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc quản lý tài khoản giao dịch và rút tiền ký quỹ. Số Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa kỳ này sẽ làm rõ các câu hỏi trên.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) quản lý Tài khoản giao dịch hàng hóa (TKGD) của Khách hàng như thế nào?

MXV quản lý TKGD của các Khách hàng thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ ký quỹ. Dựa vào tỷ lệ ký quỹ này, MXV xác định thời điểm khách hàng phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo tài khoản giao dịch của Khách hàng luôn ở ngưỡng an toàn và theo quy định của MXV.

Tỷ lệ ký quỹ (%) = Giá trị ròng ký quỹ/ Ký quỹ yêu cầu.

Đối với Thành viên Kinh doanh (TVKD): MXV quy định mức cảnh báo khi tỷ lệ ký quỹ <120%>

Đối với TKGD khách hàng: Hiện tại MXV quy định các mức tỷ lệ cảnh báo, mức tỷ lệ hủy lệnh và mức tỷ lệ tất toán trạng thái, lần lượt là: 100%, 70% và 40%. MXV cũng quy định phương hướng, biện pháp xử lý khi TKGD của Khách hàng chạm mức xử lý tất toán này.

Điều kiện rút tiền Ký quỹ giao dịch

Khách hàng được phép rút tiền Ký quỹ giao dịch khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của MXV:

Số tiền Khách hàng được rút là Số tiền nhỏ nhất giữa Số dư hiện tại và Ký quỹ khả dụng.

TKGD đề nghị rút tiền không ở trong trạng thái bị định chỉ do vi phạm các ngưỡng giới hạn vị thế hoặc mất khả năng thanh toán; hoặc Tài khoản giao dịch hàng hóa không thuộc TVKD bị dừng/đình chỉ hoạt động rút tiền.

Trong đó:

Số dư hiện tại = Số dư đầu Ngày phiên giao dịch + Nộp/rút trong Ngày phiên giao dịch + Lãi/lỗ thực tế trong Ngày phiên giao dịch - Phí giao dịch - Phí khác - Thuế/phí

Ký quỹ khả dụng = Số dư hiện tại + Lãi lỗ dự kiến - Ký quỹ yêu cầu tạm tính trong phiên - Phí dự thu (Phí dự tính cho tất cả các lệnh pending) - Tiền treo (tiền rút đang chờ phê duyệt).

Đối với một số giao dịch đặc biệt như giao dịch kim loại LME và giao dịch Spread, điều kiện rút tiền có thể được quy định siết chặt hơn.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: baodientubct@gmail.com hoặc info@mxv.vn.
PV
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa