Thứ hai 05/05/2025 23:18

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 21): Các thuật ngữ trong sao kê tài khoản

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề sao kê tài khoản trong giao dịch hàng hóa.

Với số Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ khái niệm các thuật ngữ trong sao kê tài khoản. Bạn Đào Bá Đức (Hà Nội) và Nguyễn Minh Nhật (Cà Mau) hỏi: “ Các thuật ngữ trong sao kê tài khoản được hiểu như thế nào?”

Các thuật ngữ trong sao kê tài khoản?

Ảnh các thuật ngữ trong sao kê

Số dư đầu phiên:

Là số dư ký quỹ thực tế của tài khoản giao dịch đầu phiên giao dịch.

Số dư đầu phiên = Số dư cuối phiên giao dịch trước.

Số tiền nộp/rút trong ngày

Là số tiền khách hàng thực hiện nộp/rút trên tài khoản trong phiên giao dịch đó.

Lãi lỗ thực tế

Là khoản chênh lệch giá trị của các vị thế tính theo mức giá mở vị thế và giá đóng vị thế mà Khách hàng thực hiện tất toán trong phiên giao dịch.

Lãi lỗ thực tế = (giá bán vị thế - giá mua vị thế) * Độ lớn hợp đồng * Đơn vị yết giá * Tỷ giá thanh toán.

Trong đó, Độ lớn hợp đồng và Đơn vị yết giá nhà đầu tư có thể tra cứu trong đặc tả hợp đồng chi tiết của từng sản phẩm tại địa chỉ https://mxv.com.vn/san-pham.html.

Phí giao dịch

Là tổng phí giao dịch của khách hàng khi khách hàng có lệnh giao dịch được khớp trong phiên giao dịch.

Nhà đầu tư có thể tra cứu phí giao dịch cụ thể của từng sản phẩm tại địa chỉ https://mxv.com.vn/giao-dich/bang-phi.html

Lãi lỗ dự kiến

Là khoản chênh lệch giá trị của các vị thế mở tính theo mức giá mở vị thế và mức giá thanh toán cuối ngày phiên giao dịch.

Lãi lỗ dự kiến=(Chênh lệch giá mở vị thế và giá thanh toán cuối ngày)* Độ lớn hợp đồng * Đơn vị yết giá * Tỷ giá quy đổi.

Giá trị ròng ký quỹ

Là tổng số dư ký quỹ tài khoản (bao gồm số dư tài khoản đầu phiên, nộp/rút trong phiên, lãi/lỗ thực tế phát sinh trong phiên) và lãi lỗ dự kiến tại thời điểm xác định trừ phí giao dịch và các loại phí khác.

Giá trị ròng ký quỹ = Số dư đầu phiên + Nộp rút trong phiên + Lãi lỗ thực tế - Phí giao dịch - Phí khác + Lãi lỗ dự kiến.

Ký quỹ ban đầu yêu cầu

Là tổng Ký quỹ ban đầu yêu cầu của tất cả các vị thế mở Khách hàng đang nắm giữ tại thời điểm kết phiên giao dịch.

Ký quỹ ban đầu yêu cầu = Số lot vị thế mở của từng loại hợp đồng giao dịch* Ký quỹ ban đầu* Hệ Số Ký quỹ * Tỷ giá quy đổi.

Trong đó, hệ số ký quỹ là hệ số nhân trên mức ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy trì công bố mà Thành viên hoặc Sở Giao dịch Hàng hóa áp dụng cho từng khách hàng hoặc từng phân định danh mục khách hàng khác nhau tại mọi thời điểm hoặc điều chỉnh tăng giảm tạm thời có báo trước để phản ánh đúng mức độ biến động và rủi ro thị trường.

Ký quỹ khả dụng

Là số ký quỹ còn khả dụng trên tài khoản giao dịch của Khách hàng.

Ký quỹ khả dụng = Giá trị ròng ký quỹ - Ký quỹ ban đầu yêu cầu.

Số dư cuối phiên

Là tổng số dư tài khoản thực tế (bao gồm số dư TK đầu phiên, nộp/rút trong phiên, lãi/lỗ thực tế phát sinh trong phiên) trừ phí giao dịch và các loại phí khác.

Số dư cuối phiên = Số dư đầu phiên + Nộp rút trong phiên + Lãi lỗ thực tế - Phí giao dịch.

Mức bổ sung ký quỹ

Là số tiền Khách hàng phải nộp bổ sung vào Tài khoản giao dịch.

Mức bổ sung ký quỹ = Ký quỹ ban đầu yêu cầu - Giá trị ròng ký quỹ (trong trường hợp Ký quỹ ban đầu yêu cầu > Giá trị ròng ký quỹ).

Tỷ lệ ký quỹ (%)

Là tỷ lệ giữa Giá trị ròng ký quỹ và Ký quỹ ban đầu yêu cầu. Tỷ lệ ký quỹ dùng để quản lý ký quỹ trong tài khoản giao dịch của Khách hàng, dựa vào tỷ lệ ký quỹ này để xác định thời điểm Khách hàng phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo tài khoản giao dịch của Khách hàng luôn ở ngưỡng an toàn và theo quy định của MXV.

Tỷ lệ ký quỹ (%) = Giá trị ròng ký quỹ/Ký quỹ ban đầu yêu cầu.

Tỷ giá thanh toán mua

Là tỷ giá dùng để mua nguyên tệ từ khách hàng tất toán lãi vị thế và được áp dụng khi kết thúc phiên giao dịch.

Tỷ giá thanh toán bán

Là tỷ giá dùng để bán nguyên tệ cho khách hàng tất toán lỗ vị thế và được áp dụng khi kết thúc phiên giao dịch.

Tỷ giá Quy đổi

Là tỷ giá được sử dụng để quy đổi tạm thời giá, giá trị hợp đồng, lãi lỗ vị thế của các loại hợp đồng bằng nguyên tệ sang VNĐ để tính toán trên hệ thống giao dịch trong phiên giao dịch.

Sao kê tài khoản sẽ thể hiện chi tiết những phát sinh trong quá trình giao dịch. Việc hiểu rõ các thông tin thuật ngữ trong sao kê sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động trong việc quản lý tài khoản giao dịch của mình, giúp kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả hơn.

Bạn đọc có câu hỏi liên quan đến vấn đề giao dịch hàng hóa vui lòng gửi về email: baodientubct@gmail.com hoặc info@mxv.vn.
PV
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa