Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời

Chợ phiên Mường Lống huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, ở đây vào mùa đông có những ngày nhiệt độ xuống dưới 5 độ C. Phiên chợ của đồng bào ở đây họp mỗi tháng 2 lần vào 15 và 30 âm lịch và là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào người Mông sống trên địa bàn xã Mường Lống khu vực gần biên giới.

Chợ Mường Lống là nơi bà con dân tộc tập trung đến chợ trao đổi hàng hóa rất đông. Họ mang đặc sản của núi rừng, làng bản, gia đình đến chợ bán như: rau rừng, măng rừng, rau vườn nhà, gà vịt thả vườn, lúa, ngô, khoai, sắn, nông cụ sản xuất… Ngoài ra với những sản vật địa phương của bà con dân tộc đem đến sự hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá.

Do nằm trên đỉnh núi, phần lớn buổi sáng ở đây luôn bị sương mù bảo phủ. “Chợ này chẳng có giờ giấc gì cả. Ai bán hết thì về. Chỉ những ngày ế thì bán khi nào trời tối. Mùa này ở đây rét lắm, nhiều khách dưới xuôi nán lại một lúc thôi cũng chịu không được”, bà Và Y Xừ (50 tuổi), nói.

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời

Tại chợ Mường Lống, du khách sẽ nhìn thấy bán rất nhiều trang phục truyền thống của bà con người Mông

Ai đã từng tới chợ phiên Mường Lống đều thấy khu chợ có những nét đặc trưng so với các nơi khác. Mường Lống được thiên nhiên ưu đãi, được ví như Sapa của xứ Nghệ, lên tham quan trải nghiệm chợ phiên vùng cao của đồng bào nơi đây thấy khác biệt hẳn với chợ dưới trung tâm huyện họp thường xuyên. Theo các tiểu thương ở chợ, chợ Mường Lống chỉ đông nhất vào ngày thứ bảy, chủ nhật, hoặc tới chợ phiên thì mới đông người tới mua bán, trao đổi hàng hoá. Đồng bào các dân tộc mang, vác, gùi hàng, nông sản xuống chợ để bán rồi mua hàng hoá mang về.

Chợ phiên Mường Lống không đơn thuần là nơi mua và bán mà chợ còn tập trung những tinh túy, nét văn hoá đặc sắc của người Mông sống ở đây. Mặc dù thu hút đông khách du lịch đến tham quan nhưng chợ phiên vẫn giữ được nét nguyên sơ, mộc mạc rất riêng của miền Tây xứ Nghệ.

Vào chợ, việc mua bán diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng. Người bán hàng gùi hàng tới chợ đặt các loại hàng hóa lên tấm bạt, hoặc một khoảnh đất trước chợ, người mua nếu ưng là mua luôn, không trả giá nhiều. Bán mua đơn giản, nhưng hàng hóa thì lại đặc sắc bởi rất nhiều sản vật có tính địa phương không thể tìm mua ở nơi khác. Chợ vẫn bày bán chủ yếu các mặt hàng truyền thống, do người dân địa phương sản xuất như miến dong làm thủ công, vải thổ cẩm, các loại bánh truyền thống, cây gia vị, đến các đặc sản núi rừng, rau rừng... và không thể thiếu các loại nông, lâm sản trong vùng, kể cả các loại thảo dược rừng như giảo cổ lam, dây thừa canh, nhiều loại nấm…

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời
Tuy là chợ vùng cao nhưng ở đây cũng đầy đủ những nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống người dân

Những sản phẩm ấy là kết tinh của lao động, sáng tạo của người dân trên những vùng đất khó. Dừng chân tại chợ, ngoài những sạp cố định của các tiểu thương, số còn lại là bà con trong bản, ai nấy chọn cho mình một góc, trải hàng ra bán. Cứ như thế, mua và bán diễn ra nhẹ nhàng, không cò kè giá cả, thuận mua vừa bán vui vẻ. Rồi họ mua sắm vải vóc, quần áo, mắm muối và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống, chuẩn bị đủ mọi thứ cho đến phiên chợ sau.

Tuy là chợ vùng cao nhưng những mặt hàng được đưa đến phục vụ bà con ở đây là các loại thực phẩm như thịt, cá, rau xanh từ dưới xuôi… hay những loại đồ khô như: mắm, muối, hành tỏi…. Những tiểu thương ở chợ Mường Lống tiết lộ với chúng tôi rằng, hàng hoá ở đây tuy không nhiều như ở dưới xuôi nhưng giờ giao thông thuận lợi nên hàng hoá lưu thông cũng có đầy đủ.

Bà Nguyễn Thị Hoa (ở huyện Yên Thành) lên đây buôn bán đã mấy chục năm, bà cho biết: “Điều kiện của bà con ở các bản xa xôi còn nhiều khó khăn, nên hàng mang lên bán phải phù hợp với túi tiền của họ. Cách mua, bán hàng cũng phải linh động, nhiều khi họ không có tiền mặt, mình phải cho họ nợ, hay đổi hàng… Sau nhiều năm buôn bán ở đây, giờ người dân coi tôi như người của bản, thân quen và tin tưởng lắm…”.

Không chỉ bán rau cải ngồng, gian hàng của bà May còn có ít bắp chuối rừng, được rao bán với giá từ 5.000 - 10.000 đồng tùy loại. Đây là những bắp chuối mà bà May hái được dọc đường từ rẫy về. Như nhiều phụ nữ khác, bà May bán ở chợ cổng trời quanh năm. Hết mùa rau cải, bà lại bán khoai sọ, rồi dưa chuột… tất cả đều do gia đình bà trồng được trên rẫy.Những mặt hàng ở chợ nơi cổng trời khá phong phú. Tất cả đều là đặc sản núi rừng, là những sản vật đồng bào dân tộc Mông gần đó trồng được hoặc hái lượm, săn bắt từ núi rừng. Nhưng nhiều nhất vẫn là cây cải ngồng. Mỗi bó cải ngồng ở đây được bán với giá 10.000 đồng. Để có được gần 100 bó cải mang lên chợ bán, bà Lầu Y May (50 tuổi, bản Mường Lống 2) phải thức dậy từ tờ mờ sáng. Toàn bộ số cải này đều được bà May trồng ở trên rẫy. Do rẫy ở xa, bà phải mất hơn một giờ đi bộ mới tới được. “Người Mông mình làm việc như vậy quen rồi. Chẳng thấy vất vả gì cả”, bà May cười nói.

“Trồng rau trên này đơn giản lắm, chỉ cần mang hạt giống lên rẫy rồi vãi ra, cứ thế nó tự lớn cho đến khi thu hoạch. Thời tiết ở đây tốt nên nó sinh trưởng nhanh lắm...", bà May nói thêm.

Về Nghệ An đi chợ nơi cổng trời

Rau sạch của đồng bào dân tộc trồng là mặt hàng được nhiều du khách tìm mua khi đến chợ phiên Mường Lống

Ông Và Chá Xà – Chủ tịch UBND xã Mường Lống cho hay, chợ Mường Lống không chỉ là mua bán, trao đổi hàng hóa, mà còn là một điểm du lịch. “Hiện nay xã Mường Lống đang tập trung phát triển du lịch cộng đồng. Và ngôi chợ cổng trời là điểm đến đầu tiên và rất quan trọng trong chuỗi hành trình của du khách khi đến với vùng đất này. Ở đó có mọi đặc sản của người dân nơi đây để du khách dưới xuôi mua về làm quà. Đó cũng là điểm ngắm cảnh tuyệt vời...”, ông Xà nói.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất 39,4 ha làm vật liệu san lấp tại huyện Như Thanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động