Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chung kết cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023” Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm: "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- Nâng cao thương hiệu, uy tín doanh nghiệp” Phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng” theo yêu cầu tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (Chỉ thị 30), trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai nhiều hoạt động, đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ mới.

Đưa chỉ thị, nghị quyết vào thực tiễn

Để triển khai nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng và các nhiệm vụ khác được nêu tại Chỉ thị số 30, Bộ Công Thương đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, trong đó phải kể đến: Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương trong cả nước xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30 (Nghị quyết 82). Theo đó, Nghị quyết 82 đã xác định rõ các nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của các bộ, ban, ngành liên quan, xác định rõ thời hạn thực hiện và các yêu cầu cần đạt được để từ đó triển khai đầy đủ, có hiệu quả các yêu cầu do Chỉ thị số 30 đưa ra.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bộ Công Thương tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo nhằm triển khai Chỉ thị 30

Để tiếp tục cụ thể hóa các nhóm nhiệm vụ được giao cho Bộ Công Thương tại Nghị quyết 82, ngày 21/7/2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1907/QĐ-BCTvề việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 82 nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước với bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Kế hoạch đã giao cụ thể từng nhiệm vụ tới từng cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, trong đó xác định tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hoạt động cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, lồng ghép vào các hoạt động chuyên môn của các đơn vị.

Trước đó, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/BCSĐ ngày 13/9/2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 30 tại Bộ Công Thương. Kế hoạch đưa ra nhiều nhóm hoạt động, trong đó xác định rõ cần tập trung triển khai học tập, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả Chỉ thị số 30 đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động ngành Công Thương cũng như tạo chuyển biến rõ nét, khắc phục những hạn chế, yếu kém; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Công Thương đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Có thể nói, việc ban hành kịp thời và cụ thể các văn bản định hướng hoạt động đã góp phần nhanh chóng đưa các yêu cầu của Chỉ thị số 30 vào thực tiễn các ngành, nghề, địa phương; tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai các nội dung của Chỉ thị.

Nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội

Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Bộ Công Thương chủ động triển khai thường xuyên, đa dạng hóa phương thức truyền thông, có sự đổi mới nội dung, hướng tới đa dạng đối tượng thụ hưởng; trong đó có nhóm đối tượng người tiêu dùng yếu thế (trẻ em, học sinh, sinh viên, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa...) với các hình thức như: Đăng tải nội dung Chỉ thị 30 trên website và các ấn phẩm báo chí của Bộ, trên các cơ quan truyền thông báo chí.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cuộc thi “Người tiêu dùng trẻ với thương mại điện tử” năm 2023

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chỉ thị số 30 và Nghị quyết 82 tới các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, Sở Công Thương và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng các tỉnh khu vực miền Bắc, Khu vực Tây Nam bộ, Khu vực Đông Nam bộ, khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ nhiều địa phương tuyên truyền nội dung Chỉ thị 30 và Nghị quyết 82.

Ban hành nhiều kế hoạch, đề án nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Quyết định số 1956/QĐ-BCT phê duyệt Đề án tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho người tiêu dùng yếu thế giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 940/QĐ-BCT phê duyệt Đề án xây dựng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1957/QĐ-BCT phê duyệt Đề án phát triển hệ sinh thái số, tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2022-2024,…

Đặc biệt, nhiều hoạt động công cộng, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đã được tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Giải chạy vì người tiêu dùng được tổ chức năm 2023 tại Hà Nội với hơn 1.000 người tham gia; Cuộc thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được tổ chức năm 2022 tại Hà Nội thu hút hơn 12.000 lượt sinh viên tham gia, cuộc thi năm 2023 tại Hải Phòng thu hút gần 5.000 công nhân, cán bộ tại các doanh nghiệp phía Bắc tham gia; Cuộc thi “Người tiêu dùng trẻ với thương mại điện tử” tổ chức năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh với hơn 10.000 sinh viên, học viên khu vực phía Nam tham gia.

Có thể nói, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật, nhận thức của các chủ thể trong xã hội đối với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được nâng cao, từ đó, tạo tiền đề góp phần đẩy mạnh hiệu quả thực thi bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Tư tưởng kinh tế của Các Mác vẫn đi cùng thời đại

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Đấu tranh chống lại luận điệu mưu toan phủ nhận giá trị của Ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Thay cán bộ nhưng không đổi đường lối

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Xem thêm