Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những hạt nhân tích cực giúp bà con ‘đuổi đói nghèo’, mang “luồng gió mới” đến từng địa phương.
Khi người có uy tín vào cuộcNgười có uy tín tiêu biểu: Những cá nhân làm giàu, đẹp thôn, bản

Nhiều năm nay, người có uy tín ở các huyện miền núi Nghệ An là lực lượng nòng cốt trong việc vận động, “cầm tay chỉ việc” giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa... Họ là những hạt nhân tích cực giúp bà con thoát nghèo, mang “luồng gió mới” đến từng địa phương.

Tiên phong “đuổi” nghèo

Pà Khốm là một bản người Mông nằm tít tắp trên núi cao ở xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An). Đến bản Pà Khốm, chúng tôi nghe bà con nhắc nhiều đến ông Lỳ Nọ Pó (60 tuổi) dân tộc Mông - là người có uy tín, gương mẫu, là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, giảm nghèo ở địa phương.

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Ông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con

Cách đây nhiều năm, nhà ta không đủ ăn đâu, nên quanh năm thiếu đói. Ta vay mượn tiền mua trâu, bò giống về nuôi rồi nhân đàn dần. Giờ thì kinh tế ổn rồi, mỗi năm thu nhập chừng hơn 100 triệu đồng đấy...”, ông Pó cho hay. Hỏi về gia tài hiện tại, ông Pó áng chừng: "Cũng đến hơn 100 con trâu, bò, ngựa, dê. Nhà ta còn có hơn 1ha lúa rẫy, 4ha vườn rừng trồng cỏ chăn nuôi. Giờ thì không lo đói nữa...".

Đằng sau một lão nông làm kinh tế giỏi - ông Pó còn là người có uy tín của bản Pà Khốm. Theo như suy nghĩ của ông Pó, muốn dân bản tin theo, mình phải làm trước. Chỉ khi thấy có hiệu quả, mới thuyết phục được người dân. Và, ông Pó đã thuyết phục, vận động người dân thi đua phát triển kinh tế để “đuổi” nghèo bằng chính tấm gương giàu nghị lực của bản thân. Nay ở Pà Khốm, đã có nhiều hộ người Mông học theo để chăn nuôi trâu bò vỗ béo, trồng chanh leo, trồng đào, khoai sọ…

Cũng giống như ông Lỳ Nọ Pó, ông Hà Văn Tùng ở bản Thung Khạng, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) - là Bí thư chi bộ người Thái được biết đến như là tấm gương đi đầu trong mọi hoạt động, nhất là trong phát triển kinh tế, thay đổi tập quán canh tác, chuyển biến tích cực nhận thức của nhân dân trong phát triển kinh tế.

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Homestay của hộ gia đình ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn.

Ông Tùng kể: “Với mong muốn giúp bà con trong bản thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu, tôi đã làm trước để bà con tin. Tôi đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng mô hình trồng keo kết hợp chăn nuôi lợn, gà, trâu. Nay nhà tôi đã có hơn 12ha keo, 15 con trâu, 10 con lợn và hàng trăm con gia cầm”.

Mình còn trẻ, có thể làm được nhiều hơn nên không thể trông chờ cấp trên, phải vươn lên thì mới thay đổi được kinh tế của gia đình. Mình được dân bản tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ, nên không dám phụ lòng tin của bà con, thành ra cứ phải cố gắng thôi. Sau khi tuyên truyền, vận động cho những đảng viên trong Chi bộ làm trước; những đảng viên khác cũng hưởng ứng, làm theo và từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, ông Tùng chia sẻ.

Phát huy vai trò người có uy tín

Ông Vừ Tồng Pó - người có uy tín ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), luôn đi đầu trong các hoạt động của bản, đặc biệt rất trăn trở với phát triển những thế mạnh của địa phương.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Vừ Tồng Pó còn là người uy tín tích cực trong mọi hoạt động, phong trào của bản, của xã. Chính ông Pó đã truyền đam mê, truyền nghề làm giàu cho sinh viên mới tốt nghiệp Lầu Bá Tu. Và cũng chính ông Pó đã vận động thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng xã Mường Lống do Lầu Bá Tu làm chủ tịch hội đồng quản trị.

Người có uy tín giúp bản làng 'đuổi đói nghèo'

Ông Vừ Tồng Pó ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn bên trang trại nuôi gà của gia đình mình

Ông Pó nói: “Sợ nhất là làm người có uy tín mà nói không ai nghe, nên mình càng phải cố gắng. Nhiều người ở bản mình đã không di cư tự do nữa, không đốt rừng làm rẫy nữa… mà tập trung phát triển các mô hình chăn nuôi trâu bò vỗ béo, nuôi gà đen bản địa cho thu nhập cao để ổn định cuộc sống, xoá nghèo, làm giàu…”

Giống gà đen bản địa được ông Vừ Tồng Pó chọn khởi nghiệp. Ban đầu, ông Pó vay mượn tiền mua máy ấp trứng, tu sửa chuồng và khử trùng chuồng trại; vợ chồng ông cũng tự trồng ngô để lấy thức ăn cho gà. Riêng từ đàn gà đã cho gia đình ông Pó có thu nhập từ 250 - 300 triệu/năm. Ngoài ra, ông Pó còn phát triển kinh tế trang trại, trồng hơn 2ha cỏ voi, chăn nuôi đàn trâu, bò vỗ béo, mỗi năm thu nhập thêm từ 60 - 80 triệu đồng. Cũng chính ông Pó mạnh dạn làm homestay thu hút khách du lịch đến với cổng trời Mường Lống.

Về bản Na Tổng, xã Tam Thái (huyện Tương Dương) nhiều người không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi nhanh chóng nơi đây. Từ một bản nghèo khó, người dân quanh năm chỉ biết phát nương làm rẫy. Nay, Na Tổng đã mang một diện mạo mới khi trong bản có nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, xuất hiện các mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Để có được thành quả này, dân bản đều thầm biết ơn ông Nguyễn Trọng Tân – người có uy tín đã tích cực vận động nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Hiện, bản Na Tổng đã hình thành mô hình trồng rau sạch 2,7ha với 20 hộ tham gia; tăng quy mô và tổng đàn chăn nuôi lợn thịt; áp dụng kỹ thuật vào sản xuất 2 vụ lúa hơn 100ha đem lại năng suất cao, chất lượng gạo ngon. Đặc biệt, từ việc vận động của ông Tân mà nhân dân đã có mô hình trồng sắn cao sản bước đầu cho năng suất cao; mô hình trồng ổi, thanh long, mô hình ươm cá giống, nuôi vỗ béo trâu, bò, lợn… cho bà con thu nhập từ 80-90 triệu đồng/hộ/năm; góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Bản Nhân Tài, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện có 212 hộ, 810 nhân khẩu, trong đó gần 70% là đồng bào dân tộc Thái. Là người uy tín của bản, ông Lô Văn Kiểm luôn xác định việc gì có lợi cho dân thì làm, bản thân và gia đình phải gương mẫu thực hiện trước thì bà con trong bản mới làm theo. Ngoài ra ông cũng thường xuyên tới từng hộ gia đình trong bản để tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi, đưa cây con giống mới vào sản xuất.

Theo ông Kiểm, nhiều năm qua, bản Nhân Tài đã có sự đổi thay về mọi mặt. Từ một bản nghèo nhưng đến nay thu nhập bình quân đạt 38 triệu đồng/người/năm, bộ mặt bản làng khởi sắc, đời sống người dân khấm khá, văn minh hơn.

Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nhiều người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là chỗ dựa quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội. Người có uy tín đã gương mẫu trong tham gia phát triển kinh tế; đồng thời tích cực tuyên truyền bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi kết hợp trồng rừng, mô hình du lịch sinh thái, mô hình trồng cây ăn quả, cây dược liệu... với thu nhập cao.

Các ông Lỳ Nọ Pó, Hà Văn Tùng, Vừ Tồng Pó, Nguyễn Trọng Tân hay Lô Văn Kiểm là những cá nhân điển hình trong số hàng nghìn người có uy tín tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế. Tấm gương của họ chính là bằng chứng cho sự nỗ lực vươn lên thoát khỏi đói nghèo để đồng bào tin tưởng, nghe và làm theo.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Miền núi Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Phát huy kỹ thuật làm gốm cổ truyền độc đáo, người Chăm ở làng gốm cổ Bàu Trúc đang ra sức gìn giữ, bảo tồn giá trị của di sản này gắn với phát triển kinh tế.
Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024 từ ngày 1 đến ngày 29/2/2024, tại Làng Văn hóa sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Cuối tuần lên Làng Văn hóa, chúng ta được ăn Tết với đồng bào Khơ Mú. Tết dân tộc Khơ Mú là dịp để đồng bào dâng lễ mời tổ tiên ăn Tết cùng con cháu.
Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Hơn 30 năm, Bác sĩ quân y ở Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sơn La) đã đến từng thôn bản, nhà dân khám chữa bệnh miễn phí cho bà con người dân tộc thiểu số.
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ với mong muốn mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động