Chủ nhật 22/12/2024 21:18

Ngày này năm xưa 6/11: Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà

Ngày này năm xưa, ngày 6/11/1979, khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà (công suất 1.920MW) với sự giúp đỡ của Liên Xô.

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 6/11 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 6/11.

Sự kiện trong nước

- Ngày 6/11/1940: Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã diễn ra tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội nghị chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư, đồng thời quyết định chắp nối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của Đảng ở nước ngoài.

Công trình thủy điện Hòa Bình trên dòng sông Đà

- Ngày 6/11/1967: Quân và dân Hà Nội đã bắn rơi chiếc máy bay F105 của Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 2.500 bị bắn rơi trên miền Bắc nước ta, là chiếc thứ 200 bị quân dân Thủ đô bắn rơi tại Hà Nội. Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, quân và dân thủ đô Hà Nội đã bắn rơi 351 máy bay Mỹ, trong đó 32 chiếc B52 và 2 chiếc F111.

- Ngày 6/11/1975: Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Tiểu đoàn Công binh thành Trung đoàn Công binh trực thuộc Bộ tư lệnh Hải Quân, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 131. Đây là dấu mốc đặc biệt, lần đầu tiên Hải quân có lực lượng Công binh cấp Trung đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hải quân nhân dân Việt Nam trong điều kiện mới.

- Ngày 6/11/1979: Khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà. Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920MW, lượng điện bình quân 9,5 tỷ/KWh, được coi là công trình thế kỷ của đất nước, lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nguồn cấp điện chủ lực, đóng vai trò điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả nhất của hệ thống điện Việt Nam thời kỳ đó.

Công trình thủy điện Hòa Bình được khởi công và triển khai đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Mặt khác điều kiện thi công phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật với sức ép tiến độ đặc biệt cao.

Được Đảng và Nhà nước xác định có vị trí ưu tiên số một, chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương tạo điều kiện tốt nhất về nguồn vốn, nhân lực, vật lực tập trung thi công công trình. Hàng vạn thanh niên từ các vùng nông thôn miền Bắc xung phong làm việc tại công trường thủy điện - Công trường Thanh niên Cộng sản.

Trên 500 kĩ sư và trung cấp kỹ thuật vừa tốt nghiệp, 800 chuyên gia là công trình sư, kỹ sư và công nhân lành nghề của Liên Xô được điều động đến công trường. Cán bộ, chiến sĩ, kĩ sư và công nhân lao động cùng chuyên gia nước bạn không quản khó khăn, gian khổ lao động quên mình ba ca, bốn kíp, tất cả “Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”.

Cuối năm 1988, sau 9 năm ròng rã kể từ ngày khởi công, tổ máy số 1 phát điện, Nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, cả công trường hân hoan, xúc động, ngập tràn cờ hoa hạnh phúc. Sau đó các tổ máy lần lượt đưa vào phát điện theo đúng kế hoạch đề ra.

- Ngày 20/12/1994, Nhà máy thủy điện chính thức khánh thành, một mốc son lịch sử về sự trưởng thành vượt bậc của ngành năng lượng Việt Nam và của ngành điện nói riêng. Công trình thủy điện Hòa Bình là thành quả của chủ trương đúng đắn thực hiện mục tiêu “điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, thành quả ý chí tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ với nỗ lực cao độ của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và đội ngũ chuyên gia nước bạn đã làm nên những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại.

- Ngày 6/11/1996: Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh được Quốc hội nước khóa IX, kỳ họp thứ 10 thông qua.

Theo đó, quyết nghị, chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; chia tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh là tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên; chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau; chia tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh là tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định; Tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương; chia tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc

Sự kiện quốc tế

Ngày 6/11/1816: Ngày sinh nhà thơ cách mạng vô sản Pháp Eugène Pottier. Ông là tác giả lời bài Quốc tế ca - bài ca đấu tranh của công nhân toàn thế giới. Ông qua đời nǎm 1887.

Hàng vạn thanh niên từ các vùng nông thôn miền Bắc xung phong làm việc tại công trường thủy điện

- Ngày 6/11/1822: Nhà hoá học người Pháp Clốt Lui Béctôlê qua đời. Ông sinh nǎm 1794. Ông là người tìm ra tính tẩy màu của hipôcrolit (nước gia-ven), chế thuốc nổ clorát, nêu ra định luật về phản ứng thuận nghịch giữa muối, axit và badơ. Ông cũng chứng minh không phải mọi axit đều chứa oxigen.

- Ngày 6/11/1893: Nhạc sĩ nổi tiếng người Nga Piốt Ilitsơ Traicôpxki qua đời. Ông sinh nǎm 1840 tại Nga. Tác phẩm nổi tiếng của ông cho vở balê: Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng và vở ca kịch Épghênhi ônhêghin.

Traicôpxki sáng tác hầu hết các thể loại âm nhạc. Ông là một trong những người đặt nền móng cho nhạc giao hưởng cổ điển Nga. Trong lịch sử âm nhạc thế giới, ông được ghi nhận là người cách tân xuất sắc thể loại vũ kịch (balê).

- Ngày 6/11/1996, hơn 2.000 người thiệt mạng trong một trận đại hồng thủy tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.

- Ngày 5/11/2001: Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định lấy ngày 6/11 hàng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang.

Trong thông điệp được đưa ra nhân Ngày quốc tế phòng chống khai thác môi trường trong chiến tranh và xung đột vũ trang (6/11/2013), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết: “Chúng ta ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với phát triển bền vững. Tuy vậy, các nguồn lực tự nhiên như rừng, động vật hoang dã, nước và đất đai màu mỡ tiếp tục bị khai thác và tàn phá trong các cuộc xung đột vũ trang, làm nguy hại đến hòa bình và an ninh trong dài hạn”.

Sự kiện về Bác Hồ

- Ngày 6/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Hội đồng Chính phủ bàn nhiều vấn đề quan trọng như soạn thảo Hiến pháp, kiểm tra việc phân phối gạo chống nạn đói và tổ chức tăng gia sản xuất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn dự Đại hội của Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, năm 1961

- Ngày 6/11/1946: Bác thăm trụ sở Đảng Dân chủ, một đảng phái yêu nước đã cộng tác đắc lực với Việt Minh trong thời kỳ vận động khởi nghĩa và thăm Tự vệ thành Hoàng Diệu là lực lượng bán vũ trang của nhân dân Thủ đô. Sau đó, cùng cụ Tôn Đức Thắng đi thăm “Phòng Nam bộ” một địa điểm phối hợp các hoạt động của các tầng lớp nhân dân ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam bộ.

- Ngày 6/11/1950: Nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Bác gửi điện mừng tới Nguyên soái Liên Xô Stalin: “Nhân ngày Quốc khánh của quý quốc, một ngày vui mừng chung của tất cả nhân dân lao động trên thế giới, tôi kính thay mặt nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi lời sốt sắng chúc mừng Ngài và Chính phủ cùng nhân dân Liên Xô.

Là thành trì của nhân loại mới và tiến bộ, chúng tôi chắc rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ngài và quý Chính phủ, nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô ngày càng cường thịnh, do đó mà hoà bình thế giới được bảo vệ, dân chủ được phát triển và các dân tộc nhược tiểu được mau chóng giải phóng” .

- Ngày 6/11/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp của Bộ Chính trị để cho ý kiến về nội dung Đại hội Văn nghệ. Khi bàn về chủ trương tổ chức cho anh em văn nghệ sĩ đi một đợt thực tế dài hạn ở nông thôn, Người đã tán thành chủ trương và có những lời căn dặn quý báu đối với các văn nghệ sĩ đi thực hiện nhiệm vụ này: “… Khen, chê phải đúng mức. Khen nhưng khen quá lời, “suy tôn” người được khen thì chính người được khen xấu hổ. Đập nhưng đập bậy thì người ta không phục...”.

- Ngày 6/11/1967: Bác gửi điện cảm ơn nhân dịp Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin, nhưng bày tỏ ý nguyện: “Lúc này, giặc Mỹ đang đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Tổ quốc Việt Nam chúng tôi. Chúng đang giết hại một cách cực kỳ dã man hàng vạn đồng bào tôi ở miền Nam cũng như ở miền Bắc. Toàn quân và toàn dân Việt Nam chúng tôi đang phải hy sinh xương máu để đánh Mỹ, cứu nước”…

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Thủy điện

Tin cùng chuyên mục

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại