Thứ hai 23/12/2024 11:28

Ngày này năm xưa 24/10: Ngày Liên hiệp quốc, ban hành Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu

Ngày này năm xưa: Hiến chương Liên hiệp quốc do Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc soạn thảo đã chính thức có hiệu lực từ ngày 24/10/1945.

Sự kiện trong nước

Ngày 24/10/2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.

Ngày 24/10/1973: Binh đoàn Quyết Thắng được thành lập. Đây là binh đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam.

Binh đoàn gồm những sư đoàn có bề dày lịch sử và lập nhiều chiến công vẻ vang hợp thành, như sư đoàn 308 (Sư đoàn quân tiên phong) là Sư đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta được thành lập 8-1949, Sư đoàn 312 thành lập từ năm 1950 và Sư đoàn 320B.

Ngày 16-10-1974, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 1. Ảnh: TTXVN.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, Quân đoàn 1 vừa làm nhiệm vụ dự bị chiến lược bảo vệ miền Bắc, hậu phương lớn của cả nước, vừa thực hiện cuộc hành quân thần tốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng toàn quân, toàn dân giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Quân đoàn 1-Binh đoàn Quyết Thắng là quân đoàn chủ lực cơ động dự bị chiến lược đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trước đó, với tư duy quân sự sắc sảo và tầm nhìn chiến lược, ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực. Sau khi được Bộ Chính trị nhất trí thông qua, tháng 6-1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu: “Khẩn trương lập các quân đoàn, những “quả đấm chủ lực” sẵn sàng sử dụng ở thời điểm quyết định, nghiên cứu phương thức tác chiến theo hướng tiêu diệt chi khu, quận lỵ, chiến đoàn, lữ đoàn địch đi ứng cứu, tiêu diệt sư đoàn địch”.

Sau một thời gian chuẩn bị, các quân đoàn chủ lực của quân đội ta lần lượt được thành lập: Quân đoàn 1 mang tên Binh đoàn Quyết Thắng (24-10-1973) đứng chân ở miền Bắc. Quân đoàn 2 mang tên Binh đoàn Hương Giang ở Trị-Thiên (17-5-1974). Quân đoàn 4 mang tên Binh đoàn Cửu Long ở Đông Nam Bộ (20-7-1974). Quân đoàn 3 mang tên Binh đoàn Tây Nguyên ở Tây Nguyên (26-3-1975). Sự ra đời của các quân đoàn ở cả hậu phương và ngay tại chiến trường miền Nam đánh dấu bước trưởng thành, sự lớn mạnh của Quân đội ta sau gần 30 năm xây dựng và chiến đấu, tạo tiền đề thực hiện những trận quyết chiến chiến lược, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Ngày 24-10-1957, Thủ đô - tờ báo hằng ngày của Thành ủy Hà Nội ra mắt số báo đầu tiên trên khổ giấy 30x40cm, in một màu. Đây cũng là dấu mốc mà Báo Hànộimới sau này lấy làm ngày kỷ niệm thành lập báo. Ngày 1-1-1959, tờ Thủ đô Hà Nội (hợp nhất từ tờ Thủ đô và Hà Nội hằng ngày) ra số báo đầu tiên. Báo chuyển trụ sở từ phố Hai Bà Trưng về số 44 phố Lê Thái Tổ.

Đến cuối năm 1967, để đáp ứng yêu cầu phát triển, Thành ủy Hà Nội tiếp tục có chủ trương hợp nhất tờ Thủ đô Hà Nội với tờ báo tư nhân Thời mới. Báo vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên là Hànộimới. Số báo đầu tiên mang tên Hànộimới xuất bản ngày 25-1-1968, cũng là số Tết Mậu Thân 1968.

Ra mắt đúng dịp Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, các trang Báo Hànộimới đầy ắp thông tin chiến thắng từ miền Nam. Hòa chung với đồng nghiệp cả nước, Báo Hànộimới đã giúp bạn đọc thế giới biết đến sức mạnh chính nghĩa của Việt Nam. Khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, các phóng viên của Báo Hànộimới đã không quản gian khó, có mặt tại các “điểm nóng” kịp thời phản ánh chân thực tội ác của đế quốc Mỹ và sự đấu tranh anh dũng của quân và dân ta. Hànộimới trở thành một trong ba tờ nhật báo của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bên cạnh Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân có sức ảnh hưởng lớn tới bạn đọc Thủ đô và cả nước.

- Ngày 24-10-1953, công nhân bến tàu Angiê và Ôrăng ở nước Angiêri đấu tranh kiên quyết không chịu khuân vác vũ khí xuống 2 chiếc tàu của Pháp để chở sang Việt Nam.

Từ tháng 6-1953, công nhân bến tàu Ôrăng đã giữ trọn lời hứa: thà chịu đói chứ không chịu khuân vác vũ khí xuống tàu cho thực dân Pháp chở sang xâm lược Việt Nam.

Đây là một hành động dũng cảm của công nhân Angiêri thể hiện sự đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

Sự kiện quốc tế

Ngày 24/10/1945: Hiến chương Liên hiệp quốc do Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc soạn thảo đã được thông qua tháng 6-1945 tại hội nghị Xan Phranxixcô gồm đại diện 50 nước, và có hiệu lực từ ngày 24-10-1945.

Ngày 24-10 hàng năm được gọi là Ngày Liên hiệp quốc. Liên hiệp quốc là tổ chức quốc tế của các nước độc lập và có chủ quyền, với mục đích giữ gìn, củng cố hoà bình, an ninh quốc tế, phát triển sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Liên hiệp quốc từ tháng 9-1977.

Trong những năm qua, các tổ chức của Liên hiệp quốc như PAM, UNICEF, FAQ, UNDP, UNFPA, UNESCO, IMF, WB đã hợp tác, giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, y tế, công tác dân số…

Ngày 24/10/1960: Tên lửa liên lục địa R-16 thí nghiệm của Liên Xô nổ trên bộ phóng tại Sân bay vũ trụ Baykonur gần Tyuratam, Kazakhstan, làm thiệt mạng ít nhất 90 người.

Ngày 24/10/1945: Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt đầu có hiệu lực sau khi được Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc, Vương quốc Anh, và đa số nước khác thông qua.

Ngày 24/10/1912: Chiến tranh Balkan thứ hai: Serbia đánh bại quân đội Ottoman tại Trận Kumanovo ở Macedonia ngày nay.

Ngày 24/10/1648: Hòa ước Münster, phần thứ hai của Hòa ước Westfalen, kết thúc cả Chiến tranh Ba mươi năm và Khởi nghĩa Hà Lan và chính thức công nhận sự độc lập của Cộng hòa Hà Lan Thống nhất và Liên bang Thụy Sĩ.

Ngày 24/10/1260: Nhà thờ Đức Bà Chartres tại Chartres, Pháp, được khánh thành trước mặt vua Louis IX của Pháp.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 24-10-1920, báo cáo của mật thám Pháp cho biết, Nguyễn Ái Quốc và một số người Việt Nam dự cuộc họp của Chi bộ 13 Đảng Xã hội Pháp.

Ngày 24-10-1926, trên tờ “Thanh Niên” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát hành tại Quảng Châu đăng bài “Nhân đức của Pháp” của Nguyễn Ái Quốc lên án vụ thực dân Pháp cho phá đê sông Hồng để bảo vệ cho thành Hà Nội nơi người Pháp sinh sống làm chết nhiều người dân bản xứ.

Ngày 24-10-1946, tại buổi tiệc trà chiêu đãi đại biểu các giới nhân dân Thủ đô sau chuyến thăm nước Pháp, Bác nói: “Từ trước tới giờ, chúng ta đã đồng tâm hiệp lực chịu khó làm việc, nên chúng ta đó thu được ít nhiều thành công. Bây giờ chúng ta càng phải đồng tâm hiệp lực gánh vác việc nước, việc công hơn nữa”.

Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đi thăm quê nhà.

Cùng ngày, Bác viết thư gửi các cháu thiếu nhi để bày tỏ cảm xúc: “Nay Bác viết mấy chữ, để cảm ơn các cháu và khuyên các cháu: 1. Phải siêng học, 2. Phải giữ sạch sẽ, 3. Phải giữ kỷ luật, 4. Phải làm theo đời sống mới, 5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em”.

Ngày 24-10-1962, Bác đến xem Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1962 và đưa ra nhận xét: “Các tranh tượng đã nói lên được tình người, tả chân thực những người lao động bình thường. Anh chị em đã cố gắng đi vào đời sống, thế là tốt. Nhưng tranh chưa nói lên được khí thế thi đua của quần chúng. Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”.

Sự kiện hôm nay

Ngày 24/10/2022: Quốc hội tiếp tục làm việc với các nội dung

Sáng:

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) (tối đa 20 phút).

- Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

- Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Chiều:

- Thảo luận ở tổ về:

+ Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

+ Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

+ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại