Dạy nghề cho đồng bào dân tộc

Cần bám sát nhu cầu thực tế

Thống kê mới nhất cho thấy, số lao động là người DTTS được hỗ trợ đào tạo nghề là khoảng 1,1 triệu người - chỉ bằng 14% tổng số 8 triệu người DTTS đang trong độ tuổi lao động. Trong đó, vẫn còn một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo không sống được bằng nghề.

Hơn 81% lao động DTTS làm nông nghiệp

Với mục tiêu tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho đồng bào DTTS, từ năm 2005 trở lại đây, Chính phủ liên tục có các Quyết định ưu tiên phát triển, đào tạo nghề đối với người DTTS. Bên cạnh việc được bố trí chỗ ở, người học nghề là đồng bào DTTS còn được hỗ trợ đào tạo 3 - 4 triệu đồng/người/khóa học 3 tháng; được hỗ trợ tiền ăn với mức 30.000 đồng/người, ngày thực học và tiền đi lại (Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg); thậm chí nhiều trường nghề còn cử giáo viên đến tận các thôn, bản để dạy nghề cho bà con.

can bam sat nhu cau thuc te
Làm sao để lao động qua đào tạo sống được bằng nghề vẫn là một thách thức lớn đối với công tác dạy nghề

Chính sách là vậy nhưng thực tế, tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: Có không ít chương trình, tiền bố trí để học nghề không tiêu hết do không kêu gọi được đồng bào đến học nghề. Đến nay, tỷ lệ lao động người DTTS đã qua đào tạo nghề có bằng cấp chứng chỉ mới là 6,2% - thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước là 22,22%. Thậm chí, có 9 dân tộc không có một lao động nào qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ, như: dân tộc Xờ Tiêng, Mảng, Bờ Râu, Rơ Măm, Ba Na, Phù Lá…

Thực tế cho thấy, cơ cấu lao động người DTTS đang chuyển dịch ngược. Trong khi lao động người Kinh đang hướng đến các lĩnh vực dịch vụ, kỹ thuật, công nghiệp thì có tới hơn 81% lao động người DTTS vẫn làm nông nghiệp, có dân tộc còn hơn 95%. “Đất sản xuất ngày càng thu hẹp, tình trạng thiếu đất sản xuất đang khá phổ biến ở một số địa phương. Nếu cả thôn, cả xã, cả huyện, lao động đều trông vào nông nghiệp… thì lấy đâu ra đất để sản xuất” – Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu nêu vấn đề.

Không có việc làm, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp mưa nắng thất thường, giá cả bấp bênh… chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thu nhập của các hộ đồng bào DTTS đạt thấp. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS và miền núi theo đó giảm chậm, nhiều hộ nhanh chóng tái nghèo sau khi thoát nghèo không lâu.

Nghề không gắn với nhu cầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhiều lao động người DTTS không “mặn mà” với việc học nghề. Trong đó, có nguyên nhân do địa phương chưa chú trọng tuyên truyền, tư vấn, vận động người dân học nghề; chưa có những chương trình tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn sau đào tạo và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm…

Tuy nhiên, lý do khiến bà con ngại đi học nghề hay học rồi lại không làm nghề chủ yếu là do nhiều nghề được đào tạo không phù hợp với nhu cầu. Thực tế, cả nhiều đời gắn bó với nông nghiệp, đa phần bà con chỉ quen trồng cấy, chăn nuôi, đan lát… nhưng để đảm bảo cơ cấu ngành nghề ở địa phương, bà con được chọn đi học các nghề phi nông nghiệp như: Xây dựng, điện dân dụng, sửa chữa xe máy… Thời gian học ngắn, nhiều lao động chỉ mới kịp làm quen với nghề nên chưa tự tin lập nghiệp bằng nghề. “Tôi có đi học sửa xe máy khóa 3 tháng, nhưng học về cũng không biết làm ở đâu vì bản có vài chục nóc nhà, sống riêng lẻ. Hỏng xe cũng không ai dắt ngược dốc lên nhà mình sửa, mà thuê cửa hàng dưới trung tâm thì tôi không dám, vì tay nghề chưa vững” – anh Vừ A Páo (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) chia sẻ.

Bên cạnh đó, các lớp đào tạo dành cho đồng bào chủ yếu là lớp học nghề ngắn hạn, số người đạt trình độ trung cấp, cao đẳng thấp, dẫn đến việc chuyển đổi sang các nghề công nghiệp, dịch vụ của bà con gặp không ít khó khăn. Chưa kể tới việc, số lượng doanh nghiệp hoạt động tại các địa bàn miền núi rất hạn chế, nhiều người học các nghề phi nông nghiệp xong không thể tìm được môi trường để làm việc.

Từ thực tế này, bên cạnh yêu cầu đổi mới, đa dạng hóa hình thức dạy nghề cho phù hợp với đặc thù về kinh tế - xã hội, tập quán và trình độ sản xuất của người DTTS mỗi vùng miền cụ thể; rất cần phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động. Đặc biệt, làm sao để doanh nghiệp trở thành một trong những chủ thể tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động DTTS.
Phương Tú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 sẽ đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động