Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ưu tiên cao nhất là gỡ khó cho doanh nghiệp

Trao đổi với Báo Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, những năm qua, doanh nghiệp là động lực giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hậu dịch Covid-19 hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

Là Tư lệnh một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về những khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là bối cảnh dịch COVID-19 đã và sẽ tiếp tục gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế?

Dịch COVID-19 đã và đang gây ra những tác động to lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và của Việt Nam trong gần 2 năm qua. Nhiều người lao động mất việc làm, thu nhập sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể; các ngành kinh tế bị giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm do sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ do các biện pháp giãn cách xã hội, sụt giảm cầu...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ưu tiên cao nhất là gỡ khó cho doanh nghiệp
Ảnh: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Dịch COVID-19 kéo dài khiến vận chuyển hàng hoá khó khăn do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, giá cước vận tải, kho bãi tăng cao; thiếu hụt lao động tham gia sản xuất vì phải tuân thủ quy định ‘3 tại chỗ’. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy do nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động cũng là những vấn đề với doanh nghiệp hiện nay. Bộ Công Thương rất chia sẻ với những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đã, đang gặp phải.

Với những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn cầu như hiện nay, tôi cho rằng, trong ngắn hạn và trung hạn, thế giới và cả Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng và hậu quả của dịch bệnh đã và đang diễn ra.

Hiện nay, Chính phủ cũng đã thống nhất quan điểm sẵn sàng sống chung với dịch, nghĩa là vừa phải phục hồi kinh tế vừa chống dịch. Do vậy, chúng ta cần xác định phải thích ứng và đưa nền kinh tế cũng như đời sống xã hội về trạng thái “bình thường mới” để có các phương án xử lý một cách chủ động, mang tính dài hạn để người dân và doanh nghiệp yên tâm, có cơ sở xây dựng các phương án và quay trở lại hoạt động theo kịch bản “bình thường mới”.

Bộ Công Thương đã có những biện pháp, giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn vừa qua? Những giải pháp, kiến nghị nào đã được triển khai tốt, những giải pháp nào chưa được triển khai triệt để? Bộ trưởng có suy tư, trăn trở gì khi những giải pháp được nhiều bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương đưa ra nhưng đã không kịp thời triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp khiến cộng đồng doanh nghiệp liên tiếp có văn bản xin gỡ khó tới các bộ cũng như Thủ tướng Chính phủ?

Trong thời gian qua, thực hiện các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp để triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp ở mức cao nhất để ổn định sản xuất.

Các biện pháp về hỗ trợ doanh nghiệp đã được triển khai như: đảm bảo lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất trong bối cảnh thực hiện giãn cách để hạn chế lây lan dịch bệnh; bố trí sản xuất an toàn trong các doanh nghiệp; xử lý các ách tắc nguồn cung do đứt gãy chuỗi cung ứng; tháo gỡ các vướng mắc về thị trường và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại và phát triển thị trường…

Cùng đó là các biện pháp về hỗ trợ, giảm tiền điện cho doanh nghiệp và nguời dân với số tiền lên tới 16.750 tỷ đồng trong 5 lần giảm giá điện trong năm 2020 và 2021.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, thời gian qua và trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị của chúng ta đã và sẽ hết sức cố gắng để có thể có được những phương án, giải pháp tốt nhất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và sinh hoạt, phấn đấu ở mức cao nhất để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội và Chính phủ giao trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2022.

Thời gian tới, Bộ Công Thương có những giải pháp gì để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, hoạt động trở lại như trước đây và đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước?

Trong thời gian tới, trong bối dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường ở cả trong và ngoài nước, Bộ Công Thương cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc theo dõi diễn biến tình hình và chủ động có các giải pháp tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh một cách phù hợp.

Về phía Bộ Công Thương, chúng tôi đã, đang và sẽ luôn phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng để tìm hiểu, có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đó, tập trung chú trọng công tác triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu

Bộ Công Thương sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trực tuyến thay thế cho các hoạt động truyền thống. Nâng cao năng lực triển khai hoạt động trên môi trường số cho cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số trong công tác XTTM để phù hợp với tình hình mới. Cùng đó, khuyến khích các Hiệp hội, doanh nghiệp logistics có biện pháp hỗ trợ như giảm chi phí lưu kho lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa nông sản, thủy sản.

Bộ cũng sẽ đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN... để tạo thuận lợi cho Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Việc cải cách hành chính, bỏ các quyền lợi của Bộ chủ quản trong việc tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là xu thế và là việc không thể không thực hiện. Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ có những giải pháp gì để mang đến cho cộng đồng doanh nghiệp những hỗ trợ tốt nhất trong bối cảnh hiện nay?

Trong chương trình cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Công Thương. Với quan điểm quyết liệt hành động, liên tiếp trong các năm từ 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như góp phần hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Bộ Công Thương là Bộ tiên phong thực hiện việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, tạo điều kiện kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Kết quả, qua các lần cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, tính đến năm 2020, Bộ Công Thương đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa tổng cộng 880 điều kiện trên tổng số 1.216 điều kiện kinh doanh (chiếm 70%).

Các ý kiến phản ánh trực tiếp của doanh nghiệp, người dân về cải cách của Bộ Công Thương đã giúp điều kiện kinh doanh thông thoáng hơn, đỡ phức tạp, rườm rà; thời gian làm thủ tục nhanh hơn qua đó tiết giảm được chi phí, tăng cơ hội, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để tiếp nối thành quả đã đạt được cũng như thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, Bộ sẽ tiếp tục rà soát và xây dựng kế hoạch lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cho giai đoạn 2021 – 2025.

Việc cải cách thủ tục hành chính sẽ luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, gắn xây dựng thể chế với ban hành chính sách, pháp luật; bảo đảm các quy định thủ tục hành chính được thực thi thống nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân liên quan dễ dàng thực hiện.

Xin cảm ơn ông!

Báo Tiền Phong
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 26/12/2024 về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam vừa được Bộ Công Thương ban hành.
Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 233/NQ-CP của Chính phủ

Bộ Công Thương triển khai thực hiện Nghị quyết số 233/NQ-CP của Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics

Ngày 13/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3293/QĐ-BCT về việc thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Thương mại Xuyên Việt Logistics.
Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Công điện số 9834/CĐ-BCT ngày 4/12/2024 về việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo rà soát, sắp xếp tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.
Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Tại buổi họp kế hoạch cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao xác định rõ các yêu cầu cho từng đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế

Các cơ sở giáo dục Bộ Công Thương cần đổi mới đồng bộ chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế hướng tới đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương: Tăng cường lãnh đạo thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sớm hoàn thiện cơ chế giá điện hai thành phần

Chiều 27/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về cơ chế giá điện hai thành phần với lãnh đạo các Cục, vụ liên quan cùng EVN, NSMO.
Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Công điện của Bộ Công Thương về chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó bão số 4

Chiều 20/9, Bộ Công Thương ban hành công điện số 7323/CĐ-BCT về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó cơn bão số 4 (Soulik) 2024.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác quản lý an toàn thực phẩm

Sáng 17/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã làm việc với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm.
Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Công điện của Bộ Công Thương về cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương ảnh hưởng bão số 3

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Giao nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ Lào Cai trở thành cực tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc Bộ nhằm hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế-xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Bộ trưởng Bộ Công Thương ra công điện về khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất

Chiều ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét sau bão.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện khẩn về ứng phó mưa lũ và đảm bảo an toàn thuỷ điện

Trưa ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương ký công điện tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn vận hành công trình thuỷ điện.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO

Chiều 6/9, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3 tại Công ty NSMO.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo khẩn công tác ứng phó với bão số 3

Ngày 6/9, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và NSMO.
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu EVN và NSMO thực hiện 5 nhiệm vụ ứng phó bão số 3

Sáng 6/9 tại trụ sở EVN, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó bão số 3 (bão YAGI) của EVN và NSMO.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, chỉnh sửa dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Sáng 4/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì cuộc họp rà soát, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp tháo gỡ vướng mắc của các dự án nhiệt điện Phú Mỹ

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì buổi làm việc với các đơn vị chức năng liên quan để tháo gỡ những vướng mắc của các dự án nhiệt điện BOT Phú Mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động