Bộ Công Thương thực hiện nghiêm quy định vận hành, đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa thuỷ điện
Tin hoạt động 20/06/2019 16:18
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, hiện Bộ Công Thương đang quản lý 371 hồ chứa thuỷ điện, trong đó, khu vực Tây bắc có 176 hồ, khu vực miền Trung có 52 hồ và khu vực Tây Nguyên có 143 hồ. Trong số này có 43 hồ lớn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Bộ Công Thương đánh giá năm 2018 các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện đã thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm trong công tác vận hành xả lũ, vận hành phát điện bảo đảm an toàn cho hạ du |
“Qua công tác quản lý, Bộ Công Thương đánh giá năm 2018, các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện đã thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu trong công tác vận hành xả lũ, vận hành phát điện bảo đảm an toàn cho hạ du” – Thứ trưởng Vượng nói và cho biết chi tiết: các chủ sở hữu hồ, đập đã thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện theo đúng Quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó có quy định về vận hành xả lũ và vận hành phát điện. Đồng thời, chủ động phối hợp với chủ sở hữu đập, hồ chứa có liên quan và các cơ quan chức năng trong công tác vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn, hiệu quả; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương vùng hạ du trong việc rà soát xác định vết lũ để kịp thời cập nhật, bổ sung thông tin hoàn thiện các phương án bảo đảm an toàn cho vùng hạ du; hỗ trợ cho nhân dân vùng hạ du khắc phục hậu quả do lũ gây ra...
Tuy nhiên, thực tế trong mùa lũ 2017-2018 vẫn còn một số vùng hạ du đập thủy điện bị thiệt hại do lũ, nguyên nhân chủ yếu là do mưa lũ lớn kéo dài, trên diện rộng, như trường hợp trên lưu vực sông Hồng vào tháng 10/2017 hay trên sông Cà cuối tháng 8 đầu tháng 9/2018, nên ở giai đoạn đầu, các hồ chứa thủy điện tham gia có hiệu quả vào việc cắt/giảm/làm chậm lũ cho vùng hạ du nhưng khi đã đạt mực nước cao nhất cho phép thì phải xả bằng lưu lượng về để an toàn cho công trình, lúc này hồ chứa không còn vai trò điều tiết lũ (coi như không có hồ chứa và lưu lượng lũ về hạ du bằng lưu lượng lũ tự nhiên).
Nguyên nhân khác, là do pháp luật hiện hành chưa quy định về hành lang và quản lý hành lang thoát lũ các hồ chứa thủy điện nên thực tế có nhiều hộ gia đình xây dựng nhà ở, sản xuất, sinh hoạt trong vùng ngập nếu hồ chứa thủy điện xả lù, thậm chí nhiều hồ chứa chỉ xả khoảng 30-50% lưu lượng thiết kế, đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, tải sản của nhân dân vùng hạ du.
Trước kia, trước khi vận hành xả lũ, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm: Thông báo bằng văn bản (qua fax, email...) các thông tin dự kiến về thời điểm mở cửa xả đầu tiên, lưu lượng xả đến Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vùng hạ du và các cơ quan có liên quan trước từ 02 đến 04 giờ, kể từ thời điểm dự kiến mở cửa xả đầu tiên và trước khi mở cửa xả đầu tiên khoảng 30 phút phải kéo còi được lắp đặt tại mặt đập để thông báo, cảnh báo xả lũ.
Hiện nay, do nhận thấy một số nơi nhân dân vùng hạ du nhận thông báo, cảnh báo về xả lũ chậm nên không có đủ thời gian để ứng phó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phổi hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương khảo sát để lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo (chủ yếu bằng loa) tại những vị trí cần thiết thuộc vùng hạ du để thông báo, cảnh báo trực tiếp việc xả lũ đấn nhân dân vùng hạ du.
Nội dung này cũng đã được Bộ Công Thương điều chỉnh trong các Quy trình vận hành đơn hồ ban hành lại từ cuối năm 2017 đến nay.
Ngoài ra, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Chính phủ cũng quy định về việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vùng hạ du tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, và Bộ Công Thương dự kiến quy định cụ thể nội dung này tại thông tư của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện (hiện đang trong giai đoạn xây dựng dự thảo).
Tuy nhiên, việc vận hành hồ chứa thủy điện bảo đảm an toàn cho vùng hạ du hiện đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP và qúa trình triển khai thực hiện Nghị định này gặp một sổ khó khăn, vướng mắc, như: theo quy định thì vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập. Nhưng khi triển khai thực hiện quy định này các chủ sở hữu đập, hồ chứa gặp vướng mắc trong việc xác định vùng hạ du đập theo tiêu chí là vùng bị ngập lụt khi xả nước theo Quy trình vận hành hay khi xả lũ trong tình huống khẩn cấp, vỡ dập.
Ngoài ra, việc xác định vùng hạ du đập trong trường hợp các hồ chứa được xây dựng bậc thang hoặc xây dựng gần nơi hợp lưu với sông khác do có sự ảnh hưởng của hồ chứa hoặc sông khác.
Về xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, theo quy định, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong giai đoạn thi công và xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trong giai đoạn khai thác. Tuy nhiên, việc xây dựng hai phương án này có một số điểm bất hợp lý, như: Nội dung hai phương án đều có tình huống ứng phó với thiên tai, gây chồng chéo giữa hai phương án và cũng chồng chéo với nội dung phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai.
Hơn nữa, thẩm quyền phê duyệt hai phương án này là của ủy ban nhân dân cấp xã/huyện/tỉnh (phân cấp phê duyệt tùy theo phạm vi vùng hạ du) nhưng phương án ứng phó với thiên tai do các đơn vị tự xây dựng và phê duyệt theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống thiên tai… cũng gây những khó khăn nhất định.
Để thực hiện tốt công tác vận hành, đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa thuỷ điện, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan xem xét tổng thể lại các lưu lượng xả nước môi trường trên cơ sở nhu cầu dùng nước ở hạ lưu, nên quy định linh hoạt lưu lượng xả trong mùa cạn.
Kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn có hiệu lực của phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập được phê duyệt năm gần nhất đến khi có phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tham mưu cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyển cách xác định vùng hạ du đập, hồ chứa thủy điện và đẩy nhanh tiến độ xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du các hồ chứa thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ NN&PTNT để các chủ đập, hồ chứa thủy điện có cơ sở xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.