Hàng loạt quan chức hầu tòa vì quà biếu, nghĩ về Điều 15 đảng viên không được làm

Bài 2: Xử lý "đại án nhận quà" và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới

Quà biếu khiến nhiều cán bộ nhúng chàm, dù đã có những quy định nghiêm khắc. Nước ta cũng như một số quốc gia đang phải chống lại “vi rút” trầm kha này.

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp thứ 24 Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcBài 1: Văn hóa biếu quà hay là liều “thuốc thử” cho sự liêm chính? Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Ngăn chặn “quà biếu” biến tướng - Vì sao vẫn hổng?

Công cuộc phòng, chống tham nhũng luôn là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Có thể thấy, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến mạnh mẽ, đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt.

Điều này để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, cộng đồng quốc tế ghi nhận, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để làm được điều đó, dư luận đã chứng kiến hàng loạt những vụ đại án bị phanh phui như Việt Á, chuyến bay giải cứu, Vũ Nhôm… Trong những vụ án đó, nhiều cựu cán bộ lãnh đạo bộ, ngành, tỉnh, thành phố bị xử lý hình sự do nhận hối lộ và đó là quà biếu. Đó là những tệp tiền, những đồng USD, hay những cuốn sổ tiết kiệm… được ngụy trang, lặng lẽ đến tay của cựu quan chức với cái mác là quà biếu.

Bài 2: Xử lý "đại án nhận quà" và kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới?
Quy định rất rõ nhưng việc nhận quà biếu bị biến tướng. (Ảnh minh họa)

Nhiều trường hợp khi đứng trước vành móng ngựa, các cựu cán bộ ấy lại đưa ra những lời biện minh rằng đó là “cảm ơn” hay vì “nể nang”. Nhưng, đó chỉ là sự ngụy biện cho hành vi tham nhũng của những người khi có trong tay chức tước, quyền lực. Sau những vụ đại án đó, điều được nhiều người quan tâm là tại sao quy định đã có mà cán bộ, đảng viên vẫn “nhúng chàm”, liệu có lỗ hổng nào trong công tác ngăn chặn vấn nạn quà biếu hay không?

Theo quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Quy định này cũng cấm công chức tự mình hoặc thông qua người thân (vợ, chồng, con, cha, mẹ...) nhận quà tặng của người khác.

Cùng với đó, Ban Chấp hành Trung ương cũng ban hành Quy định số 37-QĐ/TW, về những điều đảng viên không được làm. Quy định này nêu rõ 19 điều đảng viên không được làm. Trong đó, Điều 15 có nêu những nội dung đảng viên không được nhận quà dưới mọi hình thức để vụ lợi cho bản thân.

Mặc dù đã có rất nhiều quy định, nhưng không ít cán bộ vẫn “nhắm mắt làm ngơ” và nhận quà biếu, thậm chí là nhiều lần, bằng những cách thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau. Chỉ vì tư lợi cho bản thân, mà những cán bộ tha hóa, biến chất ấy đã đánh mất bản thân mình, mất đi sự nghiệp, danh dự, uy tín đã gây dựng nhiều năm. Từ những người đang là cán bộ, công bộc của dân mà trở thành những kẻ phạm tội. Vậy, nguyên nhân nào khiến vấn nạn quà biếu vẫn âm thầm diễn ra đẩy những cán bộ ấy đi vào con đường tội lỗi?

Có thể nói, chính việc không kiểm soát tốt quyền lực là nguyên nhân sâu xa của vấn nạn quà biếu, hay chính là việc tham nhũng đang diễn ra trong hệ thống chính trị. Bởi, nếu để những cán bộ dùng quyền lực vì mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước và không dùng nó để tư lợi, rồi dùng quyền lực để ban phát, nhũng nhiễu cá nhân, doanh nghiệp, thì ắt hẳn sẽ không xảy ra vấn nạn quà biếu. Ở trong hoàn cảnh ấy, người ta có thể dùng quà biếu để “mua quan, bán chức”, thậm chí là nếu doanh nghiệp muốn được ưu ái, biến của công thành tư…

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh, quyền lực luôn có nguy cơ bị "tha hóa". Vì thế, phải thiết lập cho được một cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực đối với người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế. Quyền hạn phải được ràng buộc với trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn.

Nói như vậy để thấy, việc kiểm soát quyền lực để cán bộ không bị tha hóa là rất quan trọng. Rõ ràng, phải gắn trách nhiệm với quyền hạn và kiểm soát thật chặt, bởi ranh giới của việc công – tư rất mong manh. Nếu không kiểm soát được quyền lực, nạn quà biếu sẽ còn đất để diễn thậm chí là sâu và rộng hơn. Và từ đó, nó sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy phía sau. Còn một khi làm tốt việc kiểm tra, giám sát để người có trong tay quyền lực không thể sử dụng nó nhằm tự do ban phát, tự do nhận quà biếu, thì người tặng cũng khó có cửa để “hối lộ”, “tặng quà”.

Một nguyên nhân khác khiến nạn quà biếu có cơ hội “đánh gục” cán bộ, đảng viên đó chính là việc người đứng đầu chưa tu dưỡng, rèn luyện và thể hiện được trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu. Có thể thấy, trong nhiều vụ án tham nhũng không chỉ người đứng đầu bị sa ngã và mà còn kéo theo nhiều cấp dưới cũng bị vướng vòng lao lý. Có thể kể đến cái tên như cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung…

Điều quan trọng hơn nữa, chính những cán bộ, đảng viên đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Họ chỉ cầu tư lợi khi nắm những lợi thế trong tay là quyền lực, chức tước, mà quên đi trách nhiệm phải tu dưỡng bản thân. Mới đầu, cái “ung nhọt” tham nhũng ấy có chăng chỉ là “gói quà nhỏ”, nhưng nó cứ lớn dần lên theo thời gian. Rồi đến lúc khi xảy ra những vụ đại án và cơ quan tố tụng vào cuộc, thì sự thật mới được phơi bày khi những cựu cán bộ ấy đã nhận quà biếu là hàng loạt lô đất vàng, nhiều triệu USD…

Ngoài những nguyên nhân trên, còn một yếu tố nữa đó là việc hệ thống chính trị chưa phát huy hết vai trò của nhân dân trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm”. Nhắc lại quan điểm “Dân là gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta phải dựa vào dân, lắng nghe dân, lắng nghe dư luận để chọn lọc, tiếp thu cái đúng, nhưng không đơn giản “theo đuôi”, chạy theo dư luận. Vì thế, trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, rất cần thiết phải lấy “Dân là gốc” và đi sâu, đi sát vào dân, từ đó phát huy hết vai trò giám sát của nhân dân.

Các nước trên thế giới làm gì để ngăn nạn quà biếu?

Câu chuyện phòng, chống tham nhũng không chỉ là vấn đề nhức nhối ở nước ta, mà trên thế giới nhiều quốc gia đã và đang triển khai rất quyết liệt. Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) cũng đưa ra quy định nghiêm cấm các hành vi như đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô, gây ảnh hưởng, lạm dụng quyền hạn, làm giàu bất chính của các quan chức và các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô và các hành vi chiếm đoạt khác trong khu vực tư nhân. UNCAC khuyến nghị, các quốc gia thành viên quy định là tội phạm đối với những hành vi này, mặc dù không đòi hỏi sự thống nhất về tên gọi và các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, ở mỗi một quốc gia có định hướng, sách lược riêng để triển khai công cuộc phòng, chống tham nhũng dài hơi này. Về công tác phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả, hiện nay, các chỉ số chống tham nhũng ở các nước đạt cao trên thế giới như Bắc Âu, Đan Mạch hay New Zealand, thì chỉ số cũng chỉ đạt 88 điểm. Còn Phần Lan, Singapore đứng thứ 2 đạt 85 điểm, không có nước nào đạt 100 điểm. Tại Việt Nam, chỉ số trên đang ở mức 36 điểm. Nhìn vào con số này có thể thấy, chắc chắn chúng ta sẽ còn nhiều việc phải làm trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Và việc chúng ta khảo sát, nghiên cứu, thậm chí là học hỏi kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các nước trên thế giới chắc chắn sẽ được lưu tâm.

Về phương diện này, ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu nói chung, cách chống tham nhũng phổ biến của họ là xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mục đích tối đa hóa lợi ích của bản thân. Trong đó, một số quốc gia cũng có những quy định rất cụ thể về vấn đề quà biếu.

Ví dụ như ở Hoa Kỳ, quốc gia này có quy định tổng thống được nhận phần quà không quá 375 USD. Nếu quà trên số tiền này thì người nhận phải bỏ tiền ra mua. Ví dự như, trường hợp Bà Hillary trong quá trình ngoại giao công vụ được tặng chuỗi ngọc màu đen từ Chính phủ Myanmar, sau đó qua định giá xác định chuỗi ngọc có giá 1.000 USD nên bà phải bỏ tiền ra mua.

Hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Barack Obama được tặng rất nhiều quà nhưng ông không bỏ tiền ra mua bất kỳ món quà nào. Khi công du Saudi Arabia, ông được tặng bộ vòng vàng trắng trị giá 1,3 triệu USD. Ông đã nhận, sau đó mang về sung vào ngân sách…

Bài 2: Xử lý
Tranh minh họa. (Nguồn: Tuyengiao.vn)

Ở các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… công cuộc phòng, chống tham nhũng diễn ra rất quyết liệt, với những kinh nghiệm từ việc xây dựng thể chế (hệ thống pháp luật), xây dựng đội ngũ công chức có đạo đức và chuyên nghiệp đến nâng cao nhận thức của người dân và tạo cơ chế để khuyến khích phát hiện, xử lý tham nhũng. Điển hình như ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản nước này coi chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề sinh tử của Đảng và quốc gia, kiên trì thực hiện một cách bài bản với quyết tâm của toàn hệ thống chính trị.

Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho thấy, tùy thuộc vào thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử và tập quán văn hóa, pháp lý, trình độ dân trí mà chiến lược, biện pháp phòng, chống tham nhũng của các quốc gia có những đặc điểm, yêu cầu riêng. Tuy nhiên, nhìn chung công cuộc phòng, chống tham nhũng đều gồm 2 nhóm giải pháp chính, đó là, phòng ngừa tham nhũng và phát hiện, xử lý tham nhũng.

Trước hết là về phòng ngừa tham nhũng, kinh nghiệm các nước trên thế giới áp dụng đồng bộ loạt giải pháp như: Xây dựng chiến lược phòng, chống tham nhũng quốc gia, đề cao công tác giáo dục con người, hoàn thiện pháp luật, tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở kiềm chế, đối trọng về quyền lực, công khai hoạt động của cơ quan nhà nước, kê khai tài sản của công chức, chính sách tiền lương, đãi ngộ thỏa đáng và tạo cơ chế giám sát cho công chúng…

Bên cạnh đó, trong công tác xử lý tham nhũng, các quốc gia trên thế giới xác định mục tiêu “không có vùng cấm”, đồng thời kiên quyết bảo vệ, khen thưởng người tố giác. Có như vậy mới răn đe được những cán bộ đương chức, đương quyền, thậm chí là khi đã “về vườn” cũng phải chịu trách nhiệm, nếu để sai phạm hay việc nhận quà biếu với mục đích không trong sáng. Từ đó, động viên, khuyến khích việc người dân tố cáo những hành vi sai trái của những cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, nhũng nhiễu doanh nghiệp, người dân.

Với những kinh nghiệm trên thế giới trong công tác phòng ngừa và xử lý tham nhũng, chắc chắn Việt Nam đã và sẽ tiếp tục học hỏi được rất nhiều điều bổ ích để vận dụng vào công cuộc phòng, chống tham nhũng đang được triển khai rất quyết liệt, theo tinh thần “không có vùng cấm” ở nước ta.

Bài 3: Chặn tận gốc biến tướng "quà biếu" từ cơ chế “xin-cho”

Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Tổng Bí thư Trần Phú: Tấm gương ngời sáng về sự kiên trung, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ngành Công Thương phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 3 (Bài cuối):

Bài 3 (Bài cuối): ''Hoá giải'' thách thức tạo ''đòn bẩy'' cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Bài 2: Vì sao Bộ Công Thương phải xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm?

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Phòng vệ thương mại thời hội nhập: Mệnh lệnh thị trường và tiếng gọi trưởng thành

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Xem thêm