Việt Nam thích ứng, tự tin đưa thời trang xanh ra thế giới

Thời trang xanh, thời trang bền vững nằm trong xu hướng chung của thế giới và doanh nghiệp Việt đang thích ứng để chinh phục khách hàng.
Xu hướng thời trang xanh, bền vững dần lên ngôi Vải sợi sen, cà phê lên sàn Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2022 Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC

Xu hướng bắt buộc khi tham gia các FTA

Câu chuyện thay đổi trong lựa chọn sản phẩm thời trang của người tiêu dùng toàn cầu theo hướng xanh không còn mới. Đặc biệt, sau đại dịch người tiêu dùng bắt đầu quan tâm tới những vấn đề về môi trường - sức khỏe nhiều hơn. Có nhiều nhãn hàng đã và đang chuyển dịch sang sản xuất, sử dụng những nguyên liệu xanh, những nguyên liệu bền vững trong sản phẩm của mình.

Trong những chia sẻ gần đây, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: Việt Nam đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, song theo những FTA này sản phẩm dệt may của chúng ta sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe hơn, trong đó có tiêu chuẩn xanh mà các nhà nhập khẩu đưa ra.

Ông Giang dẫn chứng: Trong cam kết của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã đưa ra quan điểm về việc sử dụng xanh, tái chế và đây là những yêu cầu mà những nhãn hàng đòi hỏi nhà sản xuất Việt phải thích ứng. Theo ông Giang, hiện những doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam đều đã phải chấp nhận “luật chơi” mà các nước nhập khẩu đặt ra để duy trì và giữ thị phần.

Cùng chung quan điểm, bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao- cho biết: Thời trang xanh, thời trang bền vững nằm trong xu hướng chung của thế giới, từ sản xuất, thiết kế cho tới phân phối và tiêu dùng đã thành một chuỗi của kinh tế bền vững.

Tuy nhiên, theo bà Hạnh, thời trang xanh vẫn đang khá mới ở Việt Nam. Việt Nam đang sống trong thời trang nhanh là chủ đạo trong khi đó, tại Châu Âu thời trang xanh, bền vững không còn là tiên phong nữa, nó đã là xu hướng chính. “Tôi cho rằng ở Việt Nam, chúng ta còn phải quảng bá về nội dung xanh, bền vững rất nhiều”, bà Hạnh nói.

Bà Hạnh cho rằng, thời trang dùng những nguyên liệu xanh, bền vững giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm cho nền kinh tế, chống lãng phí, chống rác thải, …Tuy nhiên những người đi tiên phong trong ngành này chưa nhiều. Những người tiên phong trong hoạt động này phải có niềm tin và sự đầu tư bền bỉ.

Thời trang xanh Việt Nam bước ra thế giới
Thời trang xanh sản xuất từ các chất liệu như vải sợi sen, vải bạc hà của doanh nghiệp Việt Nam

Bắt nhịp để đưa thời trang xanh Việt ra thế giới

Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp trong ngành thời trang của Việt Nam chưa bắt nhịp theo xu hướng của thế giới bởi thực tế đã có không ít doanh nghiệp đang làm theo thị hiếu của người tiêu dùng.

Thống kê của VITAS cho biết, ngoài những doanh nghiệp lớn như May Việt Tiến, May 10, May Bảo Minh, Đồng Tiến, Thành Công… thì cũng đang có rất nhiều doanh nghiệp quy mô vừa như Faslink, Tsafari, Trung Quy, VitaJean… đi theo xu thế này và bước đầu “gặt hái” những thành công nhất định. Theo đó, nhờ việc "xanh hóa" kịp thời mà các doanh nghiệp này đã có đơn hàng khá ổn định trong bối cảnh các thị trường giảm cầu vào những tháng đầu năm nay.

Chia sẻ tại tọa đàm bàn về “Những người tiên phong của thời trang xanh Việt Nam”, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao và các bên liên quan tổ chức gần đây ở TP. Hồ Chí Minh, ông Võ Thành Phước - Trưởng phòng phát triển sản phẩm Faslink cho biết: Faslink đã có hơn 10 năm cung ứng những dòng nguyên liệu về thời trang xanh, thời trang bền vững ra thị trường.

Theo ông Phước, tại thị trường Việt Nam Faslink có nhiều khách hàng là những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, trong đó bán chạy nhất là dòng sản phẩm công sở nam. “Chúng tôi hiện có hơn 40 nhãn hàng thời trang nội địa để cung ứng cho doanh nghiệp. Chất liệu sản phẩm đa dạng, từ chai nhựa, bã cà phê, vải sợi sen, vải sợi bạc hà, vỏ hàu….”- ông Phước nói.

Thời trang xanh Việt Nam bước ra thế giới
Người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm thời trang xanh

Được biết, vào giữa tháng 9/2023, trong Tuần lễ Thời trang London 2023 (London Fashion Week 2023), Faslink và Tsafari đã mang những sản phẩm thời trang xanh với thiết kế độc đáo giới thiệu tại sự kiện và thu hút sự quan tâm của giới mộ điệu thế giới.

Tại buổi giới thiệu này Faslink kết hợp cùng thương hiệu thời trang Tsafari, giới thiệu những bộ sưu tập dùng nguyên liệu từ vải sợi sen. Đây là loại sợi được đánh giá cao về sự thoải mái, độ mát… đặc biệt trong đó chứa thành phần collagen giúp dưỡng ẩm cho da và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

Nhà thiết kế Hồ Trần Dạ Thảo, chủ thương hiệu thời trang Tsafari, người thiết kế những bộ sưu tập của doanh nghiệp tại London Fashion Week, cho hay: Những bộ sản phẩm của doanh nghiệp tôi mang qua London được cắt sao cho phù hợp với khách hàng của từng thương hiệu như Owen, Faslink. Chúng tôi không chỉ chụp hình, biểu diễn tại sự kiện mà còn cả ngoài đường phố London, kinh đô thời trang thế giới để quảng bá. “Chúng tôi chú ý đến những luồng thông tin từ các nhà phân tích, chuyên gia trong ngành trên thế giới về những dòng sản phẩm mình, để mình biết mình đã phù hợp để bước ra thế giới chưa”, bà Thảo thông tin.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Đưa nông sản tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử Sàn Việt không chỉ giúp nông dân chủ động giải quyết bài toán đầu ra mà còn mở ra một hướng đi mới, hiệu quả.
Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động