Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC
Hội nhập - Quốc tế Thứ sáu, 20/05/2022 - 20:51 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hội nghị chuyên đề về mô hình kinh tế sinh học, tuần hoàn, xanh (BCG) là sự kiện trong khuôn khổ năm APEC 2022 được tổ chức tại Thái Lan với chủ đề “Sharing a Sustainable Future”.
![]() |
Bộ trưởng Bộ thương mại Thái Lan ông Jurin Laksanawisit quan tâm chiếc áo Polo làm từ bã cafe của Faslink được giới thiệu tại sự kiện |
Mục tiêu chính của hội nghị chuyên đề BCG nhằm thảo luận và chia sẻ về mô hình kinh tế BCG, đặc biệt ứng dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) ở các nền kinh tế thành viên APEC, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tăng cường thương mại, đầu tư dựa trên các chính sách kinh tế bền vững và đổi mới.
![]() |
Các đại diện tham dự và thảo luận tại hội nghị ngày 20/5 |
Tại hội nghị này, bà Trần Hoàng Phú Xuân, Nhà sáng lập - Tổng giám đốc công ty Thời trang và Kết nối (Faslink) là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự, chia sẻ về thành công trong hành trình thương mại hóa các loại sợi vải xanh và hướng tới sự phát triển bền vững của ngành thời trang Việt Nam.
Theo đó, bà Trần Hoàng Phú Xuân đã có bài trình bày và tham gia phiên thảo luận cùng với các đại diện khác đến từ Nhật Bản, Thái Lan,… về câu chuyện nỗ lực của Faslink và cá nhân trong hành trình tìm kiếm nguyên liệu, R&D và thương mại hoá các loại sợi vải xanh từ bã cà phê, vỏ hàu, lá bạc hà, thân và lá sen, chai nhựa PET, cũng như những thách thức - cơ hội của việc ứng dụng mô hình BCG trong ngành thời trang tại Việt Nam, hướng đến tương lai Việt Nam đưa mức phát thải ròng về “0” trong năm 2050.
“Là một phần của chuỗi cung ứng thời trang Việt Nam, chúng tôi chọn Going Green là trách nhiệm của mình đối với thế hệ tương lai. Chúng tôi tin rằng có một thị trường ngách tiềm năng chưa được khai thác cho hoạt động kinh doanh bền vững, đó là lý do Faslink thực hiện sứ mệnh này. Sự có mặt của tôi tại hội nghị hôm nay đánh giá được chúng tôi đã tiên phong thương mại hóa được nhiều loại sợi bền vững thành công và tôi muốn lan toả về điều này tại diễn đàn APEC”- bà Trần Hoàng Phú Xuân chia sẻ.
Theo bà Trần Hoàng Phú Xuân, nhiều ý kiến cho rằng, nếu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững trong kinh doanh sẽ khó có lợi nhuận, do đó, nhiệm vụ của Faslink sẽ khiến cho thời trang bền vững không chỉ là mục tiêu xã hội mà là tiềm năng kinh doanh có trách nhiệm cần được khai phá.
Chính vì thế, không riêng ở mảng nguyên liệu, Faslink thực hiện chuyển đổi xanh toàn diện trong vận hành, sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm theo xu hướng eco-fashion. Đồng hành cùng hơn 900 doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, Faslink đã và đang rất thành công trong việc ghi lại dấu ấn riêng trong từng dự án. Với sự tham gia trong vai trò đại diện cho Việt Nam tại hội nghị chuyên đề về mô hình kinh tế BCG trong khuôn khổ APEC 2022, Faslink tiếp tục khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, liên kết với các mắc xích trong chuỗi các nhà cung ứng thời trang bền vững tạo nên sức mạnh nội lực cho thời trang Việt Nam. Bên cạnh đó, còn là động lực giúp Faslink có thể xây dựng được hợp đồng với đối tác nước ngoài, đưa sản phẩm của người Việt vươn tới biển lớn và được bạn bè quốc tế công nhận.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hội nghị hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan

Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính tăng 8% đầu tư vào năng lượng toàn cầu

Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số

Việt Nam - Campuchia: 55 năm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống"
Tin cùng chuyên mục

Hiệp định thương mại tự do: Cơ hội để xuất khẩu gỗ sang thị trường Australia

80% các nhà kinh tế coi “lạm phát kèm suy thoái” là rủi ro dài hạn của Mỹ

Việt Nam - UAE: Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường của nhau

Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho thuỷ sản Việt Nam "bám rễ" tại thị trường Bắc Âu

Các nước ASEAN tăng cường hợp tác nội khối về năng lượng xanh

Bình Dương được vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh tiêu biểu thế giới lần thứ 2 liên tiếp

Tương lai nào cho Tổ chức Thương mại thế giới?

Nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mozambique

Luồng sinh khí mới cho Tổ chức Thương mại thế giới sau 27 năm tồn tại

Việt Nam - Campuchia: Nhiều kết quả hợp tác tích cực

Toàn bộ 100 container hạt điều của Việt Nam bị lừa tại Italia đã được trả lại

Tầm vóc của Hiệp định RCEP với 5 tính năng quan trọng

Gọi tên cơn bão trên thị trường dầu thô toàn cầu

Vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh thế giới năm 2022 tại Bình Dương

Vai trò của EU ở Đông Nam Á: Góc nhìn từ ASEAN

Tác động thương mại của Hiệp định RCEP: Những thay đổi tích cực

ASEAN tổ chức đối thoại chính sách đánh giá nền kinh tế tuần hoàn khu vực

Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ: Hợp tác chân thành, hài hòa các lợi ích

Họp Chủ tịch Ủy ban liên hợp biên giới Việt Nam và Campuchia
