Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới

Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới, nhưng tỷ trọng nhập khẩu chè Việt Nam từ những thị trường chính trên toàn cầu vẫn còn rất thấp.
Xuất khẩu chè, cách nào gia tăng miếng bánh thị phần? Pakistan - thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam

7 tháng, xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ước tính, xuất khẩu chè trong tháng 7/2024 đạt 16 nghìn tấn, trị giá 29 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 6,8% về trị giá so với tháng 6/2024; tăng 52,8% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với tháng 7/2023. Giá bình quân chè xuất khẩu trong tháng 7/2024 ước đạt 1.796,3 USD/ tấn, giảm 6,7% so với tháng 6/2024, nhưng tăng 2,2% so với tháng 7/2023.

xuất khẩu chè
Việt Nam đang là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới, nhưng tỷ trọng nhập khẩu chè từ các thị trường chính trên toàn cầu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp.

7 tháng năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 78 nghìn tấn, trị giá 135 triệu USD, tăng 32,7% về lượng và tăng 34,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu đạt 1.727,7 USD/tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong quý II/2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 35,4 nghìn tấn, trị giá 62,7 triệu USD, tăng 31,1% về lượng và tăng 35,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu trong quý II/2024 đạt 1.772,4 nghìn USD/tấn, tăng 3,2% so với quý II/2023.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè đạt 62 nghìn tấn, trị giá 106 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu đạt 1.710,0 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong quý II/2024, xuất khẩu chè có xu hướng tăng mạnh nhờ nhu cầu tại nhiều thị trường đang có dấu hiệu phục hồi. Trong đó, chủng loại chè xanh xuất khẩu chiếm ưu thế với 61,6% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là chủng loại chè đen, chè ô long và chè ướp hoa.

Cụ thể, xuất khẩu chè xanh trong quý II/2024 đạt 19,9 nghìn tấn, trị giá 38,6 triệu USD, tăng 64,4% về lượng và tăng 61,8% về trị giá so với quý II/2023. Chè xanh xuất khẩu chủ yếu tới khu vực châu Á, chiếm 97,8% về lượng và chiếm 97,7% về trị giá trong quý II/2023. Chỉ một lượng nhỏ chè xanh được xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chủng loại chè xanh xuất khẩu đạt 32,4 nghìn tấn, trị giá 62,1 triệu USD, tăng 56,3% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp theo là chủng loại chè đen xuất khẩu trong quý II/2024 đạt 13,7 nghìn tấn, trị giá 17,3 triệu USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Chè đen xuất khẩu chủ yếu sang khu vực châu Á, chiếm 71,3% về lượng và chiếm 68,3% về trị giá so với quý II/2023; tiếp theo là xuất khẩu tới khu vực châu Âu chiếm 14,5% về lượng và chiếm 17,2% về trị giá; châu Mỹ chiếm 13,4% về lượng và chiếm 13,7% về tri giá; còn lại tỷ trọng nhỏ là khu vực châu Đại Dương và châu Phi. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chè đen xuất khẩu đạt 26 nghìn tấn, trị giá 33,4 triệu USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 11,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam - thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 thế giới

EU là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan thống kê châu Âu, trong 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chè của thị trường EU đạt 401 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2023, trị giá nhập khẩu chè của EU từ Việt Nam chỉ chiếm 0,19% tổng trị giá nhập khẩu.

Như vậy, dư địa thị trường vẫn còn rất lớn và có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần đối với ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên, EU đang ngày càng đặt ra nhiều quy định hơn về kinh tế xanh, sạch, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải cập nhật thông tin để đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này.

5 thị trường chính nhập khẩu chè trên thế giới và tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam

5 thị trường chính nhập khẩu chè trên thế giới và tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam (Nguồn: Eurostat, Hiệp hội chè Pakistan, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, ITC; Cơ quan thống kê Hồng Kông)
Nguồn: Eurostat, Hiệp hội Chè Pakistan, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, ITC; Cơ quan thống kê Hồng Kông (Trubg Quốc)

Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ 2 toàn cầu. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chè Pakistan, trong 6 tháng năm 2024, nhập khẩu chè vào nước này đạt 272 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng nhập khẩu chè cho thấy sự phổ biến của loại đồ uống này đối với người tiêu dùng tại Pakistan, bất chấp áp lực về kinh tế. Chè vẫn là mặt hàng được tiêu thụ chính trong các hộ gia đình ở Pakistan và là loại đồ uống ăn sâu vào nền văn hóa và xã hội của đất nước này.

Tuy nhiên, tỷ trọng nhập khẩu chè của Pakistan từ Việt Nam vẫn còn thấp và đang có xu hướng giảm. Do nhiều rào cản, đặc biệt là thiếu thông tin thị trường, nên doanh nghiệp chè Việt Nam khó tiếp cận và khó có những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan.

Đáng chú ý, trong số các thị trường nhập khẩu chè hàng đầu thế giới, nhập khẩu chè của thị trường Hoa Kỳ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao trong 5 tháng đầu năm 2024. Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, trong 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chè của Hoa Kỳ đạt 222 triệu USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, Hoa Kỳ tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam, tuy nhiên, thị phần chè của Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp và vẫn còn nhiều cơ hội để mở rộng thị phần tại thị trường này.

Thu nhập của người dân Hoa Kỳ đang tăng lên, tiêu dùng tăng dần sẽ thúc đẩy hoạt động mua hàng của các nhà nhập khẩu tăng mạnh trở lại. Tuy Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chè lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, có tiêu chuẩn cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác tốt hơn các thị trường lớn, giàu tiềm năng như Hoa Kỳ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè cần đầu tư chế biến, đặc biệt là quan tâm sát sao đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu chè của Anh đạt 114 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tại Anh, chè là thức uống chính, với một bộ phận đáng kể người tiêu dùng ở mọi mức thu nhập đều uống chè hàng ngày. Vì vậy, Anh cũng là thị trường rất tiềm năng để chè của Việt Nam có cơ hội mở rộng, khi tỷ trọng mới chỉ chiếm 0,2% tổng trị giá nhập khẩu chè của Anh trong 4 tháng đầu năm 2024.

Đứng vị trí thứ 5 trong số các thị trường nhập khẩu chè lớn trên thế giới là thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), nhưng nhu cầu nhập khẩu chè của thị trường này đang có xu hướng giảm mạnh. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê Hồng Kông (Trung Quốc), nhập khẩu chè của thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 56 triệu USD, giảm 33,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Do nhu cầu thị trường giảm mạnh nên tỷ trọng nhập khẩu chè của thị trường Hồng Kông (Trung Quốc) từ Việt Nam cũng giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2024, chỉ chiếm 0,01% tổng trị giá nhập khẩu, từ mức 0,15% trong cùng kỳ năm 2023.

Nhu cầu nhập khẩu chè tại các thị trường lớn trên thế giới đang có xu hướng phục hồi, đây là tín hiệu tích cực để ngành chè Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu chè trong thời gian tới.

Mặc dù là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 8 về trị giá trên thị trường thế giới (theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế - ITC), nhưng tỷ trọng nhập khẩu chè từ các thị trường chính trên toàn cầu từ Việt Nam vẫn còn rất thấp. Vì vậy, cơ hội để mở rộng thị phần chè là rất khả quan.

Tuy nhiên, để mở rộng thị phần chè trên thị trường thế giới, ngành chè Việt Nam cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm; Đẩy mạnh sản xuất chè cao cấp, chè hữu cơ, chè an toàn, chú trọng vào quy trình chế biến và đóng gói hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Cùng với đó, cần tăng cường quảng bá thương hiệu chè Việt Nam ra thị trường quốc tế, tham gia các hội chợ, triển lãm chè uy tín để giới thiệu sản phẩm và kết nối với đối tác tiềm năng.

Theo nghiên cứu từ Research and Markets cho thấy, thị trường chè toàn cầu đạt 24,3 tỷ USD trong năm 2016, dự kiến sẽ đạt 37,5 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng của ngành chè ngày càng cao do lối sống thay đổi và tăng nhận thức của người tiêu dùng về việc uống chè có lợi cho sức khỏe. Chè cao cấp uống tại nhà, chè có lợi cho sức khoẻ, chè pha lạnh… được dự báo sẽ là những dòng sản phẩm dẫn dắt thị trường trong giai đoạn tới.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.

Tin cùng chuyên mục

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, ngành da giày về đích, đạt trên 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2023. Nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất.
11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao so với nhiều nước khu vực ASEAN và châu Á.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động