Thương mại điện tử mở 'cánh cửa' mới cho loại nước chấm 'quốc hồn quốc tuý'

Sàn thương mại điện tử được xem là đòn bẩy quan trọng giúp sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Long An phát triển, tiếp cận với thị trường nhanh chóng.
Chả cá mối Tam Tiến (Quảng Nam) ‘lên sàn’ với khát vọng xuất ngoại Trà gừng hòa tan Cô Một - trà ngon xứ Quảng Nước măng tây Gò Nổi – Món lạ từ vùng đất cát pha

Từ mắm tôm truyền thống đến sản phẩm OCOP 3 sao

Nước mắm là một trong những gia vị đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Nước mắm nói chung và mắm tôm nói riêng được ví như "quốc hồn quốc túy" của cha ông ta, là "hộ chiếu ẩm thực" của người Việt trên thế giới.

Tiếp nối truyền thống của gia đình, chị Nguyễn Thị Hồng Thêm - chủ cơ sở Mắm tôm Hải Đăng (xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) đã dành tâm huyết phát triển nghề làm mắm tôm gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Từ những con ruốc biển trộn với muối hạt tinh khiết, ủ lên men tự nhiên trong thùng gỗ theo phương pháp nén gài truyền thống, cơ sở của chị Thêm đã mang những tinh túy nhất từ biển quê hương đến với người tiêu dùng khắp mọi miền đất nước.

Theo chị Thêm, điều quyết định của một mẻ mắm tôm chất lượng chính là ở khâu chọn nguyên liệu. Những mẻ ruốc tươi nhất, dày thịt, vỏ mỏng, sau khi được ngư dân vớt lên từ biển sẽ được nhặt sạch tạp chất, để ráo nước rồi tiến hành ủ muối ngay khi lên bờ để đảm bảo cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

Thương mại điện tử mở 'cánh cửa' mới cho loại nước chấm 'quốc hồn quốc tuý'
Sản phẩm mắm tôm của gia đình chị Thêm đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao - Ảnh: Minh Đức

Mắm tôm được chế biến theo quy trình truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại. Quá trình lên men diễn ra tự nhiên trong các thùng gỗ lớn, giúp tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng. Mỗi công đoạn, từ làm sạch, phơi khô, ủ men đến đóng gói đều được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận dưới sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ sở nước mắm còn đầu tư cải tiến mẫu mã, nhãn mác để sản phẩm thu hút người tiêu dùng hơn, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2021, sản phẩm mắm tôm Hải Đăng của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thêm đã đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu tiểu cấp tỉnh và được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp huyện, luôn có mặt trong các cuộc trưng bày, triển lãm sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Lối đi mới để nâng tầm thương hiệu

Đến nay, từ một hộ sản xuất nhỏ lẻ, gia đình chị Thêm đã từng bước mở rộng quy mô, thị trường tiêu thụ. Trung bình mỗi năm, cơ sở cung ứng hơn 600 tấn mắm tôm, cho doanh thu hàng tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, cơ sở của chị còn tạo việc làm cho một số lao động địa phương.

Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của mua sắm trực tuyến đồng thời thương mại điện tử, cơ sở của chị Thêm cũng không đứng ngoài xu thế. Cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, bên cạnh kênh bán hàng trực tiếp, tham gia các hoạt động hội chợ, hội thảo, sự kiện thương mại... chị Thêm đã phát triển thêm kênh bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước nhằm tăng tiếp cận khách hàng.

"Song song với việc duy trì các kênh bán hàng truyền thống, chúng tôi đang đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, giao dịch hàng hóa trên các sàn thương mại", chị Thêm nói và cho biết, thông qua các sàn thương mại điện tử nói chung và Sàn Việt (sanviet.vn) nói riêng, sản phẩm mắm tôm Hải Đăng đã đến gần hơn với người tiêu dùng; đồng thời, giúp cơ sở giảm bớt chi phí cho các khâu trung gian trong tiêu thụ sản phẩm.

Thương mại điện tử mở 'cánh cửa' mới cho loại nước chấm 'quốc hồn quốc tuý'
Sàn Việt (sanviet.vn) giúp nhiều sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng - Ảnh chụp màn hình

Có thể nói, các sàn thương mại điện tử đã và đang góp phần tăng khả năng kết nối, tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân trên địa bàn tỉnh Long An. Thông qua các sàn thương mại điện tử, các sản phẩm OCOP của tỉnh đã đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Huỳnh Văn Quang Hùng - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, sàn thương mại điện tử chính là giải pháp để nông sản địa phương có thể đến gần và nhanh hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước, các ngành chức năng tỉnh Long An nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tận dụng ưu thế này.

Hiện tại, Sở Công Thương đang hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trang web https://txng.longan.gov.vn/ để người dùng có thể truy xuất nguồn gốc và phản ảnh, đánh giá các sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của tỉnh. Đưa việc tiêu thụ hàng hóa minh bạch từ khâu sản xuất đến lúc sử dụng.

Ông Hùng cho hay trang web trên cùng với việc thành lập ban quản trị sàn thương mại điện tử tỉnh Long An (http://longantrade.com/) kết nối với sàn thương mại điện tử của Bộ Công Thương (https://sanviet.vn/) đã hình thành nên bộ mặt sôi động mới của hoạt động thương mại.

Theo ông Hùng, thời gian tới, Sở tiếp tục hỗ trợ các chủ thể sản xuất, kinh doanh đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử; tiếp tục phối hợp các sở, ngành có liên quan triển khai, thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử Long An giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; đẩy mạnh hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, truy xuất nguồn gốc điện tử;...

An An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử